Những sai lầm phổ biến mà sinh viên mới khởi nghiệp thường mắc phải

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - PGS.TS Trương Ngọc Kiểm, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp (Đại học Quốc gia Hà Nội), Phó Chủ tịch Mạng lưới Đổi mới sáng tạo & Khởi nghiệp Đại học và Cao đẳng Việt Nam (VNEI) tiếp tục trao đổi với phóng viên Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong về câu chuyện khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đặc biệt là kỹ năng khởi nghiệp trong sinh viên.

Ông có thể chia sẻ về những khó khăn thường gặp nhất của các start-up và cách vượt qua chúng?

PGS.TS Trương Ngọc Kiểm: Đối với các start-up trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau thì đều có những khó khăn khác nhau, kinh nghiệm để giải quyết và vượt qua cũng rất phong phú. Trong giai đoạn sớm, các start-up thường gặp khó khăn về việc thiếu kiến thức và kinh nghiệm, kiểm định tính thị trường của ý tưởng, hoàn thiện và phát triển sản phẩm, thủ tục pháp lý, áp lực về thời gian và vấn đề ra quyết định. Trong giai đoạn thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp thì các start-up lại khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư, nguồn nhân sự có chất lượng, xây dựng cấu trúc doanh nghiệp, quản trị và điều hành doanh nghiệp...

Để vượt qua các khó khăn này, mỗi start-up sẽ có những cách giải quyết khác nhau phù hợp với tình hình thực tế và chiến lược phát triển. Ví dụ như để giải quyết khó khăn về nguồn vốn, đa số start-up sẽ chọn cách tìm kiếm, tiếp cận nhà đầu tư tiềm năng, xây dựng kế hoạch kinh doanh hấp dẫn và có tính thuyết phục cao rồi kêu gọi họ tài trợ hoặc đầu tư cho dự án của mình trong khi một số khác lại chọn cách gọi vốn cộng đồng thông qua nền tảng trực tuyến hoặc đăng ký nhận hỗ trợ của các Quỹ... Để thu hút và giữ chân các nhân sự tốt, các start-up cần tạo ra một môi trường làm việc hấp dẫn, sáng tạo, năng động, cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích sự phát triển cá nhân sẽ hấp dẫn nhân viên và giúp tạo ra những ý tưởng mới và đột phá cho start-up. Đối với các khó khăn trong việc điều hành và quản lý doanh nghiệp, mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm thì các start-up cần tăng cường hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu cũng như tham gia các mạng lưới khởi nghiệp để có thể được hỗ trợ về mặt chuyên môn, có các tư vấn cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp cũng như có được lực lượng nhân sự trẻ năng động, nhiệt huyết, giầu sáng tạo bổ sung cho sự thiếu hụt nhân sự...

Những sai lầm phổ biến mà sinh viên mới khởi nghiệp thường mắc phải là gì, và làm thế nào để tránh được những sai lầm này, thưa ông?

PGS.TS Trương Ngọc Kiểm: Khởi nghiệp là một hành trình gian nan nhưng nhiều trải nghiệm thú vị, trên hành trình đó, sai lầm là điều không thể tránh khỏi, không ai thành công mà không mắc sai lầm, nhưng điều quan trọng là họ biết cách giải quyết sai lầm và học hỏi để trưởng thành sau mỗi lần vấp ngã đó.

Những sai lầm phổ biến mà sinh viên mới khởi nghiệp thường mắc phải ảnh 1

PGS. TS Trương Ngọc Kiểm cho biết, sai lầm thường mắc phải của sinh viên trong hành trình khởi nghiệp chính là việc khởi nghiệp theo phong trào.

Đối với các bạn sinh viên hiện nay, các bạn thuộc gen Z là những người trẻ, năng động, tự tin, nhanh chóng tiếp cận và làm chủ thông tin, nhiều năng lượng và sáng tạo nhưng khi khởi nghiệp có một số sai lầm dễ mắc phải nhất đó là khởi nghiệp theo phong trào khi chưa nghiên cứu kỹ thị trường, chưa xác định rõ khách hàng mục tiêu, không xây dựng được sự khác biệt mang tính lợi thế cho sản phẩm/dự án khởi nghiệp và cuối cùng là không lường trước các rủi ro phát sinh nên không có kịch bản ứng phó.

