Rèn kỹ năng chuyên ngành từ các hoạt động hỗ trợ trẻ

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Hiện nay, hoạt động của nhiều câu lạc bộ kỹ năng dành cho trẻ tại TP. HCM đang trong giai đoạn hoạt động cao điểm. Đây là cơ hội để nhiều sinh viên làm thêm và tiếp xúc với các công việc liên quan đến chuyên ngành học.

Bén duyên với trẻ

Trần Huyền Phương Trang (ngành Quan hệ công chúng, trường ĐH Văn Lang) đang tham gia hợp tác để hỗ trợ giảng dạy kỹ năng cho trẻ em từ 8 đến 12 tuổi tại CLB Dã ngoại nhí Sài Gòn. Thông qua các buổi dã ngoại, tham quan di tích lịch sử tại TP. HCM và địa bàn các tỉnh lân cận, cùng những buổi workshop đa dạng,… đã giúp Trang có thêm nhiều kỹ năng thực hành. “Mình biết đến với câu lạc bộ thông quan một người thầy. Và mình nhận lời mời đến giao lưu với các em bằng các trò chơi hoạt náo trong buổi tham quan Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại TP. HCM và thưởng thức múa rối nước. Từ đây, mình cảm nhận được sự kết nối với các em nhỏ. Ngoài ra, mình còn quan tâm đến sức khỏe và tâm lý của các em”, Phương Trang chia sẻ.

Rèn kỹ năng chuyên ngành từ các hoạt động hỗ trợ trẻ ảnh 1

Phương Trang có thêm được nhiều kỹ năng khi làm các công việc liên quan đến trẻ.

Lê Thị Ngọc Thùy (Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam) lại chọn tham gia phụ trách lớp học bán trú Hè dành cho thiếu nhi tại Nhà thiếu nhi Q. 4. Thùy đảm nhận vai trò hỗ trợ, quản lý và hướng dẫn các em các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống hằng ngày. Ngoài ra, Thùy còn làm giáo viên kỹ năng của một số trung tâm kỹ năng sống tại TP. HCM.

Rèn kỹ năng chuyên ngành từ các hoạt động hỗ trợ trẻ ảnh 2

Ngọc Thùy trong một tiết dạy kỹ năng cho học sinh.

Phạm Phương Linh (khoa Ngữ Văn Anh, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM) đang nâng cao khả năng chuyên ngành với công việc trợ giảng tiếng Anh tại một trung tâm Anh ngữ. Linh chọn làm trợ giảng tiếng Anh vì phù hợp với ngành học hiện tại. Làm việc trong môi trường sử dụng tiếng Anh và trao đổi với thầy cô nước ngoài giúp cô nâng cao được kỹ năng nghe và nói. Phương Linh chia sẻ: “Vì làm đúng với ngành học và tiếp xúc với các em nhỏ dễ thương, năng động nên mình cảm thấy rất vui. Định hướng tương lai của mình sẽ là công việc liên quan đến tiếng Anh hay giảng dạy như vậy”.

‘Món quà’ nhận được khi tiếp xúc với trẻ

Với Ngọc Thùy, việc tham gia các câu lạc bộ kỹ năng cho trẻ giúp bản thân có thêm kinh nghiệm cho công việc chuyên ngành đang theo học. Đồng thời, Thùy cũng sẽ tự tin hơn, sáng tạo hơn và dễ hòa nhập hơn với các bạn ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Việc đồng hành thường xuyên cùng các em nhỏ vào các buổi tối hoặc những ngày cuối tuần cũng đã giúp Phương Trang có nhiều cảm xúc khó quên.

Sau lần tham gia chương trình “Tham quan Dinh Độc lập”, Khánh Ngân (ngành Công tác xã hội Học viện Cán bộ TP. HCM) cảm thấy thú vị vì lượng kiến thức và những trải nghiệm mà các thầy cô, các em nhỏ trong câu lạc bộ đã mang đến. “Với vai trò là một người hỗ trợ, quan sát các bé trong những chương trình, mình đã có kỹ năng xử lý những tình huống xảy ra bất ngờ. Và rèn luyện sự suy nghĩ chín chắn, luôn hòa đồng và nhiệt tình sẵn sàng chăm sóc các em”, Khánh Ngân bộc bạch.

