Sáng tạo để tìm giải pháp nâng đỡ người khuyết tật

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Những sản phẩm tay, chân giả cho người khuyết tật nhìn tưởng đơn giản nhưng lại đặc thù theo mức độ thương tổn, không chỉ đòi hỏi sự tỉ mỉ của người làm mà chi phí cũng cao. Để khắc phục những nhược điểm, nhóm sinh viên tại Đà Nẵng đã đề xuất một giải pháp độc đáo.

Tại cuộc thi “ Sinh viên nghiên cứu khoa học TP. Đà Nẵng năm 2021”, nhóm sinh viên Phạm Văn Việt, Nguyễn Lương Nhân (lớp 18CDT1, bộ môn Cơ Điện tử, khoa Cơ khí, trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, ĐH Đà Nẵng) đã xuất sắc đoạt giải Nhất với đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng cảm biến Kinect phục vụ quá trình tạo mẫu tay chân giả cho người khuyết tật”.

TS Phan Nguyễn Duy Minh – trưởng nhóm nghiên cứu OVBOT của trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật (ĐH Đà Nẵng), giảng viên hướng dẫn của Việt, cho biết: Ở Việt Nam, có rất nhiều người tàn tật vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Người khuyết tật, nhất là khuyết tật chi thường rất khó khăn trong sinh hoạt, mưu sinh. Chưa kể những tổn thất về tinh thần. Để có thể sinh hoạt như người bình thường, các vật tư y tế như tay chân giả là những dụng cụ hỗ trợ thiết yếu đối với họ. Những sản phẩm này tuy đơn giản nhưng đặc thù theo mức độ thương tổn, đáp ứng được nhu cầu thì đòi hỏi người thợ phải thật lành nghề, tỉ mỉ, chi phí lớn.

Sáng tạo để tìm giải pháp nâng đỡ người khuyết tật ảnh 1

Sản phẩm thực tế thiết kế theo phương pháp của nhóm sinh viên.

Trong nghiên cứu này, nhóm Việt đề xuất ra một quy trình tạo mẫu độc đáo khi dùng cảm biến hình ảnh Kinect để quét các phần chi bị cụt. Sản phẩm được tạo ra qua các giai đoạn: Giai đoạn quét và thu đối tượng, giai đoạn xử lý đối tượng, giai đoạn thiết kế ổ mỏm cụt và cuối cùng là giai đoạn in 3D bằng máy in 3D với độ dày mỗi lớp là 0,2 mm, vật liệu được sử dụng ở đây là nhựa PLA.

Phạm Văn Việt cho biết, hiện nay, một số nước trên thế giới ứng dụng thành công công nghệ quét hình và in 3D phục vụ cho lĩnh vực chế tạo chi giả cho người khuyết tật, đặc biệt phục vụ cho công đoạn lấy mẫu mỏm cụt để chế tạo ổ chứa mỏm cụt (Socket) của chân giả. Trong khi đó tại Việt Nam, công nghệ này chưa được phổ biến. Công nghệ này giúp chúng ta giải quyết được những khuyết điểm của phương pháp cũ, tạo ra một bộ phận tay chân giả một cách nhanh chóng, vừa vặn với từng người mà giá cả lại hợp lí và góp phần đưa Việt Nam bắt kịp với công nghệ quét hình, in 3D trong chế tạo chi giả trên thế giới.

Sáng tạo để tìm giải pháp nâng đỡ người khuyết tật ảnh 2

Mô phỏng chụp và thiết kế chế tạo ổ mỏm cụt ở chân do nhóm của Việt thực hiện.

Theo Việt, thông thường để lấy mẫu hình dạng và kích thước cơ thể sẽ sử dụng máy quét hình 3D công nghiệp có chi phí rất đắt. Để phù hợp với điều kiện kinh tế ở Việt Nam, nhóm đề xuất một quy trình công nghệ tạo mẫu khác là dùng công nghệ quét hình 3D sử dụng cảm biến Kinect, là thiết bị cảm biến ngoại vi thu chuyển động phát triển bởi hãng Microsoft. Giải pháp này hoàn toàn mới, ít tốn kém. Đề tài này được nhóm của Việt thực hiện trong thời gian 6 tháng và kinh phí chỉ có 4 triệu đồng.

