Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Học viện Ngoại giao và hành trình thay đổi bản thân

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Thùy Dương sinh năm 2001 tại Hà Nội, đang là sinh viên năm 3 khoa Luật quốc tế, Phó Chủ tịch Hội Sinh viên tại Học viện Ngoại giao. Thùy Dương đã trải qua một khoảng thời gian dài trong hành trình “yêu những điều không thể thay đổi, và thay đổi những thứ không thể yêu thương” của bản thân. Từ câu chuyện của chính mình, cô luôn khao khát truyền động lực cho các bạn trẻ xung quanh, khiến họ nhận ra, trân trọng và yêu thương chính bản thân mình.

Yêu những điều không thể thay đổi, và thay đổi những thứ không thể yêu thương

“Yêu bản thân” không phải là câu chuyện ngày 1, ngày 2. Không ai sinh ra với một tình yêu sẵn có dành cho chính mình, không ai sinh ra tự biết bản thân có những giá trị gì, và tuyệt vời đến thế nào. “Yêu bản thân” là một kỹ năng, cần được tôi luyện, rèn luyện, và trau dồi không ngừng. Và cuối cùng, “yêu bản thân” là món quà quý giá nhất, là tình cảm thiêng liêng nhất mà bạn có thể dành cho chính mình trong cuộc sống này.

Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Học viện Ngoại giao và hành trình thay đổi bản thân ảnh 1

Thùy Dương đang là sinh viên năm 3 khoa Luật quốc tế, Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Học viện Ngoại giao.

Đứa trẻ “mập mạp” và không có gì nổi bật

Từ khi còn bé, mình vẫn luôn ý thức được bản thân là đứa trẻ có phần “lớn” hơn bạn bè đồng trang lứa. Ngày mẫu giáo, mình được tham gia vào đội múa của trường. Nhìn bạn bè mặc lên người những bộ váy múa xinh xắn thật đẹp, nhưng mình thì không vừa những chiếc váy “freesize” dành cho trẻ con đó. Lên cấp 2, mình tham gia đội múa 1 năm đầu, sau đó bỏ ngang vì nỗi mặc cảm tự ti với ngoại hình không được thon thả như bạn bè.

Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Học viện Ngoại giao và hành trình thay đổi bản thân ảnh 2

Từ khi còn bé, bố mẹ và họ hàng vẫn thường gọi “yêu” là “Béo ơi”, “Sumo ơi”, mình không trách họ, mình cảm thấy vui vì có một gia đình yêu thương và đủ đầy. Thế nhưng qua từng câu “gọi yêu” đó, đứa bé ấy lại càng thu mình lại, cho tới khi vô thức chán ghét bản thân trong gương từ lúc nào không hay.

Cũng từ khi còn bé, mình đã nhận thức được bản thân sinh ra với chiếc mũi tẹt và đôi mắt có quầng thâm bẩm sinh. Mình thấy thật bất công, vì mình không thể xinh xắn, thanh tú hay điệu đà như các bạn khác, chỉ đơn giản vì mình sinh ra với những khiếm khuyết không thể thay đổi được.

Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Học viện Ngoại giao và hành trình thay đổi bản thân ảnh 3

Yêu thích nhảy múa nhưng Dương luôn ngần ngại vì những bộ đồ chỉ thiết kế cho "người gầy".

Hành trình tự chữa lành của “cô bé mập” ngày nào

Trải qua 16 năm đầu đời với những mặc cảm vô hình, mình bước vào cấp 3 với sự tự ti mà chính bản thân còn không hề hay biết. Mình thi đỗ vào Nguyễn Tất Thành - một trong những trường cấp 3 được săn đón nhất Thành phố Hà Nội, nhưng những mặc cảm trong mình dường như chưa hề vơi bớt. Mình rụt rè không tham gia bất kỳ hoạt động ngoại khóa nào, mình thậm chí từ bỏ đam mê nhảy múa vì quá ngần ngại mặc lên người những bộ đồ trình diễn vốn chỉ được thiết kế cho “người gầy”. Mình cũng không thể hòa nhập với lớp mới, vì nhóm chơi vui nhất dường như chỉ toàn người xinh và nổi tiếng.

Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Học viện Ngoại giao và hành trình thay đổi bản thân ảnh 4

Cô tìm thấy giá trị khác ở bản thân khi trở thành thành viên ban truyền thông của tổ chức Life Under Bridge.

