Nữ sinh Hà Tĩnh “sợ máu” nhưng vẫn quyết tâm theo học điều dưỡng

SVVN - Với mong muốn khoác trên mình chiếc áo blouse trắng và được trở thành điều dưỡng viên để chăm sóc các bệnh nhân, nữ sinh Phạm Thị Phượng mặc kệ nỗi “sợ máu” của mình đã quyết tâm bỏ học tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội để theo đuổi học ngành điều dưỡng trước sự bất ngờ và lo lắng của mẹ.

Phạm Thị Phượng sinh ra và lớn lên trên mảnh đất hiếu học Hà Tĩnh. Bố mất sớm, mẹ là trụ cột gia đình nuôi dạy hai chị em Phượng ăn học. Mẹ Phượng làm phụ hồ, công việc vất vả phải đội nắng, đội mưa hằng ngày. Thấy mẹ như vậy, Phượng luôn tự nhủ bản thân phải cố gắng học thật giỏi. 

Nữ sinh Hà Tĩnh “sợ máu” nhưng vẫn quyết tâm theo học điều dưỡng ảnh 1 Nữ sinh Hà Tĩnh “sợ máu” nhưng vẫn quyết tâm theo học điều dưỡng ảnh 2

Nữ sinh từ bỏ đại học Công Nghiệp để học điều dưỡng

Hồi nhỏ, ước mơ của Phượng là thi đậu vào trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội. Nhưng theo học được một năm Phương quyết tâm nghỉ học vì cảm thấy mình không phù hợp với ngành Kế Toán và đăng ký vào học trường cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội. Trong khoảnh khắc đó, Phượng luôn phân vân mình có nên theo đuổi ngành điều dưỡng hay không bởi Phượng vốn là một người “sợ máu”.

Nữ sinh ngành điều dưỡng chia sẻ tâm sự của mình:

“Ngay từ bé, tôi cũng đã rất do dự khi chọn ngành học. Tôi rất thích ngành y, thích chiếc áo blouse trắng, thích cái dáng bảnh bao của các bác sĩ và thích cả những cặp mắt nhìn ngưỡng mộ của những người xung quanh. Nhưng khi đó tôi cũng như các bạn, rất sợ máu. Và tôi đã thay đổi từ bỏ Đại Học Công Nghiệp ngành kế toán để học ngành Y vì tôi muốn khoác trên mình chiếc áo blouse trắng.  

Khi tôi quyết định nghỉ học tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội để theo học điều dưỡng mẹ đã không ủng hộ tôi. Trong suốt một tuần liền mẹ không nói chuyện với tôi, mẹ giận dỗi làm tôi rất buồn thậm chí có khi tôi định viết đơn xin quay lại học. Nhưng cứ nghĩ đến ước mơ của mình là tôi lại có thêm động lực. Để thuyết phục được mẹ cho theo học ngành điều dưỡng tôi đã phải nhờ đến ông bà để khuyên mẹ tôi. Và mọi công sức của tôi đã được đền đáp. Tôi biết mẹ là người yêu thương chị em tôi nhất, mẹ luôn muốn những điều tốt đẹp đến với con cái của mình."

Nữ sinh Hà Tĩnh “sợ máu” nhưng vẫn quyết tâm theo học điều dưỡng ảnh 3 Nữ sinh Hà Tĩnh “sợ máu” nhưng vẫn quyết tâm theo học điều dưỡng ảnh 4

Hành trình vượt qua “nỗi sợ máu” để trở thành điều dưỡng

Phượng cho biết, mẹ là người rất hiểu Phượng, vì sợ bị tổn thương và ám ảnh mỗi khi nhìn thấy máu nên mẹ Phượng luôn lo lắng cho Phượng mỗi khi đi học. 

Phượng xúc động nhớ lại:

“Mỗi lần mẹ tôi làm thịt gà thịt vịt là tôi liền sợ hãi và lẻn đi chỗ khác. Tôi sợ thấy cảnh tượng mẹ tôi cắt cổ gà đến mức có lần tôi đã khóc. Nhưng rồi vì quá thích ngành y và sự cao cả của nó, tôi đã chọn ngành điều dưỡng, cái ngành mà lúc đó tôi nghĩ là ít động chạm đến máu me, suốt ngày chỉ quanh quẩn chăm sóc bệnh nhân thôi. Thế nhưng, trong quá trình học tôi mới biết tôi sẽ phải tiếp xúc với “máu" nhiều.

