Nữ nhiếp ảnh gia ngành Virus Y học và hành trình đến với giấc mơ nghệ thuật

0:00 / 0:00
0:00
Nữ nhiếp ảnh gia ngành Virus Y học và hành trình đến với giấc mơ nghệ thuật
SVVN - “Cùng với nghề nghiên cứu, tôi phải cảm ơn cuộc đời đã cho tôi được làm nhiếp ảnh. Chụp ảnh giúp tôi giải tỏa áp lực, căng thẳng trong công việc. Mỗi bức ảnh là những câu chuyện, những cung bậc cảm xúc riêng.”

Đặng Thị Thu Thảo nữ nhiếp ảnh gia 8X, sinh ra tại một tỉnh miền núi phía Bắc, sinh sống và học tập tại Hà Nội là nghiên cứu viên tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.

Giành được học bổng danh giá của Chính phủ Nhật Bản

Với những thành tích xuất sắc, Đặng Thảo đã vượt qua nhiều thí sinh nhận được học bổng Tiến sĩ của Chính phủ Nhật Bản tại trường Đại học Kumamoto.-một trong những trường đại học thuộc Top Global University Project của Nhật Bản.

Mặc dù ở Việt Nam chị nghiên cứu về viêm não Nhật Bản, Dengue, Banna nhưng các nghiên cứu thực hiện tại Nhật chủ yếu về miễn dịch của người đối với các virus như HIV và SARS-CoV-2. Công việc nghiên cứu miễn dịch vốn là một lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn cao, nay lại tìm hiểu về một chủng virus chưa từng gặp là thử thách lớn đối với những nghiên cứu viên như chị.

Sang Nhật được 3 tháng thì COVID-19 bùng nổ nên cuộc sống của chị đã thay đổi rất nhiều. “Trước khi đi học kế hoạch của mình là ít nhất mỗi năm về thăm nhà một lần nhưng gần 2 năm rồi mình vẫn chưa được về với gia đình và chắc phải ít nhất 9 tháng đến 1 năm nữa điều đó mới thực hiện được.”

“Công việc chính của mình là nghiên cứu về đáp ứng miễn dịch của bệnh nhân HIV. Sự xuất hiện của COVID-19 khiến công việc của mình trở lên nhiều hơn với những nghiên cứu về COVID-19 song song với nghiên cứu HIV. Dịch bùng phát mọi thứ đều khó khăn hơn, trước kia phòng thí nghiệm của mình rất dễ để mua các dụng cụ, trang thiết bị thí nghiệm tuy nhiên sự bùng nổ của COVID-19 khiến các dụng cụ và trang thiết bị thí nghiệm rơi vào tình trạng khan hiếm và ảnh hưởng khá nhiều đến tiến độ thí nghiệm.”

Nữ nhiếp ảnh gia ngành Virus Y học và hành trình đến với giấc mơ nghệ thuật ảnh 1
Hoa anh đào nở dọc hai bên đường tàu tại Nhật Bản.

Bản thân Đặng Thảo khá may mắn khi có một giáo sư hướng dẫn tận tình nhưng sự khác biệt về văn hoá, những rào cản ngôn ngữ nhiều khi ảnh hưởng đến công việc và học tập của chị. Khó khăn trong công việc, học tập cùng với nỗi nhớ quê hương Việt Nam khiến chị Thảo nhiều lúc cảm thấy chán nản muốn từ bỏ. Những lúc như vậy chị lại tự động viên, tự dặn lòng là mình đã trải qua một chặng đường rất dài rồi không thể từ bỏ dễ dàng được.

Nữ nhiếp ảnh gia ngành Virus Y học và hành trình đến với giấc mơ nghệ thuật ảnh 2
Bước qua bốn mùa

Bén duyên với nhiếp ảnh từ lần chụp hình cho cơ quan.

Biết đến và làm quen với chiếc máy ảnh nhờ lần tình cờ cầm máy của cơ quan và thử chụp ảnh. Lúc đó chị Đặng Thảo cũng như bao người chỉ biết giơ máy ảnh lên ấn nút chụp. Do hiếu kì cùng với sở thích du lịch, năm 2014 chị đã mua chiếc máy ảnh Nikon D600 làm người bạn đồng hành với mình ghi lại những khoảnh khắc đẹp bản thân đã trải nghiệm. Đó là thời gian đầu nữ nhiếp ảnh gia bắt tay vào sáng tạo những bức ảnh với sự học hỏi, đầu tư một cách nghiêm túc.

