"Phượt" chạy bộ

"Phượt" chạy bộ
SVVN - Chạy bộ xuyên đêm, đến những vùng đất lạ để chiêm ngưỡng cảnh đẹp và tìm hiểu văn hóa là cách nhiều bạn trẻ mê “phượt” hiện nay đang áp dụng. Hình thức này vừa tiết kiệm chi phí, vừa giúp “phượt thủ” có được những trải nghiệm thú vị.

“Xách balô lên và... chạy”

Phượt chạy bộ

“Phượt” chạy bộ còn được gọi theo cách khác là “chạy Ultra”. Trào lưu này mới du nhập vào Việt Nam từ các nước châu Âu. Trần Quốc Hoàn (cựu sinh viên trường ĐH Ngoại thương, Cơ sở 2, TP. HCM) chia sẻ: “Một lần, tình cờ lướt trên trang mạng nước ngoài, mình thấy hình thức “phượt” này khá thú vị. Sau khi tìm hiểu, mình rủ một số người bạn lập nhóm để “phượt” chạy bộ. Từ lúc đó đến nay, nhóm mình đã duy trì được hơn một năm”.

“Phượt” chạy bộ về cơ bản khá giống với chạy thể dục. Tuy nhiên, “phượt” chạy bộ thường được áp dụng với quãng đường xa hơn. Chặng đường chạy “phượt” có thể kéo dài từ 10 km đến hàng trăm kilômét. “Phượt thủ” chạy bộ thường tập trung thành nhóm để cùng chạy, đến những địa điểm mới lạ để tìm hiểu nét độc đáo, thú vị trong văn hóa bản địa. Họ cũng thường xuyên nâng quãng chạy của mình lên xa hơn để thử thách sức bền. Nguyễn Minh Hiếu (trường ĐH Bách khoa, ĐHQG TP. HCM) chia sẻ: “Kiểu “phượt” này khá thú vị mà không phải mất nhiều tiền. Mỗi tuần, tụi mình thưởng tổ chức “phượt” một lần. Mỗi chặng khoảng 10km và tụi mình nâng lên từ từ”.

Theo chia sẻ của các “phượt thủ” đam mê hình thức “phượt” chạy bộ, để có một chặng đường “phượt” thành công, các “phượt thủ” phải nghiên cứu rất kỹ  cung đường dự kiến: “Trước khi chạy, chúng mình cử người đi tiền trạm. Sau đó, vạch sơ đồ chạy chi tiết. Thường thì chạy khoảng 5km, chúng mình xen vào đó một cung đi bộ và khi được 10km, chúng mình có một trạm nghỉ ngơi từ 15 – đến 30 phút, tránh bị đuối sức”, Trần Quốc Hoàn “bật mí”.

Vừa “phượt”, vừa làm từ thiện

Không chỉ “phượt” để rèn luyện sức khỏe và trải nghiệm bản thân ở những vùng đất mới lạ, thời gian gần đây, trong cộng đồng “phượt” chạy bộ còn lan tỏa một phong trào đậm tính nhân văn, thu hút khá nhiều bạn trẻ, đó là chuỗi chương trình từ thiện “Chạy bộ kiếm cơm”. Các “phượt thủ” đăng ký tham gia chương trình này, cứ mỗi kilômét đường chạy được, sẽ đóng góp 1.000 đồng vào quỹ từ thiện của nhóm. Nguyễn Gia Minh (trường ĐH Hoa Sen, thành viên của nhóm “phượt” chạy bộ VietRunners & Friends) chia sẻ: Trung bình, một “phượt thủ” chạy được khoảng 90 – 200km mỗi tuần và đóng góp cho quỹ từ thiện từ 90.000 đến 200.000 đồng. Toàn bộ số tiền do các “phượt thủ” đóng góp sẽ được dùng ủng hộ quán cơm 2.000 đồng, vì thế mà chương trình có tên là “Chạy bộ kiếm cơm”. Ngoài số tiền do các “phượt thủ” đóng góp, số tiền “thách đấu” quãng đường chạy từ các thành viên  để ủng hộ thêm cho quỹ cũng khá lớn. Đều đặn mỗi tháng, nhóm “phượt” VietRunners & Friends tại TP. HCM đã ủng hộ được cho quán cơm từ thiện 2.000 đồng số tiền từ 7 đến 10 triệu đồng.

Phượt chạy bộ

Cẩn trọng không thừa

Trào lưu chạy bộ đang nở rộ và thu hút đông đảo các bạn trẻ. Tuy nhiên, các bạn trẻ khi tham gia cần phải có quá trình luyện tập kỹ càng và cần trang bị cho mình các kỹ năng cần thiết để tránh gặp nguy hiểm trong khi “phượt”. Trong thực tế, đã có không ít “phượt thủ” gặp nguy hiểm bất ngờ trên cung đường “phượt”. Câu chuyện của Phạm Minh Tuấn (trường CĐ Kinh tế TP. HCM) là một bài học cho bất cứ ai tham gia “phượt” chạy bộ. Tuấn cho biết, cách đây không lâu, cậu tham gia một chuyến “phượt” từ TP. HCM về Long An. Do tận dụng “phượt” vào buổi tối để tránh nắng nên nhóm của Tuấn xuất phát tại TP. HCM lúc 20h. Gần đến Long An, Tuấn tự ý tách nhóm để vào một quán tạp hóa ven đường mua thêm đồ dùng cá nhân. Khi đang một mình bám theo đội “phượt” thì bất ngờ Tuấn bị một số thanh niên lạ mặt chặng đường cướp tiền và toàn bộ vật dụng trong balô.