Không ai có thể kiểm soát được mọi việc sẽ xảy đến với mình nhưng có thể kiểm soát được cách mà mình phản ứng với việc đó. Cách phản ứng mới là yếu tố quyết định thành công của một cá nhân. Khi bắt tay vào khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp thì sẽ có thêm các khó khăn khác và trong quá trình điều hành cũng sẽ có thể có thêm các sai lầm khác nhưng điều quan trọng nhất là phải bình tĩnh đối diện với các khó khăn, thẳng thắn nhìn nhận các sai lầm, nghiêm túc suy nghĩ để tìm ra các giải pháp khắc phục, hạn chế thấp nhất các thiệt hại và học hỏi từ các sai lầm, thất bại để rồi đứng lên, trưởng thành và tiếp tục phát triển sau nhưng sai lầm đó.

Để khắc phục các sai lầm này thì có nhiều cách ví dụ như các bạn sinh viên cần phải nghiêm túc suy nghĩ về khởi nghiệp, khảo sát trực tiếp hoặc trực tuyến để nghiên cứu về tiềm năng và dung lượng thị trường, gặp gỡ và tương tác với các đối tượng khác hàng mục tiêu, tham gia các vườn ươm và trải nghiệm trong các hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tìm kếm và kết nối các chuyên gia/ các doanh nhân để xin ý kiến của những người có kinh nghiệm giúp tích luỹ, trau dồi kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của những người đi trược, học hỏi từ thành công và thất bại của chính họ làm bài học cho bản thân...

Hiện nay, Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ khởi nghiệp - ĐHQGHN đang cung cấp những chương trình nào để hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp? Sinh viên các trường ngoài ĐHQGHN muốn khởi nghiệp có cơ hội nhận được hỗ trợ từ Trung tâm không, thưa ông?

PGS.TS Trương Ngọc Kiểm: Là đơn vị đầu mối trực thuộc ĐHQGHN có sứ mạng ươm tạo và phát triển các dự án khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp, ĐHQGHN đã triển khai đồng bộ nhiều chương trình để hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp.

Đầu tiên là các chương trình truyền thông, hội nghị, hội thảo, toạ đàm để nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực cho các bạn sinh viên về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với nội dung và hình thức phong phú để các bạn “hiểu đúng”, “hiểu đủ” về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có như thế các bạn mới “hành động đúng”, “hành động trúng” để khởi nghiệp phải là thực chất, là dấn thân chứ không phải là phong trào, là “trend”.

Những sai lầm phổ biến mà sinh viên mới khởi nghiệp thường mắc phải ảnh 2

PGS.TS Trương Ngọc Kiểm cho biết Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ khởi nghiệp - ĐHQGHN luôn sẵn sàng mở cửa chào đón tất cả các bạn sinh viên có mong muốn khởi nghiệp.

Thứ hai, Trung tâm đã tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn để cung cấp kiến thức, kỹ năng cần thiết về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo dành cho sinh viên. Thông qua các chương trình đào tạo, nhiều ý tưởng, dự án khởi nghiệp đã được hình thành. Bên cạnh đó, các chương trình bữa sáng doanh nhân, chương trình cafe bussiness start-up, kết nối doanh nghiệp (CEO Talk), chương trình “giờ doanh nhân” với sự tham gia của các Alumni doanh nhân ĐHQGHN... được tổ chức định kỳ nhằm giúp các bạn sinh viên có cơ hội được giao lưu, học hỏi, mở rộng mạng lưới từ những người đi trước, những người cùng chí hướng đồng thời có cơ hội tiếp cận các nhà đầu tư, các cố vấn/ huấn luyện viên khởi nghiệp.

Các ý tưởng, sản phẩm khởi nghiệp của sinh viên sẽ được Trung tâm tạo cơ hội tham gia cọ sát ở các cuộc thi khởi nghiệp trong và ngoài nước để có cơ hội tiếp cận các chuyên gia, doanh nhân thành đạt, các nhà đầu tư để từ đó hoàn thiện ý tưởng, mô hình kinh doanh. Vườn ươm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ĐHQGHN đã được thành lập hoạt động theo mô hình doanh nghiệp khởi nghiệp và hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong ĐHQGHN cũng đã tương đối hoàn thiện. Đây thực sự là nơi ươm tạo các dự án khởi nghiệp, phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp như tài chính, pháp lý, văn phòng, nhân sự, chuyên gia, ...

