Rủi ro bằng 0, lợi nhuận bằng 0

Trong khởi nghiệp sáng tạo, khi tinh thần khởi nghiệp đạt ngưỡng tối ưu, lợi nhuận sẽ ở mức tối ưu, nhưng phải nhớ là rủi ro cũng bị đẩy lên tối đa (trong tầm chịu đựng). Muốn có lợi nhuận, buộc phải chấp nhận rủi ro. Nếu muốn rủi ro bằng 0, đương nhiên lợi nhuận cũng bằng 0.

Trong khởi nghiệp sáng tạo, khi tinh thần khởi nghiệp đạt ngưỡng tối ưu, lợi nhuận sẽ ở mức tối ưu, nhưng phải nhớ là rủi ro cũng bị đẩy lên tối đa (trong tầm chịu đựng). Muốn có lợi nhuận, buộc phải chấp nhận rủi ro. Nếu muốn rủi ro bằng 0, đương nhiên lợi nhuận cũng bằng 0.

Tôi chưa bao giờ thấy sáng tạo thực sự có giá thấp cả. Nguyễn Hà Đông là người khởi nghiệp sáng tạo thực sự. Flappy Bird là sản phẩm khởi nghiệp sáng tạo thực sự. Chính vì thế, lợi nhuận Nguyễn Hà Đông thu được vô cùng “khủng”.

Chỉ có sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo mới làm ra được những thành tựu kỳ vĩ. Tôi nói nôm na như thế này, một con gà làm thịt xong, mang đi luộc thì bán được mấy đâu, nhưng trong các nhà hàng Âu, có khi một con gà làm được 20 đĩa, mỗi đĩa chỉ cần ít thịt thôi, bày cùng năm củ khoai tây, trang trí đẹp, sang trọng, sạch sẽ, bán được 10 euro một đĩa đấy. Có sáng tạo, trí tuệ phải hơn chứ.

Khởi nghiệp sáng tạo nhiều cơ hội hơn khởi nghiệp truyền thống (khởi nghiệp từ một ý tưởng cũ) nhưng rủi ro cũng nhiều và “nặng đô” hơn nhiều.Chiếc laptop khi hỏng, bán đồng nát được có ba nghìn đồng, vậy mà mua mới là 20 triệu đồng, 30 triệu đồng, thậm chí còn hơn. Mấy mảnh linh kiện nhựa, nhôm, đồng này cân lên bán được vài nghìn là đúng rồi, nhưng trí tuệ, sáng tạo con người bỏ ra để biến những mảnh linh kiện nhựa, nhôm, đồng thành chiếc laptop cho bạn làm đủ thứ việc trên đời thì tôi nghĩ 20 triệu đồng, 30 triệu đồng vẫn rẻ chán.

Muốn khởi nghiệp thành công, cần nâng nguồn lực, tinh thần của mình lên mỗi ngày, đồng nghĩa với tinh thần chấp nhận rủi ro song hành.

Tuy nhiên, bạn phải lưu ý điều này, nâng nguồn lực, nâng tinh thần trên cơ sở có kiến thức, kỹ năng, không phải nâng bừa. Đừng nghe người ta xúi “Làm đi, chết thì làm lại con ơi!” mà cắm đầu cắm cổ làm.

Khởi nghiệp nhiều vấn đề lắm, nên có anh nghe xong hốt quá, không dám khởi nghiệp nữa, lại quay về “tớ gặp đám đông là tớ chẳng phát biểu, có tiền là tớ đi mua vàng, tớ chẳng làm gì, thế là bọn nó chết còn tớ chẳng chết”.

Phải so cái lúc họ sống giàu có, đẳng cấp chứ. Tinh thần như này thì khởi nghiệp sao được, cuộc đời có kỳ tích sao được, quốc gia phát triển sao được.

Tinh thần khởi nghiệp có, kiến thức, kỹ năng có thì cứ từng bước mà đẩy rủi ro lên, lợi nhuận lên. Nhưng cũng như mọi thứ trong cuộc sống này, cần phải có điểm ngưỡng rủi ro, giới hạn, trong tầm kiểm soát của “người chơi”.

