Phát huy truyền thống 'Tôn sư trọng đạo' nhằm tri ân người lái đò thầm lặng

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Trong khuôn khổ chương trình Chia sẻ cùng thầy cô, T.Ư Hội LHTN Việt Nam phối hợp với Bộ GD - ĐT và Tập đoàn Thiên Long tổ chức tọa đàm “Chia sẻ cùng thầy cô”.

Tại tọa đàm, các chuyên gia giáo dục hàng đầu cùng 68 thầy giáo, cô giáo tiêu biểu đại diện cho đội ngũ giáo viên cả nước cùng chia sẻ câu chuyện về những khó khăn, những bài học kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, sự tiếp nối truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của các thế hệ thầy và trò, những yêu thương, ân tình của thầy và trò ở mọi không gian địa lý khác nhau trong cả nước.

Phát huy truyền thống 'Tôn sư trọng đạo' nhằm tri ân người lái đò thầm lặng ảnh 1

Các đại biểu nhận hoa tri ân từ Ban Tổ chức cùng các thầy giáo, cô giáo tham dự chương trình.

Đồng thời, tại tọa đàm, đại diện Bộ GD - ĐT, đại diện T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam lắng nghe những tâm tư, mong muốn của các giáo viên đang công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn để cùng chia sẻ, tạo môi trường thuận lợi cho họ tiếp tục cống hiến và đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp trồng người.

Phát huy truyền thống "Tôn sư trọng đạo"

Phát biểu khai mạc tọa đàm, anh Nguyễn Kim Quy – Phó Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam mong muốn Tọa đàm “Chia sẻ cùng thầy cô”, năm 2022 thông qua những gửi gắm, tâm huyết của các thầy, cô sẽ lan tỏa hơn nữa câu chuyện về sự yêu thương, chân thành, nỗ lực dìu dắt, cảm hóa những học trò của mình trên con đường chinh phục tri thức và hoàn thiện nhân cách.

Phát huy truyền thống 'Tôn sư trọng đạo' nhằm tri ân người lái đò thầm lặng ảnh 2

Anh Nguyễn Kim Quy – Phó Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam phát biểu khai mạc toạ đàm.

“Đó sẽ là sự khơi gợi mạnh mẽ để các bạn thanh niên, sinh viên, học sinh tiếp tục phát huy truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, thể hiện những hành động thiết thực để tri ân thầy cô giáo, sẽ không ngừng phấn đấu, rèn luyện để không phụ công những người lái đò thầm lặng”, anh Nguyễn Kim Quy nhấn mạnh.

GS. TS. NGND Vũ Minh Giang - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, ĐHQG Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia, Ủy viên hội đồng Giáo sư Nhà nước chia sẻ với các thầy cô giáo trẻ cùng các đại biểu dự toạ đàm về đạo nghĩa thầy trò.

Nhà giáo Vũ Minh Giang chia sẻ những câu chuyện, điển tích ý nghĩa để càng hiểu thêm truyền thống của cha ông. Ông nhấn mạnh: Việt Nam là một dân tộc có học và trọng học, đó là giá trị rất lớn. “Tôn sư trọng đạo” là đạo lý ngàn đời nay, không chỉ Theo nghĩa chỉ là kính trọng thầy cô, mà còn phải hiểu theo nghĩa rộng hơn, trí tuệ hơn, lý chí hơn, với mong muốn khơi dậy khát vọng của dân tộc, để hướng tới tương lai. Nhìn quan hệ thầy trò góc độ tình cảm chưa đủ, đó phải là sứ mệnh hết sức lớn lao gánh trên vai sứ mệnh của quốc gia. Đất nước phát triển hay không, sánh vai với cường quốc được hay không là nhờ công của thầy, trò.

GS. TS Vũ Minh Giang chia sẻ, tình thầy trò thiêng liêng nhưng bây giờ lại có hiện tượng khiến chúng ta đau lòng bởi có những người “thầy không ra thầy”, quên sứ mệnh của mình, chạy theo vật chất. Học trò cũng có những “trò không ra trò”, đó là những “lỗ hổng” trong giáo dục.

Theo ông Vũ Minh Giang “Tiên học lễ, hậu học văn”, dạy làm người và dạy chữ chính là hai chức năng lớn. Văn hoá là hồn cốt của dân tộc, là nền tảng tinh thần cho sự phát triển mà tinh hoa của nền văn hoá quốc gia chính là giáo dục, đào tạo. Do đó, chúng ta có thể đi học khắp thế giới nhưng cuối cùng cái quan trọng nhất vẫn là đứng trên đôi chân của mình. “Tôi mong muốn, chúng ta phải giúp học trò nhận thức chính mình, đánh giá đúng mình, tự tin, biến tất cả những gì mình có thành lợi thế cạnh tranh quốc tế, thì Việt Nam mới có thể hùng cường.

Ông Vũ Minh Giang khẳng định, quyền uy của người thầy nằm ở nhân cách, tình yêu thương học trò và trình độ học vấn. Chính điều đó là sợi dây bền chặt nhất kết nối tình nghĩa thầy trò.

Khơi gợi tinh thần hứng khởi cho học sinh

Chia sẻ tại chương trình, cô giáo Lê Thị Uyên (Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) cho rằng, một thầy cô giáo giỏi không phải chỉ truyền đạt kiến thức giỏi mà còn biết khơi gợi tinh thần hứng khởi cho học sinh.