ĐHQGHN với lợi thế là trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực và tiềm lực khoa học công nghệ hàng đầu đất nước nên chúng tôi xác định tinh thần ĐHQGHN có trách nhiệm quốc gia và phương châm start-up sinh ra và trưởng thành ở đâu cũng là tốt cho đất nước, giải quyết các vấn đề thực tiễn nên chúng tôi luôn xác định luôn mở cửa chào đón tất cả các bạn sinh viên có mong muốn khởi nghiệp ở trong và ngoài ĐHQGHN cũng như ở nước ngoài. Chúng tôi luôn mong muốn hỗ trợ tối đa và hiệu quả nhất cho các bạn khởi nghiệp để đóng góp cho sự phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

Theo ông, sinh viên nên làm thế nào để cân bằng giữa việc học tập trên trường và phát triển các dự án khởi nghiệp cá nhân?

PGS.TS Trương Ngọc Kiểm: Nhiều bạn trẻ hay chia sẻ câu chuyện Bill Gates và Mark Zuckerberg bỏ học để khởi nghiệp và trở thành những tỷ phú hàng đầu thế giới nhưng họ quên mất là trước khi bỏ học cả hai đều đã theo học tại đại học Harvard, đại học hàng đầu thế giới, họ đã học đủ số môn mình cần, họ chỉ không có bằng mà thôi nên đừng bao giờ nghĩ rằng bỏ học tại một trường bình thường và với kiến thức ít ỏi có thể giúp bạn thành công trên thương trường hay chinh phục đỉnh cao trên chặng đường khởi nghiệp.

Chính vì thế, việc cân bằng giữa học tập trên giảng đường và phát triển các dự án khởi nghiệp cá nhân có ý nghĩa quan trọng. Việc sắp xếp thời gian hợp lý sẽ giúp sinh viên không bị trễ deadline cũng như bỏ qua các công việc quan trọng, không được để “nước đến chân mới nhảy” sẽ gây áp lực về thời gian cũng như ảnh hưởng đến chất lượng công việc đồng thời cần phải bố trí thời gian nghỉ ngơi, thư giãn (đọc sách, đi chơi, tham gia hoạt động tập thể...) tránh để stress và ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Các bạn có thể áp dụng phương pháp ma trận 2x2 của Eisenhower để quản lý thời gian và sắp xếp thứ tự ưu tiên công việc hiệu quả dựa trên mức độ quan trọng, khẩn cấp của các công việc. Phương pháp này sẽ giúp cải thiện hiệu suất làm việc, xây dựng lối sống kế hoạch hoá, ưu tiên các công việc quan trọng, tránh được các áp lực và giảm stress, đảm bảo cân bằng cuộc sống để bạn có thể làm được nhiều việc một lúc đồng thời vẫn có thời gian dành cho bản thân, gia đình và thư giãn.

Ông có lời khuyên nào cho những sinh viên đang có ý định khởi nghiệp?

PGS.TS Trương Ngọc Kiểm: Triệu phú người Singapore Adam Khoo từng chia sẻ: “Thành công không phải là một yếu tố bẩm sinh mà là kết quả của một quá trình nỗ lực”. Do đó các bạn sinh viên phải xác định ngay từ đầu là bước vào khởi nghiệp sẽ gặp khó khăn, vất vả và chỉ có đủ đam mê, khát vọng mới giúp bạn vượt qua được những khó khăn đó. Theo tôi, có 3 điều mà các bạn sinh viên đang có ý định khởi nghiệp cần lưu ý đó là (1) xác định mục tiêu rõ ràng để từ đó phác thảo con đường, nhận biết cơ hội và tìm kiếm các nguồn lực tạo lập sự nghiệp; (2) Niềm tin mãnh liệt vào khả năng của bản thân và khát khao thành công chính là động lực thôi thúc cá nhân kiên trì, không bỏ cuộc, dám ước mơ và theo đuổi ước mơ trong bất kỳ hoàn cảnh nào; (3) cuối cùng là phải có chiến lược phù hợp và nếu có thất bại thì đừng đổ lỗi cho yếu tố khách quan hay chỉ trích yếu kém của bản thân mà đối diện sự thật để xây dựng chiến lược mới tốt hơn.

Tôi mong rằng càng ngày càng có nhiều sinh viên dám mạnh dạn khởi nghiệp và khởi nghiệp thành công, có như thế chúng ta mới bứt phá mạnh mẽ đạt được mục tiêu đến năm 2045 nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập nước thì Việt Nam thuộc nhóm nước phát triển, người dân có thu nhập cao.

Trân trọng cảm ơn ông!