Rèn kỹ năng chuyên ngành từ các hoạt động hỗ trợ trẻ ảnh 3

Làm việc cùng trẻ là cơ hội để Kim Ngân được thực hành các kiến thức về chuyên ngành.

Với cả bốn bạn đều nhận thấy việc khó khăn nhất là đảm bảo được sự tập trung của các bạn nhỏ và kiềm nén cảm xúc nóng nảy của bản thân để giao tiếp với các em. Nhiều trường hợp cần phải cứng, mềm tùy lúc để đảm bảo sự thoải mái và sẵn sàng hòa nhập cho các bé. Ngoài ra, ngôn ngữ là rào cản đối với các em nhỏ nước ngoài, nhưng mọi người vẫn rất cố gắng giao tiếp cơ bản để các bé theo kịp bài học và bạn bè.

Rèn kỹ năng chuyên ngành từ các hoạt động hỗ trợ trẻ ảnh 4

Kim Ngân (thứ hai bên phải) trong một hoạt động dã ngoại cho trẻ.

Anh Phan Thanh Trực, cũng mở trung tâm kỹ năng cho bé sau nhiều năm hỗ trợ các trường quốc tế. Trực cho biết sau mùa dịch, bước vào mùa Hè, phụ huynh quan tâm đến loại hình ngoại khóa này rất nhiều. Chỉ từ tháng Tư đến tháng Sáu, Trực đã dẫn tất cả hơn 120 bé tham gia các chương trình. Các bé tham gia đều đi một mình và trải nghiệm lên rừng xuống biển trong 2 - 3 ngày. Mới đây, Trực có hành trình cùng các bé trải qua 24 giờ thử thách ở Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu. “Các tour sinh tồn sẽ hướng dẫn trẻ ứng phó xử lý tình huống, những kỹ năng sinh tồn cần thiết như kỹ năng đi rừng, lội suối, sơ cứu cơ bản, nút thắt sinh tồn…”, Trực bộc bạch.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

SVVN - Cánh đồng cỏ lau tại Làng Đại học Thủ Đức đang đua nhau bung nở, rực rỡ một màu trắng muốt, tạo nên một khung cảnh thơ mộng, lãng mạn. Ngay sau khi lan truyền trên mạng xã hội, cánh đồng cỏ lau nhận được sự quan tâm lớn của cư dân mạng, thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh, lưu giữ những khoảnh khắc đẹp.
Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

SVVN - Chương trình nghệ thuật '50 năm Cảnh sát Cơ động - Những chặng đường vinh quang' là một trong những hoạt động văn hóa, nghệ thuật điểm nhấn trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Cơ động (15/4/1974 – 15/4/2024). Chương trình nói về lực lượng Cảnh sát Cơ động từ những ngày đầu mới thành lập, trải qua các giai đoạn trưởng thành, phát triển cho đến hôm nay.
Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

SVVN - Những ngày này, nhiệt độ tại TP. HCM luôn ở mức cao, phổ biến từ 37 - 39 độ C. Thời tiết nắng nóng, ngột ngạt khiến nhiều sinh viên tìm cách “chạy trốn”. Từ che chắn đến “ẩn nấp” ở thư viện, quán cà phê... đều được sinh viên áp dụng để chống chọi với cái nắng khắc nghiệt.
Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

SVVN - Không chỉ là hai trong 8 runner nữ có vinh dự được xếp pen E (Elite) chung với tuyển quốc gia tại "Giải Vô địch Quốc gia và Cự ly dài báo Tiền Phong" (Tiền Phong Marathon - TPM) lần thứ 65, năm 2024, tại Phú Yên, Nguyễn Thị Hưởng và Lê Thị Lai còn được biết đến là hai nữ runner có tiếng trong làng chạy phong trào, cùng nhiều thành tích cao ở các giải chạy lớn, nhỏ.
Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.