“Nữ tướng” của Facebook đã trở thành nhà quản lý tài ba như thế nào?

SVVN - Năm 2006, Julie Zhuo gia nhập Facebook ở vị trí thực tập sinh. Cô nhanh chóng trở thành chuyên gia thiết kế sản phẩm tại công ty khởi nghiệp này, và chỉ 3 năm sau đó, cô được cất nhắc lên vị trí quản lý khi mới 25 tuổi.  

Julie Zhuo tốt nghiệp ngành Khoa học Máy tính tại ĐH Stanford. Là nhà điều hành thiết kế sản phẩm hàng đầu tại Thung lũng Silicon, cô dẫn dắt nhiều nhóm xây dựng thành công những dịch vụ dành cho web và di động phổ biến trên thế giới, được sử dụng bởi hàng tỷ người mỗi ngày. Những bài viết về công nghệ, thiết kế và lãnh đạo của Julie Zhuo thường xuyên được đăng tải trên The New York Times và Fast Company.

Như bất cứ ai lần đầu làm sếp, Julie bị bao trùm bởi áp lực, sự mất tự tin cùng những câu hỏi choáng ngợp mỗi ngày. Julie còn nhớ trong ngày đầu tiên đến dự cuộc họp trong vai trò mới, cô đã đến trễ 5 phút, “cảm nhận những giọt mồ hôi bắt đầu lăn trên khuôn mặt mình và dòng máu nóng hổi dồn dập bên tai”. Còn trong lần đầu tiên phỏng vấn tuyển dụng nhân sự cho nhóm, tay Julie cứ run lên liên tục và cô tự hỏi: “Sẽ thế nào nếu các ứng viên nghĩ rằng những câu hỏi của tôi thật ngu ngốc?”.

“Nữ tướng” của Facebook đã trở thành nhà quản lý tài ba như thế nào? ảnh 1Julie Zhou trở thành quản lý của Facebook khi mới 25 tuổi. 

“Bí quyết trở thành nhà quản lý tài ba” ra mắt năm 2019, là cuốn sách ghi lại trải nghiệm và những đúc kết xương máu của Julie trong gần 10 năm quản lý, dẫn dắt nhiều nhóm nhân tài tạo nên những sản phẩm thành công nhất thung lũng Silicon danh tiếng.

Chia sẻ về mục đích thực hiện cuốn sách, Julie Zhuo nói: “Đây là cuốn sách mà tôi luôn luôn ao ước có được những năm đầu tiên làm quản lý, khi mà nỗi sợ hãi, ngờ vực và điên rồ bao trùm lên tôi.

Julie đưa ra hàng loạt chỉ dẫn về mọi công việc liên quan: Phản hồi, tổ chức cuộc họp, tuyển dụng, nuôi dưỡng văn hóa, kiểm soát những sự việc bất ngờ… Nữ tướng thung lũng Silicon cho rằng ba tháng đầu tiên trong cương vị một người quản lý mới là “khoảng thời gian chuyển giao vô cùng khốc liệt”, có thể đốn ngã nhiều vị sếp non trẻ. Mới ngày hôm qua thôi, một đồng nghiệp đàn anh cùng phòng của bạn còn đang được bạn nghiêm túc học hỏi thì hôm nay, người đó đã là cấp dưới của bạn. Nỗi sợ hoặc sự biểu hiện quyền lực thái quá đều là những sai lầm nghiêm trọng trong những ngày đầu làm sếp. Julie Zhuo đã cung cấp những kinh nghiệm vàng của chính mình khi vượt qua giai đoạn này, đồng thời cho bạn đọc một “cẩm nang thực tế” những điều cần lưu ý, các loại áp lực phải đối mặt cũng như những lợi thế mà các sếp nên tận dụng trong giai đoạn này.

