Hệ thống thị giác sinh học Gennaris được phát triển tại ĐH Monash của Úc được mô tả là một thiết bị đầu tiên trên thế giới được thiết kế để tránh các vấn đề do dây thần kinh thị giác bị tổn thương gây ra. Đây là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng mù lâm sàng khi các dây thần kinh bị thương ngăn chặn việc truyền các tín hiệu từ võng mạc đến trung tâm thị giác của não.
Hệ thống Gennaris được thiết kế để thực hiện chức năng của các dây thần kinh thị giác khỏe mạnh gồm bộ tùy chỉnh có camera tích hợp, bộ phát không dây, bộ xử lý thị lực và phần mềm, cùng với một bộ ô vuông gắn các điện cực mỏng như sợi tóc được cấy vào não.
Máy ảnh ghi lại cảnh và chuyển cùng với bộ xử lý thị giác có kích thước bằng điện thoại thông minh. Dữ liệu này lần lượt được truyền không dây tới các ô vuông, có kích thước chỉ 9 mm (0,35 in) dọc theo mỗi cạnh và có mạch điện phức tạp, có khả năng biến dữ liệu đó thành các xung điện kích thích não bộ.
Các xung điện này kích thích não theo cách tạo ra các mẫu hình ảnh kết hợp tới 172 điểm ánh sáng, trên lý thuyết cho phép người dùng điều hướng cả môi trường trong nhà và ngoài trời, đồng thời vẫn phát hiện được các vật thể, chướng ngại vật xung quanh. Hiện công trình này đã được sẵn sàng để thử nghiệm trên người.
Vào tháng Bảy vừa qua, nhóm nghiên cứu đã công bố kết quả đầy hứa hẹn từ một nghiên cứu trong đó hệ thống thị giác sinh học này được cấy vào 3 con cừu được thử nghiệm trong suốt 9 tháng. Đây là một trong những thử nghiệm dài hạn đầu tiên về một bộ phận giả thị giác có thể cấy ghép hoàn toàn trên vỏ não mà không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người.