Vậy nhưng, rồi vũ trụ này sẽ khiến bạn trưởng thành bằng những cơ hội xảy đến, quan trọng là bạn biết nắm bắt và học hỏi từ nó hay không. Giữa lớp 10, mình có cơ hội làm Cộng tác viên cho một hoạt động từ thiện của tổ chức học sinh mang tên “Life Under Bridge” do sự giới thiệu của người bạn cấp 2. Nhờ sự nhiệt tình và trách nhiệm, sau sự kiện đó mình đã tham gia phỏng vấn và thành công trở thành thành viên Ban Truyền thông của tổ chức. Kể từ đó, mình nhận ra: “À, thì ra bản thân mình còn có những giá trị khác nữa.” Đối với một cô bé trước giờ chỉ biết học, mình trân trọng cơ hội ấy và học hỏi hết mình trong thời gian tham gia Life Under Bridge.

Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Học viện Ngoại giao và hành trình thay đổi bản thân ảnh 5

Lớp 11, mình chính thức trở thành thành viên Ban Truyền thông CLB Tiếng Anh English For Everyone của Nguyễn Tất Thành - một trong những CLB lớn nhất trường. Cũng trong thời gian này, mình được bao bọc bởi những mối quan hệ tốt, họ là những lý do trực tiếp khiến mình thêm trân trọng giá trị của chính mình. Mình đã không còn tự hỏi: “Mình có gì tốt mà xứng đáng điều này nhỉ?” Thay vào đó, mình tin rằng: “Mình có khả năng làm nhiều hơn, và đạt được nhiều hơn.” Mình và một nhóm bạn tự thành lập một nhóm nhảy 06 người, và được tiếp tục với đam mê của mình. Mình cũng cố gắng cân bằng cả việc học và công việc tại CLB. Thời gian mình bắt đầu biết bản thân có khả năng đến thế nào cũng là khoảng thời gian mình nhận ra cuộc sống này thật tuyệt vời, thật đáng sống, thật đáng trải nghiệm. Nó không còn bất công như mình thấy trước kia, thay vào đó, mình thấy biết ơn nhiều hơn, biết ơn vì những khả năng của mình, biết ơn vì môi trường xung quanh đã tạo nên phiên bản tuyệt vời của mình ngày hôm nay, và biết ơn cả những điểm riêng biệt mà không ai có được ngoài mình ra.

“Gấu trúc”

Cũng từ những năm tháng cấp 3 ấy, mình không còn nhìn vào gương và tự chán ghét bản thân nữa. Bạn bè mình là những nhân tố trực tiếp khiến mình cảm thấy ngoại hình của mình không tệ như mình tưởng. Dần dần, mình cảm thấy đôi môi mỏng hay chiếc mũi tẹt không làm cho giá trị của mình bớt đi chút nào, thậm chí đôi mắt thâm quầng của mình còn là một điểm đặc biệt mà không bao giờ mình thấy nó xấu xí nữa. Thay vì “Béo” hay “Sumo”, mình được gọi là “Gấu trúc”, một biệt danh thật đáng yêu và đặc biệt, vì có phải ai muốn cũng được đâu, các bạn nhỉ?

Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Học viện Ngoại giao và hành trình thay đổi bản thân ảnh 6

Dân dần Thùy Dương nhận ra những khiếm khuyết trở thành những điểm đặc biệt.

Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Học viện Ngoại giao

Hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2019 với số điểm 25, mình đã trở thành sinh viên khoa Luật quốc tế Học viện Ngoại giao. Xuất phát điểm, mình chưa từng nghĩ bản thân sẽ xứng đáng với Hội Sinh viên. Thế rồi chỉ từ mục đích “thử sức”, mình đã trở thành thành viên Ban Truyền thông. Ngày đó, mình vẫn khá tự ti, phần vì Hội Sinh viên vốn là ngôi nhà của những đàn anh đàn chị với thành tích khủng, cùng những khả năng và kinh nghiệm quá đỗi “cao siêu”, phần vì khả năng của mình còn quá ít ỏi so với những người bạn cùng Ban. Mình tham gia Hội Sinh viên với tâm thế học hỏi và cống hiến hết mình, mình muốn kết bạn, mình muốn trải nghiệm, mình muốn thể hiện bản thân và hơn thế, mình không muốn thời gian 04 năm đại học trở nên lãng phí.