“Nữ tướng” của Facebook đã trở thành nhà quản lý tài ba như thế nào? ảnh 2

Theo Julie, người quản lý không phải là tự mình thực hiện các công việc, mà là  nâng cao ba nhân tố: mục tiêu, con người, và quy trình để nâng cao hiệu quả của tập thể. Có những thói quen tuy nhỏ nhưng vô cùng hiệu quả: mỗi tuần Julie có ít nhất một cuộc đối thoại 1:1 với tất cả các nhân viên trong vòng 30 phút. Hoặc, cô xem qua lịch làm việc trong ngày của mình và soạn ra một danh sách các câu hỏi cho từng nhân viên.

Julie thường xuyên nhấn mạnh khía cạnh dễ tổn thương, và cảm giác nghi ngờ thường trực mà những nhà quản lý mọi cấp độ phải đối mặt. Nhìn lại chặng đường quản lý của mình, Julie mô tả: “Giống như một đứa trẻ tập đi đang cố gắng vẽ một đường thẳng ngoằn ngoèo, nguệch ngoạc, đầy những khúc quanh lỗi lầm”. Cuốn sách cũng là một nguồn thông tin tham khảo phong phú khi Julie nhắc đến nhiều kết luận về quản lý và lãnh đạo từ những nhà nghiên cứu nổi tiếng.

“Nữ tướng” của Facebook đã trở thành nhà quản lý tài ba như thế nào? ảnh 3

Tác giả muốn  nhắc nhở bạn đọc rằng sợ hãi, sự ngờ vực và cả sai lầm là những điều hết sức bình thường. Không có ai là hoàn hảo, và người lãnh đạo cũng không phải là ngoại lệ. Trên hết, Julie khuyến khích bạn đọc không ngừng học hỏi từ những sai lầm và tận hưởng hành trình đáng giá này. “Những nhà quản lý tài ba không tự nhiên được sinh ra, mà họ đều phải trải qua rèn luyện”, cô chia sẻ.

Julie Zhuo cũng khẳng định không có một đỉnh núi vinh quang cuối cùng trên con đường trở thành nhà quản lý tài ba. “Vẫn còn quá nhiều điều phải học và còn rất lâu nữa tôi mới có thể trở thành một người quản lý mà mình khao khát được trở thành”, cô cho hay, “Nhưng trải qua thời gian, ý chí và tư duy tiến bộ, những bài học luôn ở ngay phía trước để tôi khám phá’’.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bài ca về sức mạnh nội tại của con người trong Thế chiến thứ Hai

Bài ca về sức mạnh nội tại của con người trong Thế chiến thứ Hai

SVVN - Lấy bối cảnh chiến tranh Thế giới thứ Hai, hình ảnh con người vươn lên tìm niềm vui sống được khắc họa qua một số tác phẩm. Một số tác phẩm văn học châu Âu nổi bật trong năm vừa qua có thể kể đến Hiệu sách cuối cùng ở London, Một thư viện ở Paris và Kí họa Venice , vừa được Tân Việt Books mua bản quyền và xuất bản tại Việt Nam.
'Thế giới đương đại' giúp bạn 'đọc' được thế giới đầy biến động

'Thế giới đương đại' giúp bạn 'đọc' được thế giới đầy biến động

SVVN - Những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến tình hình kinh tế - chính trị thế giới biến động không ngừng, sự xuất hiện của đại dịch, rồi xung đột Nga-Ucraine hiện nay, càng khiến chúng ta cảm nhận rõ nét hơn sức ảnh hưởng sâu rộng của cục diện thế giới đối với mỗi quốc gia, cũng như mỗi cá nhân. 
Bên bờ nước - Thơ hóa Thủy Hử?

Bên bờ nước - Thơ hóa Thủy Hử?

SVVN - Sau khi phát hành cuốn thơ sử Việt Nam Lịch sử thú vị hơn em tưởng, tác giả Đỗ Cao Sang vừa tiếp tục cho ra mắt cuốn Bên bờ nước, tập hợp nhiều bài thơ được anh sáng tác trong vòng 6 năm trở lại đây. Bên bờ nước được xuất bản bởi Nhà Xuất bản Hội nhà văn Việt Nam.