Nuôi con trưởng thành, mở rộng hàng quán nhờ dịch vụ giao đồ ăn

0:00 / 0:00
0:00
Các ứng dụng gọi đồ ăn, giao hàng công nghệ đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân Việt Nam. Nhờ ứng dụng công nghệ, nhiều người có thu nhập ổn định, thậm chí làm giàu từ chính sinh kế hàng ngày.

U60 mặc áo Grab dự lễ tốt nghiệp đại học của con

Ông Nguyễn Ngọc Khiêm, đối tác tài xế 56 tuổi (Q. Bình Thạnh, TP.HCM), đã gắn bó với Grab được 6 năm. Trước đây, ông Khiêm có một cửa hàng tạp hoá nhỏ tại nhà, thu nhập không quá cao nhưng cũng đủ nuôi gia đình. Thời cuộc thay đổi, cửa hàng nhỏ của ông gặp sự cạnh tranh khốc liệt khi chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện lợi ra đời. Ông buộc phải nghỉ bán hàng, chuyển qua làm tài xế công nghệ.

Vài năm gần đây, ông Khiêm chủ yếu chạy dịch vụ GrabFood. “Bình thường mỗi ngày tôi chạy được khoảng 25 đơn, ngày nào đẹp trời thì lên được 35 đơn”, ông Khiêm kể. Trong đợt dịch vừa qua, thu nhập của ông ít nhiều bị ảnh hưởng, nhưng nhờ đồng ra đồng vào từ những cuốc xe Grab mà bác tài U60 này vẫn duy trì được nguồn thu nhập chủ động và ổn định.

Nuôi con trưởng thành, mở rộng hàng quán nhờ dịch vụ giao đồ ăn ảnh 1

Ông Khiêm ngày ngày cần mẫn hoàn thành những cuốc xe để duy trì thu nhập ổn định

Ông Khiêm đã ly hôn vợ từ nhiều năm qua, vì vậy nên ông sớm tối cặm cụi kiếm tiền chỉ để nuôi con ăn học. Ngày con ông tốt nghiệp đại học, ông chẳng hề hay biết. “Lúc đó tôi có một cuốc xe chở khách ở Thủ Đức thì điện thoại reo. Con gái bảo ba ơi con đang làm lễ tốt nghiệp, ba có ghé được không. Tôi vội hoàn thành cuốc xe rồi mặc nguyên bộ đồng phục Grab đến trường con, may vẫn kịp tham gia một chút lúc cuối buổi lễ”.

Nuôi con trưởng thành, mở rộng hàng quán nhờ dịch vụ giao đồ ăn ảnh 2

Ông Khiêm tự hào tham dự buổi lễ tốt nghiệp của con gái trong bộ đồng phục Grab

Vui vì kịp tham gia ngày tốt nghiệp đại học của con gái, nhưng bác tài lớn tuổi vẫn có chút lạc lõng khi thấy các phụ huynh xung quanh ăn mặc lịch sự, sang trọng. Gạt qua nỗi e ngại, ông Khiêm tự nhủ, nhờ chạy Grab thì con mình mới được ngày hôm nay, mình phải tự hào về điều đó. “Tôi cũng cảm thấy may mắn vì bé hiểu chuyện, ngay từ nhỏ đã biết tự lập, tự lo cho bản thân, giờ thấy con trưởng thành tôi cũng vơi đi gánh nặng”, ông Khiêm tâm sự.

Chủ quán “chóng mặt” vì đơn hàng nổ liên tục

Không chỉ giúp cho các tài xế “đổi đời”, các ứng dụng công nghệ cũng giúp nhiều ông bà chủ tiệm ăn, quán nước truyền thống có thêm cơ hội tăng trưởng doanh thu. Chị Lê Thị Toàn (50 tuổi) vừa là trụ cột gia đình, vừa là chủ quán “Bún bò chị Bo” ở Q. Gò Vấp (TP.HCM). Quán mở nhiều năm nay nhưng phần lớn nguồn thu từ khách ăn tại chỗ. Trải qua 2 đợt dịch, chị không ít lần lao đao vì số lượng khách đến quán không còn ổn định. Nhưng chị nhận ra thói quen mua về tăng nhiều hơn sau 2 năm dịch bệnh.

“Tôi bắt đầu mở quán cũng gần 10 năm. Ở thời điểm trước dịch, nguồn thu chủ yếu vẫn đến từ khách quen mua tại cửa hàng. Sau thời gian giãn cách, tôi sợ khách không còn ghé quán tôi vì dịch bệnh khó lường,” chị chia sẻ. Thế nhưng, cơ duyên với GrabFood đã giúp chị Toàn thích ứng nhanh chóng với hình thức kinh doanh trực tuyến, từ đó thu hút nhiều khách hàng order đồ ăn về nhà. “Ngoài mong đợi của tôi, dù khách không thể đến quán họ vẫn tìm Bún bò chị Bo trên ứng dụng Grab để tìm lại hương vị ngày xưa. Tôi được nhiều người khách quen kể lại (cười).”

Nuôi con trưởng thành, mở rộng hàng quán nhờ dịch vụ giao đồ ăn ảnh 3

Với chị Toàn, hương vị đậm đà mới là yếu tố làm nên thương hiệu Bún bò Chị Bo

Đến nay, tình hình kinh doanh của chị có nhiều khởi sắc do đáp ứng được nhu cầu mua về của người dùng. Giờ đây quán gần như hoạt động bình thường, nhưng chị Toàn vẫn duy trì bán online trên Grab. Có thời điểm 21 đơn hàng cùng “nổ” một lúc khiến bà chủ quán… chóng mặt, suýt “ngất xỉu” vì shipper đứng ngợp phía ngoài.

Nuôi con trưởng thành, mở rộng hàng quán nhờ dịch vụ giao đồ ăn ảnh 4

Nhờ hợp tác chặt chẽ với Grab, quán Bún bò Chị Bo đạt kỷ lục “nổ” 21 đơn cùng một lúc

“Đơn hàng càng “nổ” nhiều hơn khi tôi tham gia vào các chương trình khuyến mãi hợp tác với Grab. Đợt tham gia chương trình “Thúc Đẩy Hiển Thị 490k”, khách được mua một phần bún bò kèm một chai nước ngọt với giá 1.000 đồng thì đơn hàng “nổ” không dừng. Tôi nhớ cứ 30 giây là có một đơn mới”, chị nói.

Mở một tiệm bún bò nhỏ với số vốn khá ít, chị Toàn chẳng nghĩ rằng một ngày mình lại thu về doanh thu ấn tượng như vậy. “Nhờ Grab mà nhiều người biết đến cửa hàng của tôi hơn. Mọi người dần tìm đến vì nhớ vị bún bò của chị Bo chứ không còn chỉ vì mấy chương trình khuyến mãi,” chị cười. Việc kết hợp kinh doanh cửa hàng trực tuyến và trực tiếp ngày một trơn tru, chị Toàn đang lên kế hoạch mở thêm một cửa hàng thứ 2 tại quận 12.

Thời cuộc thay đổi, U50, U60 cũng dần thích nghi với cuộc sống mới, biết tận dụng công nghệ để trang trải cho cuộc sống gia đình. Nhờ đó, họ tìm thấy những niềm hạnh phúc vượt ngoài mong cầu ấm no. Đó là bức ảnh ngày con gái tốt nghiệp đại học, là bản kế hoạch mở rộng kinh doanh từ gánh bún bò… Mỗi người mỗi câu chuyện, nhưng chắc chắn rằng, cuộc sống của họ đang mỗi ngày một thay đổi tích cực và tốt đẹp hơn.

MỚI - NÓNG