Ôn thi đại học Ngữ văn: Tư tưởng nhân đạo trong các tác phẩm văn xuôi trước 1945

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Đây được coi là một trong những chuyên đề quan trọng nhất trong lộ trình ôn thi Đại học môn Ngữ văn.

Bao gồm 3 truyện ngắn nổi tiếng: Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Đời thừa + Chí Phèo (Nam Cao), các bài giảng trong chuyên đề đã đi vào phân tích và làm rõ tư tưởng nhân đạo của 3 truyện ngắn này.

Đây được xem là 3 trong nhiều tác phẩm trọng tâm của văn học Việt Nam giai đoạn 30 – 45, nằm trong chương trình Ngữ văn 11, cũng là các tác phẩm xuất hiện nhiều trong đề thi Đại học môn Ngữ văn những năm gần đây. Cụ thể là đề thi các năm 2011, 2012, 2013…

Cả 3 tác phẩm này đều là những đối tượng có thể ra đề thi trong các câu hỏi 2 điểm: về phong cách truyện ngắn của Thạch Lam, Nam Cao qua các tác phẩm này, hoặc một vài chi tiết nổi bật (cảnh đợi tàu, chi tiết bát cháo hành…); câu hỏi 5 điểm: phân tích tư tưởng nhân đạo, phân tích nhân vật, hay so sánh các chi tiết có trong các tác phẩm này với một chi tiết nằm trong một tác phẩm khác (Ví dụ đề thi ĐH khối D năm 2012: so sánh kết thúc truyện Chí Phèo và kết thúc truyện Vợ nhặt)…thậm chí có thể ra cả trong câu nghị luận xã hội 2 điểm: Vấn đề về quyền sống hay tình người ….

Riêng đối với tác phẩm Đời thừa: đây là tác phẩm nằm trong chương trình Ngữ văn 11 Nâng cao, do vậy đề chỉ có thể ra ở câu 5 điểm trong phần tự chọn dành cho Chương trình Nâng cao.

Theo Hocmai.vn
MỚI - NÓNG