Ngoài ra, có một số bạn tham gia “phượt” chạy bộ nhưng chưa được huấn luyện và trang bị kiến thức cần thiết nên có thể sẽ bị đuối sức và ngất xỉu trên chặng “phượt”. Đặc biệt, nếu bị đuối sức ở các khu vực hoang vu, không có trạm y tế mà đồng đội không biết cách sơ cứu kịp thời thì sẽ rất nguy hiểm. Lời khuyên cho các bạn là hãy chuẩn bị thật kỹ về thể lực và kỹ năng để có một chuyến “phượt” trải nghiệm an toàn, thú vị.

 Để có một chuyến “phượt” chạy bộ an toàn:

- Đọc thông tin và vạch sẵn lộ trình.

- Không nên mang quá nhiều thứ.

- Tìm bạn đồng hành an toàn.

- Thường xuyên rèn thể lực.

- Nên hạn chế đến những vùng có nhiệt độ cao...

Theo Báo Sinh Viên Việt Nam số 45
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Nữ sinh Ngoại giao tài sắc vẹn toàn từng đăng quang Nữ hoàng trang sức Việt Nam

Nữ sinh Ngoại giao tài sắc vẹn toàn từng đăng quang Nữ hoàng trang sức Việt Nam

SVVN - Đăng quang ngôi vị Nữ hoàng Trang sức Việt Nam 2022 khi mới 18 tuổi, Nguyễn Hoàng Yến hiện đang là sinh viên năm nhất Học viện Ngoại giao. Không chỉ duyên dáng, đa tài, nữ sinh gốc Quảng Ninh còn sở hữu một loạt thành tích khủng trong học tập và các phong trào hoạt động Đoàn - Đội, hoạt động xã hội.
Chọn chữ Tâm làm kim chỉ nam trong cuộc sống

Chọn chữ Tâm làm kim chỉ nam trong cuộc sống

SVVN - Phạm Quốc Anh (sinh năm 2003) quê thôn Mạc Xá, xã Quang Phục, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, đang là sinh viên năm thứ 2 của trường Cao đẳng Dược Trung ương Hải Dương. Quốc Anh là thủ khoa của kỳ thi tuyển chọn vào lớp chất lượng cao của trường. Chàng trai này đang là trưởng câu lạc bộ tin học, ủy viên ban chấp hành Đoàn trường. 
Chàng diễn viên điển trai là Phó Bí thư Đoàn trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM

Chàng diễn viên điển trai là Phó Bí thư Đoàn trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM

SVVN - Là Phó bí thư Đoàn trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM, được nhận khen thưởng của Khối Bộ Văn hoá, Thể thao và Du Lịch, Đức Nguyên – sinh viên chuyên ngành Diễn viên kịch, điện ảnh – truyền hình mong muốn bên cạnh niềm đam mê nghệ thuật có thể cống hiến sức trẻ thật có ích.
Quán quân 'Trường Teen' cùng hành trình truyền tình yêu tranh biện tới giới trẻ

Quán quân 'Trường Teen' cùng hành trình truyền tình yêu tranh biện tới giới trẻ

SVVN - Nhiệt tình, cởi mở và luôn sẵn sàng chia sẻ về tình yêu đối với tranh biện, đó là những ấn tượng đầu tiên về Lê Bá Ngọc Khánh, chàng sinh viên năm 3 chuyên ngành Tài chính tiên tiến, trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Được biết đến với danh hiệu Quán quân cuộc thi tranh biện “Trường Teen” năm 2018, đến nay, Khánh đã và đang trong hành trình truyền tình yêu bộ môn này tới giới trẻ, cùng những đêm trắng “miệt mài” cùng tranh biện.
Nữ sinh trường Y đa tài, sở hữu nhan sắc ngọt ngào cuốn hút và câu chuyện bén duyên với nghề mẫu ảnh

Nữ sinh trường Y đa tài, sở hữu nhan sắc ngọt ngào cuốn hút và câu chuyện bén duyên với nghề mẫu ảnh

SVVN - Nguyễn Kiều Trang (sinh năm 2002) là sinh viên năm 3 ngành Cử nhân Dinh dưỡng, Trường Đại học Y Hà Nội. Cô nàng gen Z xinh xắn được biết đến là cô gái đảm đang, khéo léo và hiện đang là gương mặt “đắt show” cho nhiều studio trang điểm cũng như các shop thời trang.
Học Thạc sĩ từ năm 4, nữ sinh xuất sắc trường Nhân văn từng bị hiểu nhầm lêu lổng vì đam mê xe 67

Học Thạc sĩ từ năm 4, nữ sinh xuất sắc trường Nhân văn từng bị hiểu nhầm lêu lổng vì đam mê xe 67

SVVN - Huỳnh Thị Kiều Nhi (sinh năm 2001) là sinh viên năm tư, chuyên ngành Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học KHXH&NV -ĐHQG TP. Hồ Chí Minh. Trong những năm đại học, Nhi từng đạt danh hiệu Hoa Trạng Nguyên 2019, Sinh viên 5 tốt cấp Liên chi hội; Chi hội trưởng xuất sắc khoa Ngữ văn Anh. Hiện tại, cô bạn đã là giáo viên tiếng Anh ở nhiều cơ sở giáo dục. Những thành quả ở tuổi 22 kể trên chính là thành quả của một hành trình “tôi đi tìm tôi” bền bỉ trên từng chặng đường trưởng thành.