Robot cũng leo trèo hái dừa như thợ chuyên nghiệp

SVVN - Có lẽ thấy được mối nguy hiểm của việc trèo hái dừa thủ công, các chuyên gia của trường ĐH Amrita Vishwa Vidyapeetham (Ấn Độ) suốt 3 năm qua đã nghiên cứu và làm ra một robot có khả năng leo trèo và hái dừa nhanh và hiệu quả nhất.

Sáng chế này được công bố trên tạp chí IEEE/ASME Transactions on echatronics nhưng thực tế là Amaran, tên của robot này đã được nghiên cứu từ hơn 3 năm qua và hiện đã bước vào giai đoạn thử nghiệm thứ 6.

GS Rajesh Kannan Megalingam, “chủ xị” nhóm nghiên cứu của trường ĐH Amrita Vishwa Vidyapeetham cho biết robot Amaran có thể bám vào gốc cây, ôm chặt thân để di chuyển lên ngọn và thực hiện thao tác cắt trái thuần thục không thua gì một thợ hái dừa chuyên nghiệp.

Robot cũng leo trèo hái dừa như thợ chuyên nghiệp ảnh 1Các chuyên gia đang thử nghiệm robot Amaran.

Amaran sử dụng tám bánh xe cao su đa hướng kẹp vào thân cây để di chuyển từ gốc lên ngọn. Toàn bộ quá trình di chuyển này sẽ được điều khiển bằng một chiếc điện thoại để ra lệnh cho robot đi lên hoặc tụt xuống, thậm chí là lượn vòng quanh thân. Ngoài ra, Amaran còn tích hợp cả một mô-đun điều khiển, trình điều khiển động cơ, bộ điều khiển công suất và giao diện kết nối phương tiện không dây.

Sau khi leo đến buồng dừa, một cánh tay của robot sẽ “mọc” ra và hướng đến trái dừa cần hái. Thao tác cắt được thực hiện ngay sau đó nhờ một lưỡi cưa nhỏ trang bị bên trong cánh tay sẽ khiến trái dừa rơi xuống.

Trong các thử nghiệm thực địa được thực hiện tại một trang trại dừa, robot Amaran đã leo thành công những cây cao tới 15,2m, với độ nghiêng thân lên đến 30 độ. Do sử dụng nguồn năng lượng là từ pin, để phòng ngừa trường hợp “đang hay thì đứt dây đàn”, một bộ pin dự phòng sẽ ngay lập tức được kích hoạt để robot tụt xuống mặt đất.

Theo tính toán, Amaran di chuyển tuy không nhanh bằng thợ hái kiểu truyền thống nhưng lại làm việc lâu hơn, hiệu quả vì vậy cao hơn. Nếu một thợ hái mất trung bình gần 12 phút để hái một trái dừa thì Amaran phải mất đến 21,9 phút (do mất đến 14 phút cho việc bố trí bám vào gốc cây). Bù lại, robot có thể thu hoạch được 22 cây/ ngày trong khi một thợ hái lành nghề nhất cũng chỉ leo 15 cây/ ngày.

Sáng chế của các chuyên gia trường ĐH Amrita Vishwa Vidyapeetham đang rất được người dân Ấn Độ chờ đợi, vì góp phần giảm gánh nặng cho thợ hái dừa và nâng cao năng suất thu hoạch, bảo đảm an toàn. Ấn Độ có diện tích dừa thuộc hàng lớn nhất châu Á, lượng tiêu thụ dừa cũng khá lớn nhưng mỗi năm có rất nhiều vụ tai nạn đau lòng liên quan đến thợ hái dừa. Họ phải làm việc trong điều kiện thiếu an toàn, thù lao thấp và hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm lẫn…may rủi.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

AI Deepfake: Cú lừa công nghệ cao

AI Deepfake: Cú lừa công nghệ cao

SVVN - Deepfake - thủ đoạn giả mạo giọng nói và hình ảnh tinh vi - trở thành mối lo ngại của người dùng Internet trên toàn thế giới. Chuyên gia an ninh mạng Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC) cho biết, trong năm vừa qua, deepfake đã giúp các hacker thu về số tiền hàng trăm tỉ đồng.
Top 5 ứng dụng ghi chú trên điện thoại

Top 5 ứng dụng ghi chú trên điện thoại

SVVN - Ghi chú theo cách truyền thống bằng bút và giấy đáp ứng tốt nhu cầu của một số người, nhưng nếu bạn có điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng thì việc sử dụng ứng dụng ghi chú thực sự có thể thay đổi cách bạn thực hiện công việc.