Sau này thế giới sẽ nhắc đến Việt Nam khi nhớ về COVID-19

SVVN - Hồi tôi sang Pháp lần đầu, lơ nga lơ ngơ giống như từ quê ra tỉnh. Sợ nhất là thời gian đầu đi tàu điện ngầm vì có quá nhiều ga, lên xuống xuôi ngược hoa hết cả mắt. 

Và cách hiệu quả nhất của những ngày đầu tiên ấy, theo kinh nghiệm của các anh chị đi trước, là hỏi người bản xứ ở gần đó (tốt nhất là hỏi người trung tuổi). Các anh chị còn dặn, trước khi hỏi đường thì tốt nhất nên giới thiệu luôn “Tôi là sinh viên người Việt Nam mới sang” (để người bản xứ đỡ nhầm với một số công dân châu Á khác mà họ không thích). Lúc đầu, tôi không nghe lời các anh chị đi trước vì thấy kì kì thế nào ấy, đi hỏi đường mà lại giới thiệu quốc tịch trước. Thực tế thì 90% người được hỏi sẽ hỏi lại tôi: “Mày từ đâu đến?”. Khi tôi trả lời là người Việt Nam thì hầu hết sắc mặt của người hỏi thay đổi. Họ nhiệt tình hơn hẳn và bắt đầu nhắc đến những cụm từ: Điện Biên Phủ, Võ Nguyên Giáp, Hồ Chí Minh, Thắng Mỹ... Với họ, những gì Việt Nam đã làm được trong hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ thật phi thường và đáng ngưỡng mộ. Và mỗi lần như thế tôi lại cảm thấy như được tiếp thêm sức mạnh, tự tin hơn trong những ngày đầu tiên xa nhà.

Vợ chồng tôi có một số bạn người nước ngoài, chủ yếu là ở châu Âu. Trong những ngày mà số lượng người dương tính và chết vì SARS-CoV-2 trên thế giới cứ hôm sau cao hơn hôm trước như thế này thì quả thật chúng tôi rất hồi hộp. Cho đến thời điểm hiện tại, ở Việt Nam vẫn chưa có người chết vì căn bệnh này, rất nhiều bệnh nhân, trong đó có nhiều người nước ngoài, đã bình phục sau khi được các y bác sĩ Việt Nam chăm sóc, điều trị. Bây giờ vẫn còn quá sớm để nói rằng Việt Nam đã chiến thắng tuyệt đối trong cả cuộc chiến chống COVID-19, nhưng những gì Việt Nam đã làm được cho đến thời điểm hiện nay cũng đã khiến thế giới phải ngả mũ thán phục. Tôi rất tin vào thắng lợi vang dội của Việt Nam trong cuộc chiến này và biết đâu sau này khi nhắc đến Việt Nam, người nước ngoài lại nhớ đến kỳ tích chiến thắng COVID-19.

Sau đại dịch sẽ là những tháng ngày khó khăn với từng người, từng gia đình, từng doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp du lịch lữ hành. Nhưng với tình cảm mà người nước ngoài dành cho Việt Nam qua đại dịch COVID-19 thì chắc chắn mảnh đất hình chữ S sẽ là điểm đến yêu thích (hơn hẳn trước đây) với nhiều khách nước ngoài. Dịch chưa hết, nhưng chúng tôi đã nhận được kha khá đề nghị hẹn gặp nhau tại Hà Nội.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tiến sĩ Khúc Thế Anh chia sẻ 'bí kíp' quản lý tài chính, giúp tân sinh viên không rơi vào 'bẫy' chi tiêu

Tiến sĩ Khúc Thế Anh chia sẻ 'bí kíp' quản lý tài chính, giúp tân sinh viên không rơi vào 'bẫy' chi tiêu

SVVN - Tiếp tục loạt bài viết chào đón các tân sinh viên năm học 2024-2025, Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, Báo Tiền Phong mời bạn gặp gỡ tiến sĩ Khúc Thế Anh, giảng viên Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Ông Khúc Thế Anh sẽ chia sẻ về kỹ năng quản lý tài chính dành cho tân sinh viên.
Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Làm phóng sự hay, phải lặn giỏi!

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Làm phóng sự hay, phải lặn giỏi!

SVVN - Người làm phóng sự giỏi ngoài việc chắc kiến thức chuyên môn còn phải lặn giỏi, để thấy được 7 phần còn lại của tảng băng trôi. Bởi nếu đã bỏ công đi tìm thì phải tìm cho ra sự thật hoàn chỉnh. Đó chính là cốt lõi chia sẻ của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân trong một buổi nói chuyện với sinh viên báo chí Hà Nội.
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Cách nào để được vào làm việc tại các tòa báo?

SVVN - Sáng nay, nhận được số báo đặc biệt, trên đó có bài viết của cậu con trai bên cạnh bài viết của người anh nổi tiếng đã đưa mình đến với nghề báo, mình sẽ trả lời câu hỏi của nhiều bạn sinh viên học báo chí hay hỏi mình: Làm thế nào để được vào làm việc tại các tòa soạn báo?
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Chọn ngành nghề vì thần tượng, rủi ro cao!

SVVN - Thằng cháu tôi cứ nằng nặc đòi theo học truyền thông vì muốn được giống như anh Lê Hồng Quang – Phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam tại châu Âu. Điều này hết sức bình thường trong cuộc sống và không chỉ có cháu tôi mà rất nhiều bạn trẻ khác đang chọn ngành học tương tự như vậy.
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Giàu hơn TS Lê Thẩm Dương quá dễ?

SVVN - Cách đây mấy năm báo Sinh Viên Việt Nam- Hoa Học Trò luôn có rất đông cộng tác viên là sinh viên các trường đại học. Nhiều bạn đến toà soạn không chỉ để viết bài cộng tác mà còn để được tham gia tổ chức các sự kiện, thậm chí chỉ đến để nói chuyện chia sẻ thông tin với các anh chị phóng viên, biên tập viên.
Bạn có bao nhiêu bộ mặt?

Bạn có bao nhiêu bộ mặt?

SVVN -   Có bạn nữ inbox qua facebook tâm sự vừa quyết định chia tay bạn trai vì phát hiện ra sự khác biệt quá lớn giữa những gì người ấy thể hiện trên facebook cá nhân và thực tế cuộc sống.
Ga Cẩm Giàng và những ký ức tuổi trẻ

Ga Cẩm Giàng và những ký ức tuổi trẻ

SVVN -   “Cẩm Giàng” bỗng trở thành là từ khoá rất “hot” mấy hôm nay. Hà Nội ra thông báo ai từ Cẩm Giàng, Hải Dương lên cũng phải khai báo y tế. Nhiều tỉnh thành khác cũng có thông báo như vậy vì Cẩm Giàng có thể sẽ là một ổ dịch COVID-19 mới.