Phát huy truyền thống 'Tôn sư trọng đạo' nhằm tri ân người lái đò thầm lặng ảnh 3

Buổi toạ đàm nằm trong chuỗi hoạt động chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô", năm 2022.

"Giáo viên cần tìm cách tạo ra những tiết học sống động, bằng sự hài hước. Những giờ học không áp lực là điều mà tôi luôn hướng đến, nghĩ đến dạy mà như không dạy, làm sao cho 45 phút bài học luôn sôi động, thầy cô cần là người thắp lửa nhiệt huyết trong từng giờ học", cô giáo Lê Thị Uyên nhấn mạnh.

Thầy Nguyễn Văn Châu (tỉnh Bình Phước) bày tỏ sự quan tâm đến phương pháp làm thế nào để giáo dục, nâng đỡ học sinh cá biệt, tình yêu đồng tính trong học đường. Bên cạnh đó, thầy Châu nêu ra những khó khăn bởi học sinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi mạng xã hội, smartphone hiện nay, đặc biệt sau một thời gian dịch COVID-19, các em học online kéo dài.

Nhiều ý kiến của các thầy cô giáo chia sẻ tại chương trình đã được các chuyên gia tư vấn, giải đáp thấu đáo…

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tuổi trẻ Nhân văn khẳng định bản lĩnh: Đại hội Đoàn nhiệm kỳ mới – Khát vọng xung kích và hội nhập

Tuổi trẻ Nhân văn khẳng định bản lĩnh: Đại hội Đoàn nhiệm kỳ mới – Khát vọng xung kích và hội nhập

SVVN - Trong không khí sôi động của tinh thần tuổi trẻ, Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) lần thứ XII, đã chính thức diễn ra. Với chủ đề ‘Xung kích – Tiên phong – Sáng tạo và Hội nhập’, Đại hội không chỉ tổng kết một nhiệm kỳ đầy dấu ấn mà còn mở ra khát vọng mới, sẵn sàng đón đầu thách thức trong hành trình đưa tuổi trẻ Nhân văn vươn tầm quốc tế.
Phó Chủ tịch nước gặp gỡ tài năng trẻ nhận Giải thưởng 'Khuê Văn Các': Thắp sáng ‘sức mạnh mềm’ cho tương lai đất nước

Phó Chủ tịch nước gặp gỡ tài năng trẻ nhận Giải thưởng 'Khuê Văn Các': Thắp sáng ‘sức mạnh mềm’ cho tương lai đất nước

SVVN - Giải thưởng 'Khuê Văn Các' lần đầu tiên được tổ chức đã vinh danh 9 nhà khoa học trẻ xuất sắc trong lĩnh vực KHXH&NV. Tại buổi gặp mặt, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nhấn mạnh vai trò của thế hệ trẻ trong việc hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước bền vững.
Những tấm gương tiêu biểu sáng tạo, khởi nghiệp và phát triển kinh tế địa phương

Những tấm gương tiêu biểu sáng tạo, khởi nghiệp và phát triển kinh tế địa phương

SVVN - 36 gương thanh niên xuất sắc được vinh danh ‘Giải thưởng Lương Định Của 2024’, ghi nhận những nỗ lực không ngừng trong khởi nghiệp, sáng tạo và phát triển kinh tế. Những tấm gương này không chỉ tạo dựng thành công từ các mô hình kinh doanh bền vững mà còn góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho cộng đồng, thúc đẩy sự phát triển của các địa phương trên khắp cả nước.
Giải thưởng Khuê Văn Các lần đầu gọi tên những tài năng Khoa học Xã hội và Nhân văn

Giải thưởng Khuê Văn Các lần đầu gọi tên những tài năng Khoa học Xã hội và Nhân văn

SVVN - T.Ư Đoàn vừa công bố danh sách 9 nhà khoa học trẻ xuất sắc nhận Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I, năm 2024 – giải thưởng đặc biệt tôn vinh các tài năng trẻ dưới 35 tuổi trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Nhân văn (KHXH&NV). Đây là bước đi quan trọng, khẳng định vai trò của KHXH&NV đối với sự phát triển của đất nước, góp phần thúc đẩy nghiên cứu khoa học, ứng dụng thực tiễn và xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ngày hội Thanh niên quốc tế lần III: Nơi kết nối văn hóa và tình hữu nghị thanh niên toàn cầu

Ngày hội Thanh niên quốc tế lần III: Nơi kết nối văn hóa và tình hữu nghị thanh niên toàn cầu

SVVN - Ngày hội Thanh niên quốc tế lần thứ III diễn ra tại Hà Nội, đã thu hút gần 3.000 thanh niên Việt Nam và quốc tế, tạo nên không gian giao lưu văn hóa độc đáo và lan tỏa thông điệp ‘Vì một thế giới hòa bình’. Với các hoạt động đa dạng từ Giải chạy Hữu nghị, Vũ điệu Áo dài, đến City Tour tham quan Thăng Long, sự kiện trở thành nhịp cầu kết nối tình hữu nghị và quảng bá nét đẹp văn hóa Hà Nội ra toàn cầu.