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Điều quan trọng nhất một sinh viên cần chuẩn bị để bắt đầu hành trình khởi nghiệp

Điều quan trọng nhất một sinh viên cần chuẩn bị để bắt đầu hành trình khởi nghiệp

SVVN - Mở đầu cho loạt bài viết chào đón các tân sinh viên năm học 2024-2025, Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, Báo Tiền Phong mời bạn gặp gỡ PGS.TS Trương Ngọc Kiểm, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp (Đại học Quốc gia Hà Nội), Phó Chủ tịch Mạng lưới Đổi mới sáng tạo & Khởi nghiệp Đại học và Cao đẳng Việt Nam (VNEI).
Tiến sĩ Lưu Trần Toàn: Nghiên cứu khoa học là một quá trình dài hơi và đòi hỏi sự kiên nhẫn

Tiến sĩ Lưu Trần Toàn: Nghiên cứu khoa học là một quá trình dài hơi và đòi hỏi sự kiên nhẫn

SVVN - Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong trò chuyện với tiến sĩ Lưu Trần Toàn về các kỹ năng nghiên cứu khoa học cho tân sinh viên. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của kỹ năng đọc hiểu, tư duy phản biện và quản lý thời gian, đồng thời chia sẻ cách lựa chọn tài liệu và phương pháp nghiên cứu hiệu quả. 
Nữ tiến sĩ Việt nhận Huân chương Cành cọ hàn lâm của Chính phủ Pháp

Nữ tiến sĩ Việt nhận Huân chương Cành cọ hàn lâm của Chính phủ Pháp

SVVN - 'Huân chương Cành cọ Hàn lâm Pháp là vinh dự to lớn của một người sống đời bình thường, làm công việc bình thường là giảng dạy và nghiên cứu khoa học, đó là chia sẻ đầy xúc động của TS Phan Thị San Hà - nguyên Trưởng phòng Khoa học Công nghệ và Quan hệ Quốc tế trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM), nguyên Giám đốc Trung tâm Châu Á nghiên cứu về Nước (CARE) khi được trao tặng Huân chương Cành cọ Hàn lâm (Palmes académiques) của Chính phủ Pháp.
Trường THCS Giảng Võ chính thức trở thành thành viên của mạng lưới chương trình dạy tiếng Pháp đạt chuẩn quốc tế

Trường THCS Giảng Võ chính thức trở thành thành viên của mạng lưới chương trình dạy tiếng Pháp đạt chuẩn quốc tế

Ngày 18/9, trường THCS Giảng Võ tổ chức lễ gắn biển ‘Trường có chương trình dạy tiếng Pháp đạt chuẩn quốc tế’ (LabelFranceducation) do Cơ quan phụ trách Giáo dục của Pháp tại nước ngoài (AEFE) cấp cho các trường song ngữ có chất lượng giảng dạy tiếng Pháp đạt chuẩn quốc tế trên thế giới.
Hỗ trợ sinh viên Sư phạm bị thiệt hại sau cơn bão số 3

Hỗ trợ sinh viên Sư phạm bị thiệt hại sau cơn bão số 3

SVVN - Để tiếp tục hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ sớm ổn định việc học tập, Bộ GD - ĐT đề nghị các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng Sư phạm quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện việc miễn, giảm học phí phù hợp với hoàn cảnh của từng sinh viên.
Trường THPT Chuyên KHXH&NV: Thầy và trò góp gần 100 triệu gửi sinh viên 'nhân văn' gặp khó khăn, thiệt hại do bão lũ

Trường THPT Chuyên KHXH&NV: Thầy và trò góp gần 100 triệu gửi sinh viên 'nhân văn' gặp khó khăn, thiệt hại do bão lũ

SVVN - Sáng 16/9, Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức phát động ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Sau 2 tiếng phát động, gần 100 triệu đồng được quyên góp, số tiền này sẽ được gửi đến chính những sinh viên của Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQGHN đang gặp khó khăn, gia đình thiệt hại do bão lũ. 
Mở màn chuỗi chương trình tọa đàm hướng nghiệp 'Trường học hay Trường đời': Tân sinh viên trước ngưỡng cửa tự lập

Mở màn chuỗi chương trình tọa đàm hướng nghiệp 'Trường học hay Trường đời': Tân sinh viên trước ngưỡng cửa tự lập

SVVN - Báo Tiền Phong phối hợp cùng Học viện Tài chính và Hệ thống Đào tạo Thiết kế, Kỹ xảo 3D & Game - Arena Multimedia tổ chức chương trình “Tân sinh viên trước ngưỡng cửa tự lập”, mở màn chuỗi 15 chương trình toạ đàm hướng nghiệp “Trường học hay Trường đời” sẽ được tổ chức tại nhiều trường đại học, học viện trong thời gian tới.