Cô gái năm nhất tham gia Hội với không chút tham vọng nào, vào năm 2021 đã được trao cho vị trí Trưởng Ban Tổ chức Chương trình Tìm kiếm Thủ lĩnh Sinh viên Học viện Ngoại giao - DAV’s Leaders năm 2021 - nơi hội tụ của những Thủ lĩnh sinh viên tài năng, nhiệt huyết nhất Học viện Ngoại giao. Và giờ đây, khi đã là sinh viên năm ba, trải qua biết bao hoạt động, chương trình ở Hội, mình tự hào với cương vị Trưởng Ban Truyền thông, Ủy viên Ban Thư ký kiêm Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Học viện Ngoại giao - chức vụ cao nhất trong tổ chức mà sinh viên có thể đạt được.

Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Học viện Ngoại giao và hành trình thay đổi bản thân ảnh 7

Cô sinh viên mang trong mình đầy thương tổn và mặc cảm, giờ đây đã có thể tự tin khẳng định rằng “Mình xứng đáng.” Cô gái ngày nào tự chán ghét bản thân mình trong gương, khóc một mình mỗi khi bị chê bai, giờ đây đã biết được bản thân giá trị tới mức nào, có khả năng ra sao, và có thể đạt được mọi thứ nếu như không ngừng cố gắng.

“Yêu thương bản thân” là một kỹ năng, không phải khả năng

Cho tới bây giờ, mình vẫn đang không ngừng biến bản thân thành “phiên bản tốt nhất”. Mình trau dồi từng ngày, từ việc học trên lớp, việc tại Hội Sinh viên, cho tới việc làm thêm, kỳ thực tập tại Bộ Ngoại giao và cả shop đồ 2nd hand của riêng mình nữa. Mình đi tập gym hàng tuần để khiến bản thân đẹp, khỏe mạnh và tích cực hơn. Mình chưa thỏa mãn, nhưng ít nhất, mình yêu chính mình của hiện tại.

Các bạn thấy đó, trải qua hơn 20 năm, cô bé mập mạp, vốn không có gì nổi trội ngày nào giờ đây mới thật sự yêu lấy mình, không phải chỉ yêu những điểm tốt, mà còn âu yếm lấy cả những khiếm khuyết, những khuyết điểm. Cô ấy không sinh ra với một tình yêu bẩm sinh dành cho chính mình, cô ấy cũng không được nuôi dưỡng trong một môi trường hoàn toàn chỉ có tình yêu thương. Cô ấy cũng lớn lên từ những chê bai, từ những vấp ngã, từ những đau đớn. Cô ấy cũng phải học hỏi, phải trải nghiệm. “Mọi thứ diễn ra đều là những thứ cần phải xảy ra” - câu nói này thật đúng với mình, và mình tin là nó sẽ đúng với bạn nữa.

Mọi việc xảy đến nhằm mục đích tạo cơ hội cho bạn, vì vậy hãy nắm lấy, hãy học hỏi từ nó. Trên tất cả, sau mỗi lần vấp ngã hay thành công, bạn đều phải học cách yêu thương và dịu dàng với bản thân hơn, từng chút một, cho đến khi bạn có thể biến chính mình thành “phiên bản tốt nhất”.

Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Học viện Ngoại giao và hành trình thay đổi bản thân ảnh 8

Hãy thay đổi những điều bạn không thể yêu thương được, và yêu thương những thứ bạn không thể thay đổi được.

Cuộc sống này công bằng lắm, tình yêu dành cho bản thân đủ lớn, bạn sẽ cảm thấy được yêu thương, sẽ cảm thấy cuộc sống thật đáng sống, thật đáng trải nghiệm biết bao.

Vậy nên: Hãy thay đổi những điều bạn không thể yêu thương được, và yêu thương những thứ bạn không thể thay đổi được.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Phó Chủ tịch Hội sinh viên Học Viện Ngân hàng: Đoàn - Hội giúp mình có nguồn năng lượng tích cực

Phó Chủ tịch Hội sinh viên Học Viện Ngân hàng: Đoàn - Hội giúp mình có nguồn năng lượng tích cực

SVVN - Nguyễn Hữu Mạnh - K24 Học viện Ngân hàng - đến từ huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Mạnh đang là Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Học viện Ngân hàng, Ủy viên Liên chi Đoàn khoa Hệ thống thông tin quản lý, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Tin học Ngân hàng, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Youth Media Club. Mạnh luôn giữ kết quả học tập tốt, điểm rèn luyện xuất sắc và luôn tích cực, năng nổ trong các hoạt động Đoàn - Hội của Học viện.
Nam sinh Sư phạm với phương châm: Con người thường học được từ thất bại nhiều hơn từ thành công

Nam sinh Sư phạm với phương châm: Con người thường học được từ thất bại nhiều hơn từ thành công