Nữ nhiếp ảnh gia ngành Virus Y học và hành trình đến với giấc mơ nghệ thuật ảnh 3

Đặng Thảo và những người bạn Iran.

Nữ nhiếp ảnh gia ngành Virus Y học và hành trình đến với giấc mơ nghệ thuật ảnh 4

“Đôi mắt”

Được bạn bè và đồng nghiệp dành lời khen cho những đứa con tinh thần đầu tiên, chị Thảo càng có thêm động lực tiếp tục rong ruổi trên con đường đi tìm cái đẹp. Cầm chiếc máy ảnh trong tay, nhiếp ảnh gia Đặng Thảo có nhiều cơ hội đi đến những vùng đất mới, gặp gỡ những người bạn mới, khám phá nét đặc sắc của nhiều nền văn hóa ở các vùng miền khác nhau. Tính đến nay, chị đã đặt chân và lưu giữ những bức ảnh đẹp tại rất nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Myanmar, Singapore, Trung Quốc…

Nữ nhiếp ảnh gia ngành Virus Y học và hành trình đến với giấc mơ nghệ thuật ảnh 5

“Hôn trộm” - Bức ảnh được nhiều yêu thích của cộng đồng mạng

Nữ nhiếp ảnh gia ngành Virus Y học và hành trình đến với giấc mơ nghệ thuật ảnh 6

Đi bắt nữ thần mặt trời ở hồ Inle, Myanmar.

Nữ nhiếp ảnh gia ngành Virus Y học và hành trình đến với giấc mơ nghệ thuật ảnh 7

Hoàng hôn rực rỡ Boracay, Philippines.

Bị hút hồn bởi nhiếp ảnh phong cảnh

Sau một thời gian cầm máy chị Thảo nhận thấy mình có duyên với nhiếp ảnh phong cảnh cũng bởi vậy trong “gia tài nghệ thuật” của chị phần lớn là các tấm ảnh phong cảnh. Từ những hình ảnh “Thợ săn bằng đại bàng” trên núi Mông Cổ cho đến Iran - mảnh đất với những di tích điện đài tráng lệ giữa vùng hoang mạc mênh mông, huyền bí hay những cảnh sắc tuyệt đẹp của xứ sở hoa anh đào. Tất cả đều gây ấn tượng mạnh đối với người xem không chỉ bởi vẻ đẹp kì vĩ, nên thơ của các bức ảnh mà còn cuốn hút bởi tính cách của người chụp ảnh. Qua những tấm ảnh có thể nhận thấy phần nào lối sống mạnh mẽ, độc lập, ưa khám phá của người phụ nữ đầy bản lĩnh này.

Nữ nhiếp ảnh gia ngành Virus Y học và hành trình đến với giấc mơ nghệ thuật ảnh 8

Thợ săn bằng đại bàng trên núi Mông Cổ.

Nữ nhiếp ảnh gia ngành Virus Y học và hành trình đến với giấc mơ nghệ thuật ảnh 9
Nữ nhiếp ảnh gia ngành Virus Y học và hành trình đến với giấc mơ nghệ thuật ảnh 10

“Tôi và những con đường”

Nữ nhiếp ảnh gia ngành Virus Y học và hành trình đến với giấc mơ nghệ thuật ảnh 11

Ngoài phong cảnh chị Thảo còn chụp ảnh đời thường, những bức ảnh miêu tả cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày tại các vùng đất đã đi qua. Mỗi chuyến đi lại tiếp xúc và đúc rút được những “kinh nghiệm hè phố” nó đã tiếp thêm lòng dũng cảm để nữ nhiếp ảnh có thể đi đến những vùng xa.