Lợi nhuận của khởi nghiệp sáng tạo lớn nên dễ khiến mấy anh sếp ham hố mù quáng. Ham quá đà sẽ cứ đẩy rủi ro, lợi nhuận lên mà không cần biết nguồn lực của mình như nào, khả năng kiểm soát rủi ro của mình như nào… Máu quá bán cả nhà đi lấy vốn làm ăn. Máu nữa, đi buôn thuốc phiện luôn, đời cũng lao xuống dốc luôn.

Có một số ông dạy marketing giảng về khởi nghiệp cũng nói về vấn đề rủi ro và lợi nhuận, nhưng chỉ nói một vế của vấn đề (rủi ro cao, lợi nhuận cao) chứ không cảnh báo điểm tối ưu.

Lợi nhuận cao quá điểm tối ưu thì lại tụt xuống thôi mà. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp bất động sản thường đẩy rủi ro lên quá cao, với kỳ vọng lợi nhuận vượt mức tối ưu, nên “chết” như rạ.

(Trích từ bộ sách "Kỹ năng để thành công" của TS Lê Thẩm Dương mới được phát hành)

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Cách nào để được vào làm việc tại các tòa báo?

SVVN - Sáng nay, nhận được số báo đặc biệt, trên đó có bài viết của cậu con trai bên cạnh bài viết của người anh nổi tiếng đã đưa mình đến với nghề báo, mình sẽ trả lời câu hỏi của nhiều bạn sinh viên học báo chí hay hỏi mình: Làm thế nào để được vào làm việc tại các tòa soạn báo?
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Chọn ngành nghề vì thần tượng, rủi ro cao!

SVVN - Thằng cháu tôi cứ nằng nặc đòi theo học truyền thông vì muốn được giống như anh Lê Hồng Quang – Phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam tại châu Âu. Điều này hết sức bình thường trong cuộc sống và không chỉ có cháu tôi mà rất nhiều bạn trẻ khác đang chọn ngành học tương tự như vậy.
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Giàu hơn TS Lê Thẩm Dương quá dễ?

SVVN - Cách đây mấy năm báo Sinh Viên Việt Nam- Hoa Học Trò luôn có rất đông cộng tác viên là sinh viên các trường đại học. Nhiều bạn đến toà soạn không chỉ để viết bài cộng tác mà còn để được tham gia tổ chức các sự kiện, thậm chí chỉ đến để nói chuyện chia sẻ thông tin với các anh chị phóng viên, biên tập viên.
Bạn có bao nhiêu bộ mặt?

Bạn có bao nhiêu bộ mặt?

SVVN -   Có bạn nữ inbox qua facebook tâm sự vừa quyết định chia tay bạn trai vì phát hiện ra sự khác biệt quá lớn giữa những gì người ấy thể hiện trên facebook cá nhân và thực tế cuộc sống.
Ga Cẩm Giàng và những ký ức tuổi trẻ

Ga Cẩm Giàng và những ký ức tuổi trẻ

SVVN -   “Cẩm Giàng” bỗng trở thành là từ khoá rất “hot” mấy hôm nay. Hà Nội ra thông báo ai từ Cẩm Giàng, Hải Dương lên cũng phải khai báo y tế. Nhiều tỉnh thành khác cũng có thông báo như vậy vì Cẩm Giàng có thể sẽ là một ổ dịch COVID-19 mới.
Cơ hội từ... TẾT

Cơ hội từ... TẾT

SVVN - Từ hồi hay đi đến các trường đại học nói chuyện, nhiều bạn sinh viên kết bạn trên facebook và gọi tôi là Thầy. Lúc đầu nghe thấy ngượng vì mình có dạy các bạn ấy được điều gì to tát đâu, nhưng sau cũng... kệ. Những dịp Lễ Tết các bạn ấy hay nhắn tin chúc mừng, thậm chí có bạn viết những lá thư dài tâm sự.
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Tân sinh viên trước ngưỡng cửa tự lập

SVVN - Mấy hôm trước, các anh chị bên VTV6 mời nói về chủ đề Tân sinh viên trước ngưỡng cửa tự lập. Đây là chủ đề không xa lạ gì với tôi, vì tôi đã phụ trách nội dung hàng loạt chương trình Chào tân sinh viên do báo Sinh Viên Việt Nam tổ chức từ nhiều năm nay. Trước đó, tôi cũng là chủ biên các ấn phẩm “Cẩm nang tân sinh viên” của báo Sinh Viên Việt Nam – Hoa Học Trò.