Tôi nhớ ngày đầu tôi nhập học vào trường Y trên gương mặt mẹ không phải là niềm hạnh phúc khi con vào cánh cổng đại học mà là nỗi sợ hãi, lo lắng. Ở trong phòng trọ mẹ cứ chờ tôi ngủ say rồi mẹ ngồi thẫn thờ nhìn tôi cho đến khi trời sáng. Tôi biết mẹ lo cho mình nên tôi rất buồn. Ngay từ giây phút đó, tôi đã tự nhủ phải cố gắng thật nhiều hơn nữa để mẹ không phải lo lắng cho tôi.

Tôi đã vượt qua nỗi sợ máu khi tôi hiểu được giá trị của ngành tôi đang học. Ngành điều dưỡng chính là ngành cao cả, giúp một phần nhỏ bé của tôi vào việc cứu người. Nếu tôi cứ sợ máu thì những người bệnh nhân họ sẽ ra sao? Bản tính tôi là một cô gái lương thiện, có y đức, vì vậy tôi không cho phép mình sợ máu nữa. 

Nữ sinh Hà Tĩnh “sợ máu” nhưng vẫn quyết tâm theo học điều dưỡng ảnh 5 Nữ sinh Hà Tĩnh “sợ máu” nhưng vẫn quyết tâm theo học điều dưỡng ảnh 6

Chắc có lẽ trong suốt cuộc đời này, tôi sẽ không bao giờ quên được kỉ niệm khi tôi đi thực tập ở bệnh viện tâm thần. Tôi nhớ y nguyên ngày đầu tiên chúng tôi đi thực tế tại bệnh viện tâm thần. Lần đầu tiên tôi được gặp, được tiếp xúc với bệnh nhân tâm thần làm tôi rất sợ vì những bệnh nhân ở đây nhìn tôi với ánh mắt tò mò làm tôi thấy sợ hãi. Bằng những kiến thức tôi học được đã giúp tôi bình tĩnh và cố gắng trấn an bản thân. 

Nhưng điều bất ngờ đã xảy ra là hai bệnh nhân tâm thần đang giành đồ của nhau dẫn đến xô xát và chảy máu. Lúc này chỉ có tôi và 1 chị hướng dẫn của tôi có mặt ở đây. Tôi vì sợ máu nên tôi lại né tránh, tôi che mắt lại và sợ không dám nhìn. Còn chị đi cùng tôi lại là người băng bó cho bệnh nhân. Đây là lúc tôi thấy mình đáng trách vô cùng, tôi dằn vặt mình tại sao lại vô dụng như vậy, suốt buổi sáng hôm đấy tôi như người mất hồn. Tôi cảm thấy mình thật xấu xa, tôi đã tâm sự với chị hướng dẫn của mình và chị đã cho tôi có thêm động lực để vượt qua nỗi sợ của bản thân. Tôi biết, nếu không có chị ý mà tôi cứ sợ máu thì bệnh nhân kia sẽ mất nhiều máu hơn, một hành động “đáng trách" của tôi ngày hôm đó khiến tôi như được thức tỉnh, lòng lương thiện trong tôi trỗi dậy và từ đó tôi đã dặn lòng tôi không được phép sợ nữa. Chuyến đi thực tế đó đã cho tôi nhiều kĩ năng, cũng như cách xử lý tình huống khi tiếp xúc với bệnh nhân.

Nữ sinh Hà Tĩnh “sợ máu” nhưng vẫn quyết tâm theo học điều dưỡng ảnh 7 Nữ sinh Hà Tĩnh “sợ máu” nhưng vẫn quyết tâm theo học điều dưỡng ảnh 8

Càng học y, tôi càng yêu chữ “tâm" trong nghề nghiệp của mình. Thầy cô bạn bè đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình học tập. Thầy cô, bạn bè và mẹ chính là động lực khiến tôi cuốn vào các bài học, càng ngày tôi càng cảm thấy tự hào ngành Y và tôi dường như quên mất khái niệm sợ máu từ lúc nào không hay. Sau khi ra trường, tôi mong muốn mình sẽ xin được vào làm điều dưỡng tại các bệnh viện và được chăm sóc bệnh nhân. 