Nữ nhiếp ảnh gia ngành Virus Y học và hành trình đến với giấc mơ nghệ thuật ảnh 12
“Những bước chân đầu đời của con luôn có mẹ” - Giải khuyến khích Canon Marathon.
Nữ nhiếp ảnh gia ngành Virus Y học và hành trình đến với giấc mơ nghệ thuật ảnh 13
“Chạm tay vào mùa đông” - Top 5 chủ đề động vật Agora.

Với những bộ ảnh mang đậm dấu ấn cá nhân chị Đặng Thảo chia sẻ: “Thực sự mình chụp ảnh là vì đam mê nên thường không cân, đo, đong, đếm về thời gian, tiền bạc hay công sức dành cho mỗi bức ảnh. Đối với những người chụp ảnh phong cảnh, để có một bức ảnh đẹp phải đầu tư khá nhiều. Đó là các thiết bị, máy ảnh và hệ thống ống kính thường có giá tương đối cao. Bên cạnh đó là sự đầu tư về tiền bạc cho di chuyển, thời gian và sức khoẻ. Tại sao mình lại nói đến vấn đề sức khoẻ vì thời gian chụp ảnh phong cảnh đẹp nhất thường là bình minh và hoàng hôn. Muốn có một bức ảnh bình minh đẹp nhiều khi phải thức dậy từ rất sớm và nếu bạn chụp milky way bạn sẽ phải thức cả đêm để thu được các bức ảnh xứng đáng”.

Nữ nhiếp ảnh gia ngành Virus Y học và hành trình đến với giấc mơ nghệ thuật ảnh 14
Nữ nhiếp ảnh gia ngành Virus Y học và hành trình đến với giấc mơ nghệ thuật ảnh 15
Takabochi - Nhật Bản

Công việc trên phòng thí nghiệm của Đặng Thảo khá bận và vất vả đặc biệt môi trường làm việc tại Nhật rất nghiêm túc và khắt khe, có những hôm thí nghiệm của chị kéo dài đến 12 giờ đêm. Chính vì công việc vất vả chị rất cần những đam mê như nhiếp ảnh để giải toả căng thẳng trong công việc. Nếu không bận chuẩn bị báo cáo hay xử lý số liệu chị Thảo sẽ giành thời gian cuối tuần cho cuộc sống cá nhân và nhiếp ảnh.

Nữ nhiếp ảnh gia ngành Virus Y học và hành trình đến với giấc mơ nghệ thuật ảnh 16
Nữ nhiếp ảnh gia ngành Virus Y học và hành trình đến với giấc mơ nghệ thuật ảnh 17

Nữ nhiếp ảnh gia cho rằng: “Đến với nhiếp ảnh đầu tiên phải là đam mê, sau đó là sự học hỏi không ngừng. Ngoài ra đừng chạy theo thiết bị, một bức ảnh đẹp được quyết định bằng đôi mắt của người đứng sau máy ảnh chứ không phải là thiết bị, chỉ nâng cấp thiết bị khi bạn cảm thấy nó không còn đáp ứng được nhu cầu của mình.”

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Những dấu ấn của Đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam Đại học Bách khoa lần thứ XXII

Những dấu ấn của Đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam Đại học Bách khoa lần thứ XXII

SVVN - Ngày 21/5, Đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam Đại học Bách khoa Hà Nội lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2023 - 2025 đã diễn ra với khẩu hiệu “Tuổi trẻ Đại học Bách khoa Hà Nội: bản lĩnh – tiên phong – sáng tạo – hội nhập – phát triển”. Anh Nguyễn Tuấn Hùng được đại hội hiệp thương bầu chọn là Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Đại học Bách khoa Hà Nội nhiệm kỳ mới.
'Sao trẻ' của làng chạy phong trào Nông Chang: 'Chạy cho mình như được sống lại lần hai'

'Sao trẻ' của làng chạy phong trào Nông Chang: 'Chạy cho mình như được sống lại lần hai'

SVVN - 'Bén duyên' với môn chạy bắt đầu từ năm thứ nhất đại học, với chỉ ước muốn giản đơn là có một body đẹp và có sức khỏe tốt hơn, giờ đây, Nông Chang đã trở thành cái tên 'đứng bục' ở rất nhiều giải chạy phong trào có tiếng. Tính đến nay, cô nàng đã chinh phục các thứ hạng cao của 15 giải chạy.