SVVN - Nguyễn Văn Quốc Khánh (20 tuổi) là sinh viên năm thứ 3, khóa 71, khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Trong khi các bạn cùng trang lứa ở nhiều địa phương có xu hướng lựa chọn những ngành nghề đã và đang được cho là thịnh hành, phù hợp với thời đại công nghệ 4.0, Quốc Khánh dành riêng cho mình tình yêu với nghề Sư phạm để tiếp bước truyền thống gia đình.
Hành trình vượt lên hoàn cảnh khó khăn của nam sinh 2 lần nhận học bổng Vallet

Hành trình vượt lên hoàn cảnh khó khăn của nam sinh 2 lần nhận học bổng Vallet

SVVN - Bùi Quang Huy, 22 tuổi, quê quán ở huyện Nam Đàn – tỉnh Nghệ An, là sinh viên ngành Kỹ thuật Xây dựng dân dụng và Công nghiệp, trường Đại học Vinh. Sinh ra trong một gia đình bố mẹ làm nghề lao động tự do, điều kiện gia đình không mấy khá giả, nên khi vào đại học, anh đã xác định luôn cố gắng hết sức, và đã 2 lần được vinh dự nhận học bổng Vallet.
Thủ khoa ngành Nhật Bản học: Thời sinh viên dạy tôi cách chấp nhận bản thân

Thủ khoa ngành Nhật Bản học: Thời sinh viên dạy tôi cách chấp nhận bản thân

SVVN - Từ một nữ sinh nhút nhát, tự ti và ngại giao tiếp với người lạ, Thanh Tâm không ngừng nỗ lực cố gắng trong bốn năm đại học để dần thay đổi và hoàn thiện bản thân. Cô gái 22 tuổi vừa tốt nghiệp thủ khoa ngành Nhật Bản học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vượt qua nghịch cảnh, nữ sinh USSH vươn lên đạt nhiều thành tích "khủng"

Vượt qua nghịch cảnh, nữ sinh USSH vươn lên đạt nhiều thành tích "khủng"

SVVN - Nguyễn Thanh Thảo - 21 tuổi đến từ huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang là thủ khoa đầu vào ngành Quan hệ Công chúng Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2020. Thảo là một cô gái phải chịu nhiều thiệt thòi nhưng cô luôn gạt những khó khăn sang một bên và sống một cách độc lập, tích cực, cố gắng. Bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, cô gái đã gặt hái được nhiều thành tích đáng nể từ học tập, hoạt động Đoàn - Hội cho đến công việc là một Freelancer.
Đoàn - Hội là môi trường để nữ sinh NEU tự tin bộc lộ cá tính và thể hiện chất 'dám'

Đoàn - Hội là môi trường để nữ sinh NEU tự tin bộc lộ cá tính và thể hiện chất 'dám'

SVVN - Nguyễn Như Ngọc - Sinh viên năm 3; Ủy viên Ban Thư Ký trường Đại học Kinh tế Quốc dân - trưởng thành hơn nhờ việc tham gia tích cực vào công tác Đoàn - Hội. Cô gái luôn xác định nhiệm vụ của bản thân là góp phần lan tỏa các giá trị văn hoá, chủ động học tập và phát triển toàn diện để có thể trở thành công dân toàn cầu.
Chủ tịch HSV Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn từng là 'Bác sĩ tay ngang' trong đại dịch COVID–19

Chủ tịch HSV Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn từng là 'Bác sĩ tay ngang' trong đại dịch COVID–19

SVVN - Nguyễn Thị Phương Huyền đang là sinh viên năm thứ 3 Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn. Ngoài có thành tích học tập nổi bật, nữ sinh còn là một cán bộ Đoàn - Hội tiêu biểu. Hiện tại, Huyền đang đảm nhiệm vị trí Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn trường, Chủ tịch Hội Sinh viên Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn.
Hãy trở thành người tạo ra sự khác biệt và lan tỏa niềm vui và ý nghĩa

Hãy trở thành người tạo ra sự khác biệt và lan tỏa niềm vui và ý nghĩa

SVVN - Thái Thị Thu Huyền, quê Nghệ An, là sinh viên năm ba Chuyên ngành Quản trị nhân lực, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Là một cô gái có tính cách mạnh mẽ và được gia đình nuôi dạy cách sống tự lập ngay từ khi còn bé, Huyền luôn chủ động trong quá trình học tập và hoạt động Đoàn Đội. Trong suốt 12 năm học Huyền vinh dự khi nhận được nhiều giải thưởng về thành tích học tập, hoạt động thể thao và ngoại khóa.