Những thí sinh nào không được tham dự kỳ thi đánh giá năng lực?

0:00 / 0:00
0:00
Những thí sinh nào không được tham dự kỳ thi đánh giá năng lực?
SVVN - Ngày mai 28/3, ĐHQG TP. HCM sẽ tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1. Gần 74.000 thí sinh đăng ký sẽ dự thi vào đợt này. Tuy nhiên, ĐHQG TP. HCM sẽ từ chối cho thí sinh thuộc 5 trường hợp dưới đây vào phòng thi.

Cụ thể, 5 trường hợp đó bao gồm: Thí sinh thuộc diện F0, F1, F2; Thí sinh đang sống hoặc đã đến vùng dịch trong vòng 14 ngày; Thí sinh đến từ các địa phương đang áp dụng giãn cách xã hội; Thí sinh từ các tỉnh, thành phố đi đến TP. HCM, TP. Nha Trang, Khánh Hòa, TP. Đà Nẵng, TP. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Bạc Liêu, Tỉnh Bến Tre, Tỉnh An Giang thuộc nhóm đối tượng cần được giám sát y tế mà chưa đáp ứng được các điều kiện cách ly/giám sát y tế/theo dõi sức khỏe tại nhà theo thông báo của cơ quan y tế các địa phương có tổ chức thi; Thí sinh đang bị sốt, ho, khó thở hoặc các triệu chứng khác liên quan đến COVID-19.

ĐHQG TP. HCM cũng lưu ý, trong buổi thi, thí sinh chủ động báo với nhân sự làm công tác thi tại điểm thi nếu có những biểu hiện sốt, ho, khó thở.

Những thí sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở hoặc các triệu chứng khác liên quan đến COVID-19 trong thời gian thi sẽ không tiếp tục làm bài và được cán bộ y tế đưa đến khu vực riêng để theo dõi. Trong trường hợp cần thiết, cán bộ y tế sẽ phối hợp với cơ quan y tế địa phương để xử lý theo hướng dẫn của ngành y tế.

Ngoài ra, ĐHQG TP. HCM yêu cầu tất cả thí sinh phải thực hiện khai báo y tế trực tuyến trong vòng 48 tiếng trước giờ thi.

Nếu thí sinh đang sinh sống tại cùng tỉnh, thành phố mà thí sinh dự thi và không di chuyển đến tỉnh, thành phố khác trong vòng 14 ngày thì thí sinh khai báo tại mục “Khai báo toàn dân”. Đối với thí sinh di chuyển từ tỉnh, thành phố khác đến địa điểm thi hoặc có di chuyển đến tỉnh, thành phố khác trong vòng 14 ngày, thí sinh cần khai báo tại mục “Khai di chuyển nội địa”.

Những thí sinh nào không được tham dự kỳ thi đánh giá năng lực? ảnh 1

Những thí sinh nào không được tham dự kỳ thi đánh giá năng lực?

Sau khi khai báo xong, thí sinh phải chụp màn hình, lưu lại trên điện thoại hoặc in ra để mang theo khi đi thi. Hình chụp cần thể hiện rõ mã QR Code, mã tờ khai và họ tên thí sinh.

Thí sinh phải xuất trình hình chụp khai báo y tế tại địa điểm thi. Nếu thí sinh chưa thực hiện khai báo y tế trực tuyến thì sẽ phải khai báo y tế trực tiếp tại điểm thi trước khi vào thi.

Theo thông báo của ĐHQG TP. HCM, thí sinh nhớ kiểm tra các giấy tờ, vật dụng cần thiết trước khi đi thi. Cụ thể, thí sinh cần mang theo chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu; giấy báo dự thi; tờ khai y tế (đã in), khẩu trang y tế; bút viết, bút chì đen, compa, tẩy, thước kẻ, Atlat địa lý Việt Nam; máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản và thẻ nhớ (theo quy định trong hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ GD - ĐT); có mặt tại điểm thi đúng giờ quy định: từ 6h30 - 7h; trang phục lịch sự (khuyến khích các bạn mặc trang phục học sinh, như vậy, các chú công an, đội ngũ tình nguyện viên dễ nhận biết các bạn để hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời hơn). Lưu ý , thí sinh không được mang điện thoại vào phòng thi.

Thí sinh chỉ thi trong 1 buổi sáng với thời gian làm bài 150 phút, trả lời 120 câu trắc nghiệm về Ngôn ngữ, Toán, Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội.

Về nội dung đề thi sẽ được cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản nhằm đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng. Hiện có 65 trường đại học, cao đẳng sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển.

Theo thống kê của ĐHQG TP. HCM, tại TP. HCM có 14 cụm thi, 35 điểm thi với 50.682 thí sinh đăng ký dự thi, 1.499 phòng thi. Đây là địa phương có số thí sinh dự thi đông nhất. Tại Đà Nẵng có 1 cụm thi, 6 điểm thi với 1.125 thí sinh, 121 phòng thi. Tại Nha Trang có 2 cụm thi, 6 điểm thi với 5.198 thí sinh, 175 phòng thi.

Tại An Giang có 1 cụm thi, 2 điểm thi với 2.525 thí sinh, 98 phòng thi. Tại Bến Tre có 1 cụm thi, 6 điểm thi với 3.942 thí sinh, 151 phòng thi. Tại Bạc Liêu có 1 cụm thi, 2 điểm thi với 960 thí sinh, 46 phòng thi. Tại Buôn Ma Thuột có 1 cụm thi, 6 điểm thi với 2.362 thí sinh, 87 phòng thi.

TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng ĐHQG TP. HCM cho biết, đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực vào ĐHQG TP. HCM năm nay có 74.000 thí sinh đăng ký tham dự.

So với con số 53.000 thí sinh dự thi đợt 1 năm trước, số dự thi năm nay tăng khoảng 21.000. Năm nay, kỳ thi tổ chức thêm tại hai địa phương mới là TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), có 2.500 thí sinh và Bạc Liêu, khoảng 1.000 thí sinh. Trong số thí sinh đăng ký thi đợt 1 năm nay, TP. HCM chiếm đông nhất, với 52.000 bạn. Kế đó, TP. Nha Trang (Khánh Hòa) có 5.300 thí sinh; Đà Nẵng 4.300 thí sinh; Bến Tre khoảng 4.000 thí sinh và An Giang 2.600 thí sinh. Cũng theo ông Chính, lượng thí sinh phía Bắc đăng ký thi đánh giá năng lực vào ĐHQG TP. HCM hằng năm hầu như rất ít. Đối tượng đăng ký chủ yếu từ miền Trung trở vào.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Hoàng Minh Sơn: Công tác tuyển sinh 2024 sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định

Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Hoàng Minh Sơn: Công tác tuyển sinh 2024 sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định

SVVN - Phát biểu khai mạc Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh giai đoạn 2015 – 2023, tại TP. HCM, Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, 9 năm qua, ngành giáo dục đã có những điều chỉnh mang lại lợi ích tốt hơn cho các trường đại học và cho thí sinh. Đến nay, công tác tuyển sinh đã từng bước đi vào quy củ.