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Chàng diễn viên điển trai là Phó Bí thư Đoàn trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM

Chàng diễn viên điển trai là Phó Bí thư Đoàn trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM

SVVN - Là Phó bí thư Đoàn trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM, được nhận khen thưởng của Khối Bộ Văn hoá, Thể thao và Du Lịch, Đức Nguyên – sinh viên chuyên ngành Diễn viên kịch, điện ảnh – truyền hình mong muốn bên cạnh niềm đam mê nghệ thuật có thể cống hiến sức trẻ thật có ích.
Quán quân 'Trường Teen' cùng hành trình truyền tình yêu tranh biện tới giới trẻ

Quán quân 'Trường Teen' cùng hành trình truyền tình yêu tranh biện tới giới trẻ

SVVN - Nhiệt tình, cởi mở và luôn sẵn sàng chia sẻ về tình yêu đối với tranh biện, đó là những ấn tượng đầu tiên về Lê Bá Ngọc Khánh, chàng sinh viên năm 3 chuyên ngành Tài chính tiên tiến, trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Được biết đến với danh hiệu Quán quân cuộc thi tranh biện “Trường Teen” năm 2018, đến nay, Khánh đã và đang trong hành trình truyền tình yêu bộ môn này tới giới trẻ, cùng những đêm trắng “miệt mài” cùng tranh biện.
Nữ sinh trường Y đa tài, sở hữu nhan sắc ngọt ngào cuốn hút và câu chuyện bén duyên với nghề mẫu ảnh

Nữ sinh trường Y đa tài, sở hữu nhan sắc ngọt ngào cuốn hút và câu chuyện bén duyên với nghề mẫu ảnh

SVVN - Nguyễn Kiều Trang (sinh năm 2002) là sinh viên năm 3 ngành Cử nhân Dinh dưỡng, Trường Đại học Y Hà Nội. Cô nàng gen Z xinh xắn được biết đến là cô gái đảm đang, khéo léo và hiện đang là gương mặt “đắt show” cho nhiều studio trang điểm cũng như các shop thời trang.
Học Thạc sĩ từ năm 4, nữ sinh xuất sắc trường Nhân văn từng bị hiểu nhầm lêu lổng vì đam mê xe 67

Học Thạc sĩ từ năm 4, nữ sinh xuất sắc trường Nhân văn từng bị hiểu nhầm lêu lổng vì đam mê xe 67

SVVN - Huỳnh Thị Kiều Nhi (sinh năm 2001) là sinh viên năm tư, chuyên ngành Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học KHXH&NV -ĐHQG TP. Hồ Chí Minh. Trong những năm đại học, Nhi từng đạt danh hiệu Hoa Trạng Nguyên 2019, Sinh viên 5 tốt cấp Liên chi hội; Chi hội trưởng xuất sắc khoa Ngữ văn Anh. Hiện tại, cô bạn đã là giáo viên tiếng Anh ở nhiều cơ sở giáo dục. Những thành quả ở tuổi 22 kể trên chính là thành quả của một hành trình “tôi đi tìm tôi” bền bỉ trên từng chặng đường trưởng thành.
‘Mẹ trẻ Gen Z’ gốc Quảng Bình: Khởi nghiệp kinh doanh để làm thiện nguyện

‘Mẹ trẻ Gen Z’ gốc Quảng Bình: Khởi nghiệp kinh doanh để làm thiện nguyện

SVVN - Từ hồi học cấp hai, Trần Thị Thanh Bình đã bắt đầu gắn bó với các hoạt động thiện nguyện. Cô gái 20 tuổi đã tham gia dự án “Nuôi em” - nhận nuôi các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn và được mọi người ưu ái gọi bằng biệt danh “Mẹ trẻ Gen Z”. Mục đích lớn nhất của Thanh Bình khi xây dựng các mô hình kinh doanh này là để làm thiện nguyện với mong muốn phục vụ cộng đồng, đóng góp cho xã hội.
Động lực nuôi dưỡng đam mê của nữ sinh là Chủ tịch Hội Sinh viên trường kiêm Lớp trưởng

Động lực nuôi dưỡng đam mê của nữ sinh là Chủ tịch Hội Sinh viên trường kiêm Lớp trưởng

SVVN - Vũ Như Quỳnh, sinh viên Trường ĐH Thương mại, đang giữ chức vụ: Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn trường, Chủ tịch Hội Sinh viên trường, Lớp trưởng. Cô được tuyên dương là sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện với GPA toàn khóa đạt 3.78/4, điểm rèn luyện đạt 100/100. Đặc biệt, Quỳnh đạt danh hiệu Sao Tháng Giêng năm 2022; danh hiệu Sinh viên 5 tốt cấp Thành phố năm học 2021-2022,... Cô cũng là 1 trong 10 Cán bộ Hội xuất sắc và đóng góp tích cực trong phong trào sinh viên.