Ứng dụng cảm biến Kinect có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các máy scan 3D để thực hiện quá trình lấy mẫu mỏm cụt. Giải pháp này còn số hóa toàn bộ thông số về kích thước và hình dạng của chi khuyết tật từ đó tạo ra chi giả phù hợp hơn cho người sử dụng; Xử lý dữ liệu quét và thiết kế được ổ mỏm cụt; Thực hiện được việc chế tạo ổ mỏm cụt bằng công nghệ in 3D.

Sáng tạo để tìm giải pháp nâng đỡ người khuyết tật ảnh 3

Phạm Văn Việt thay mặt nhóm nhận giải thưởng.

TS Phan Nguyễn Duy Minh đánh giá: “Việc áp dụng quy trình này cho phép tiết kiệm đáng kể chi phí và thời gian, thêm vào đó với công nghệ này, bệnh nhân không cần phải bôi hoặc nhúng phần chi cụt vào bất cứ hóa chất hay chất phụ trợ nào cả. Việc thiết kế ổ mỏm cụt được thực hiện trên các phần mềm miễn phí từ dữ liệu quét hình cho phép tạo ra sản phẩm nhanh chóng và tương thích cao với mỏm cụt của bệnh nhân”.

Giải pháp này không chỉ ý nghĩa về mặt khoa học mà còn mang ý nghĩa nhân văn, giúp người khuyết tật tiếp cận với điều kiện sống tốt và hợp lý hơn.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Kỳ công phục dựng lồng đèn truyền thống trăm tuổi

Kỳ công phục dựng lồng đèn truyền thống trăm tuổi

SVVN - Trong khi nhiều người trẻ chọn con đường đi tìm cái mới, cái hiện đại để nâng cao đời sống tinh thần của người dân, thì vẫn có những người trẻ chọn hướng quay về với những giá trị xưa cũ của dân tộc: Chị Nguyễn Thị Kim Thủy và anh Nguyễn Hoàng Sơn (cựu sinh viên trường ĐH Kiến trúc TP. HCM), đồng sáng lập cửa hàng quà tặng văn hóa Khởi Đăng Tác Khí (KĐTK).
Chàng trai Hải Phòng kiên trì làm nội dung giáo dục trên TikTok: Không có đường tắt trong dạy và học

Chàng trai Hải Phòng kiên trì làm nội dung giáo dục trên TikTok: Không có đường tắt trong dạy và học

SVVN - Tốt nghiệp trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, Đặng Quốc Dũng (sinh năm 2000) hiện đang học Thạc sĩ ngành Giảng dạy Ngôn ngữ Anh tại trường Southern New Hampshire. Chàng trai gốc Hải Phòng còn được cộng đồng giáo viên, học sinh biết đến qua kênh TikTok “Dũng Đi Dạy” với những nội dung mang tính giáo dục cao liên quan đến việc dạy và học tiếng Anh.
Hành trình biến ‘giấc mơ nghệ thuật’ trở thành hiện thực của chàng trai từng nặng 100kg

Hành trình biến ‘giấc mơ nghệ thuật’ trở thành hiện thực của chàng trai từng nặng 100kg

SVVN - Từng là nạn nhân của body shaming, bị bạn bè “chê bai, dè bỉu”, chàng trai Nolan với thân hình quá khổ, mang trong mình ước mơ nghệ thuật đã quyết tâm thay đổi, “lột xác” để theo đuổi ước mơ. Bên cạnh đó là những khó khăn vô cùng khác, nhưng cũng không thể “dập tắt” niềm đam mê nghệ thuật của bản thân Nolan.
Áp lực tạo nên kim cương - Hành trình trở mình từ ‘viên ngọc thô’ của nam MC gốc Huế

Áp lực tạo nên kim cương - Hành trình trở mình từ ‘viên ngọc thô’ của nam MC gốc Huế

SVVN - Nguyễn Minh Hiếu - cựu sinh viên điển trai trường ĐH Công nghiệp Hà Nội - là gương mặt MC sự kiện quen thuộc trong cộng đồng MC Hà thành. Ít ai biết rằng, để đạt được những thành công như ngày hôm nay, Minh Hiếu đã phải đối mặt với muôn vàn áp lực, từ đó nỗ lực thay đổi và ghi dấu ấn trong lòng khán giả, trở thành MC/BTV của VTC News.
Những 'bóng hồng' tình nguyện viên

Những 'bóng hồng' tình nguyện viên

SVVN - 200 liên lạc viên, tình nguyện viên phục vụ Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 được tổ chức tại Hà Nội, từ ngày 14 - 17/9. Các tình nguyện viên như là một 'đại sứ văn hoá' để giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam và những thành tựu phát triển mà Việt Nam đạt được.