Trong lịch sử Trung Quốc có 4 loại gỗ nổi tiếng là long não (nhiều nơi còn gọi là băng phiến), tử đàn, gỗ trăn, và trinh nam (nam mộc). Trong đó, trinh nam được mệnh danh là đệ nhất trong các loại cây nổi tiếng và luôn được coi là loại gỗ cao cấp nhất, Trong cuốn “Ngũ tạp trở” từng đề cập: "Trinh nam là loại gỗ mọc ở Sở Thục (nay là Tứ Xuyên, Trung Quốc), xuất hiện ở khu vực núi sâu cốc hiểm, tuổi đời lâu năm, thân dài trăm trượng…”. Bởi vậy trinh nam được coi là một loại gỗ hiếm nhất, quý và đẹp nhất. Vẻ đẹp của trinh nam đặc biệt ở chỗ các thớ gỗ rất mịn và có hình gợn nước rất đẹp, đặc biệt là kị mối mọt. Loại gỗ này nếu dùng làm nhà thì rắn rết, sâu bọ, chuột, kiến không dám đến gần, nếu dùng để đóng đồ đạc thì cũng không bị mối đục.
Trinh nam được coi là một loại gỗ hiếm nhất, quý và đẹp nhất. |
Loại gỗ tốt như vậy là thứ mà giới nhà giàu đổ xô đến tìm, cho dù giá thị trường rất đắt thì cũng khó có thể che giấu được niềm yêu thích của họ đối với loại gỗ nổi tiếng này. Tuy nhiên, một câu chuyện kỳ lạ là tại làng Cao Củng Kiều ở thành phố Ân Thi, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, có một ngôi nhà cũ nát khiến người ta bất ngờ vì 90% ngôi nhà được làm bằng gỗ măn. Gỗ măn, hay còn gọi là Kim Ty Nam, loại nam mộc đắt nhất trong số 3 loại nam mộc, có kết cấu tự nhiên, vân tơ hình phong thủy kết hợp vô cùng đặc biệt và hiếm có. Đây là một loại trinh nam (nam mộc) vô cùng quý hiếm, thường dùng làm vật phẩm ngự dụng của hoàng gia, thậm chí là quan viên quyền cao chức trọng cũng chưa chắc đã được dùng.
Căn nhà gỗ của ông lão giống với những ngôi nhà cũ khác, ngoại trừ vật liệu sử dụng. Nhìn từ bên ngoài, mọi người hoàn toàn không thấy điều gì đặc biệt từ một ngôi nhà cũ ở nông thôn như vậy. |
Ngôi nhà có sảnh giữa, 3 phòng ngủ, bếp ở phía sau, tổng diện tích 130m2, chủ nhà là một người nông dân bình thường trong làng, mọi người hay gọi là ông Dương (Yang). Ông Dương nhớ lại: 'Khi bố ông mất, ông cụ nói căn nhà này rất đáng tiền, trong nhà chẳng có đồ giá trị gì, đây là tài sản duy nhất, và muốn ông Dương phải chăm sóc nó thật tốt. Nhưng ông Dương vốn dĩ không hiểu biết gì về các loại gỗ quý, chỉ đơn giản coi đây như một nơi che mưa che nắng của cả nhà'.
Khi biết chuyện phải phá dỡ di dời, ông mới chợt nhớ tới lời bố nói nên nhờ chuyên gia đến xem xét giá trị của ngôi nhà, xem liệu nó đáng giá ở chỗ nào, có gì khác biệt với những ngôi nhà khác. Chuyên gia thoạt nhìn đã ngỡ ngàng, sau khi thẩm định mới chắc chắn rằng ngôi nhà này có tới 9 phần là làm bằng gỗ măn. Theo ước tính thì đây là sản phẩm của thời kỳ năm 1573 - 1620, tức là năm Vạn Lịch của nhà Minh lúc bấy giờ. Như vậy, căn nhà này đến nay đã có bề dày lịch sử hơn 400 năm, không chỉ được làm từ gỗ quý mà tuổi đời còn lâu, các chuyên gia định giá ngôi nhà này giá trị lên tới 800 triệu tệ (khoảng gần 2.900 tỷ đồng).
Ông Dương nghe các chuyên gia phán vậy cả người lặng đi, vô cùng sửng sốt, căn nhà cũ kỹ nhìn có vẻ xập xệ này không ngờ lại đáng mức giá đó. Ông cũng nghĩ rằng căn nhà có thể đáng giá một chút, nhưng chưa bao giờ nghĩ tới con số 800 triệu tệ. Gỗ trinh nam vốn đã khan hiếm. trên thị trường, giá đương nhiên là cao, nhưng có thể đạt đến mức giá này vì căn nhà thực sự đã được coi là 'bảo vật'.
Căn nhà của ông Dương nếu bán cho ai có nhu cầu, thì số tiền này có thể xây một biệt thự lớn ở các khu sang trọng ở Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu, ngoài ra còn dư dả rất nhiều. Nhưng cuối cùng, ông Dương đã quyết định tặng ngôi nhà cho Bảo tàng Văn hóa Lâm nghiệp Ân Thi, bởi lẽ nó là đồ cổ thì chỉ có chính phủ mới có thể thay ông bảo quản tốt căn nhà. Hiện giờ ông Dương cũng đã nhận được số tiền đền bù phá dỡ và có một cuộc sống tốt trong ngôi nhà mới của mình. Và điều quan trọng là vì ông không bán căn nhà cho người khác, nên khi nhớ nhà, cho dù đã dời đi nơi khác nhưng ông vẫn có thể quay về thăm nhà cũ.
Căn nhà này đến nay đã có bề dày lịch sử hơn 400 năm, không chỉ được làm từ gỗ quý mà tuổi đời còn lâu, các chuyên gia định giá ngôi nhà này giá trị lên tới 800 triệu tệ (khoảng gần 2.900 tỷ đồng). |
Nhiều người có thể thắc mắc, ngôi nhà trải qua 400 năm tuổi đời mà vẫn không mục nát, không đổ sập, đó quả là một điều đáng kinh ngạc Thông thường những ngôi nhà gỗ có tuổi thọ lên tới 100 năm, thực tế là khi tới khoảng thời gian 60 năm thì cũng nên bắt đầu tu sửa rồi. Nếu ngôi nhà được xây dựng ở những khu vực nhiều gió, ngôi nhà có thể bị biến dạng hoặc bị gió mạnh thổi đổ.
Điều này cũng cho thấy chất liệu đặc biệt của gỗ măn. Loại gỗ này sinh trưởng rất chậm, những cây cổ thụ thậm chí có thể tuổi đời lên tới hàng ngàn năm tuổi, bởi vậy nên mới được dùng làm cột trụ trong cung điện. Một ưu điểm nữa của loại gỗ này là nó có thể phòng được rắn, côn trùng, chuột, kiến nên không bị sâu mọt, hơn nữa bản thân nó rất kiên cố, nên có thể lưu giữ được hàng trăm năm mà vẫn nguyên vẹn.