Những trường đại học nào tại TP. HCM được đầu tư phòng thí nghiệm bán dẫn?

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Theo Quyết định 1017 của Chính phủ, 18 cơ sở đào tạo đại học công lập của Việt Nam sẽ được ưu tiên xem xét đầu tư phòng thí nghiệm bán dẫn cấp cơ sở, trong đó, TP. HCM dự kiến có 3 trường đại học.

Theo đó, có ba trường tại TP. HCM được dự kiến đầu tư phòng thí nghiệm bán dẫn, là trường ĐH Công nghiệp TP. HCM, trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP. HCM và trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐHQG TP. HCM).

Mục tiêu đến năm 2050, Việt Nam phấn đấu đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn trong tất cả các công đoạn của chuỗi giá trị tại Việt Nam. Các cơ sở đào tạo, đặc biệt các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam đủ năng lực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam.

Để đạt được các mục tiêu đề ra, trong quyết định của Chính phủ cũng nêu rõ 7 nhóm nhiệm vụ và giải pháp thực hiện.

Riêng về tổ chức đào tạo, giải pháp được đưa ra là sẽ ưu tiên học bổng cho người học theo học các chương trình đào tạo tài năng, cho người học chương trình đào tạo về công nghiệp bán dẫn theo quy định của cơ sở giáo dục đại học.

Những trường đại học nào tại TP. HCM được đầu tư phòng thí nghiệm bán dẫn? ảnh 1

Nghiên cứu viên trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐHQG TP. HCM) kiểm tra kết cấu và linh kiện của siêu máy chủ AI NVIDIA DGX A100 được nhập về trường. (Ảnh: ĐH CNTT)

Với đào tạo nhân lực trình độ đại học, cần rà soát, xây dựng, ban hành và hướng dẫn thực hiện chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn; phát triển ngành, chuyên ngành đào tạo liên quan đến thiết kế vi mạch, công nghệ bán dẫn, trí tuệ nhân tạo… phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn trong hệ thống giáo dục đại học; phát triển các chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Còn với đào tạo nhân lực trình độ sau đại học, sẽ xây dựng và triển khai các chương trình trao đổi, hỗ trợ học bổng tham gia các chương trình đào tạo sau đại học trong và ngoài nước; tăng cường phối hợp giữa viện nghiên cứu, các cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp trong việc thực hiện chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1017 phê duyệt chương trình "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050".

Theo nội dung trong quyết định này, mục tiêu chung là đến năm 2030, Việt Nam đào tạo được ít nhất 50.000 nhân lực có trình độ từ đại học trở lên phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn trong tất cả các công đoạn của chuỗi giá trị trong ngành công nghiệp bán dẫn. Trong đó, đào tạo ít nhất 42.000 kỹ sư, cử nhân; có ít nhất 7.500 học viên thạc sĩ và 500 nghiên cứu sinh.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Một trường đại học tại TP. HCM dự kiến không dùng điểm học bạ trong các phương thức xét tuyển từ năm 2025

Một trường đại học tại TP. HCM dự kiến không dùng điểm học bạ trong các phương thức xét tuyển từ năm 2025

SVVN - Hội Đồng tuyển sinh trường ĐH Sư phạm TP. HCM cho biết, những năm trước, điểm học bạ được sử dụng để xét tuyển độc lập (10% chỉ tiêu) hoặc kết hợp với điểm thi đánh giá năng lực (30 - 40% chỉ tiêu). Tuy nhiên, từ năm 2025, trường dự kiến không sử dụng kết quả học bạ với cả hai phương thức.
Giải mã nghịch lý nhân lực CNTT Việt Nam: Cơ hội lớn, thách thức không nhỏ

Giải mã nghịch lý nhân lực CNTT Việt Nam: Cơ hội lớn, thách thức không nhỏ

SVVN - Hội thảo "Giải mã nghịch lý ngành Công nghệ: Đại bàng gõ cửa nhưng Nhân lực khép cửa", quy tụ nhiều chuyên gia giáo dục và công nghệ hàng đầu Việt Nam. Sự kiện lần đầu tiên nêu bật thực trạng bất cập khi Việt Nam, dù là điểm đến hấp dẫn của các "ông lớn" công nghệ như: Apple, NVIDIA, và Intel, vẫn gặp khó khăn trong việc cung cấp nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) chất lượng cao.
Cô giáo trẻ gieo chữ, ươm mầm ước mơ nơi đảo xa

Cô giáo trẻ gieo chữ, ươm mầm ước mơ nơi đảo xa

SVVN - Cô giáo trẻ Nguyễn Thị Thu Huyền đã lựa chọn hòn đảo Hoàng Châu (Cát Hải, TP. Hải Phòng) để gieo tri thức và ươm mầm ước mơ cho trẻ em xã đảo. Với lòng nhiệt huyết, cô không ngừng sáng tạo trong giảng dạy và truyền cảm hứng cho từng học trò, vượt qua khó khăn nơi đầu sóng ngọn gió.
Chuẩn bị tâm thế, cơ sở vật chất, huy động các nguồn lực cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Chuẩn bị tâm thế, cơ sở vật chất, huy động các nguồn lực cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

SVVN - Tại Hội nghị tổng kết công tác thi và thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT, giai đoạn 2020 – 2024, Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh: “Năm nay, cả xã hội quan tâm rất nhiều tới Kỳ thi tốt nghiệp THPT, vì là năm đầu thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Học sinh, giáo viên, phụ huynh, cả xã hội chờ đợi. Chúng ta đang làm việc chăm lo cho kỳ thi, cũng là nhiệm vụ nặng nề, quan trọng của ngành trong năm 2025”.
Nữ sinh Khoa học Máy tính làm rạng danh phái đẹp trong ngành công nghệ

Nữ sinh Khoa học Máy tính làm rạng danh phái đẹp trong ngành công nghệ

SVVN - Nguyễn Bảo Dung (ngành Khoa học Máy tính, trường ĐH Công nghệ, ĐHQG Hà Nội) vừa vinh dự nhận Giải thưởng Nữ sinh Khoa học Công nghệ Việt Nam. Với đam mê Toán học từ nhỏ và sự ủng hộ của gia đình, Dung đã chọn thử thách bản thân tại lớp chuyên Toán của trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên. Việc đỗ vào trường là cột mốc giúp cô can đảm rời Nghệ An, vượt 350 km ra Hà Nội sống tự lập và theo đuổi ước mơ chinh phục lĩnh vực công nghệ – nơi vẫn còn nhiều thách thức với nữ giới.