Sinh viên Bách khoa chế tạo thiết bị giám sát truyền dịch cho bệnh nhân COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Chỉ với chiếc điện thoại thông minh, các y, bác sĩ và người nhà bệnh nhân có thể tự giám sát truyền dịch bằng cách quét mã QR. Đó chính là những ưu điểm nổi bật trong đề tài “Nghiên cứu, ứng dụng bức xạ hồng ngoại trong cảnh báo sớm truyền dịch y tế” do nhóm sinh viên trường ĐH Bách khoa Hà Nội thực hiện.

Nhóm gồm 5 thành viên: Nguyễn Văn Hà (K61), Ngô Mạnh Tùng (K62), Trần Việt Cường (K62), Triệu Văn Đức (K61), Phạm Thành Tôn (K61).

Theo nhóm trưởng Nguyễn Văn Hà, cuối tháng 3/2020, dịch COVID-19 bùng phát ở Việt Nam, y, bác sĩ tại tuyến đầu phải chịu áp lực rất lớn. Tất cả bệnh nhân COVID-19 đều phải cách ly và không có người thân chăm sóc, nên các bệnh viện phải cần nhiều y, bác sĩ hơn.

Mặt khác, khi bệnh nhân truyền dịch, người thân cũng phải theo dõi quá trình truyền. Từ thực tế này, nhóm đã đưa ra ý tưởng sản xuất một sản phẩm giám sát truyền dịch, nhằm giảm vất vả cho y, bác sĩ, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

Nhóm bạn trẻ với thiết bị ứng dụng hồng ngoại cảnh báo sớm trong truyền dịch y tế

Nhóm sinh viên trường ĐH Bách khoa Hà Nội với thiết bị ứng dụng bức xạ hồng ngoại cảnh báo sớm trong truyền dịch y tế.

Tuy nhiên, biến ý tưởng thành thực tế khiến nhóm gặp nhiều khó khăn. May mắn, nhóm được TS Cao Xuân Bình cùng các thầy cô giáo là giảng viên Viện Cơ khí, trường ĐH Bách khoa Hà Nội hướng dẫn, hỗ trợ. Các thành viên trong nhóm cũng tham khảo, tiếp thu các ý kiến đóng góp để đưa vào sản phẩm.

Sau gần một năm miệt mài nghiên cứu, với nhiều đêm không ngủ, nhóm bạn trẻ đã tạo ra sản phẩm ứng dụng bức xạ hồng ngoại trong cảnh báo sớm truyền dịch y tế.

“Điểm mới và sáng tạo của sản phẩm này là các thiết bị trong một phòng, một tầng, một khu vực sẽ được liên kết với nhau, nhận tín hiệu từ bộ vi xử lý qua sóng Wi-Fi, thông qua giao thức MQTT (Message Queuing Telemetry Transport). Các thông số sẽ hiển thị trên máy tính ở phòng trực qua phần mềm giám sát và cơ sở dữ liệu tích hợp”, Phạm Thành Tôn cho biết.

Từ đó, nhân viên giám sát sẽ quản lý được tất cả bệnh nhân đang sử dụng bình truyền dịch, bao gồm danh sách các bệnh nhân, loại dung dịch đang được truyền, tốc độ truyền, số lượng bình cần truyền, số lượng bình đã thay… Dữ liệu có thể được trao đổi và theo dõi từ nhiều thiết bị ngoại vi khác nhau.

Bên cạnh đó, thiết bị sẽ hiển thị vận tốc truyền và dự đoán thời gian hết dung dịch để cảnh báo y, bác sĩ cần phải đến thay bình truyền. Với ưu điểm này, một bác sĩ, điều dưỡng có thể chăm sóc cho nhiều bệnh nhân cùng một lúc, tiết kiệm thời gian, sức lực và trên hết là bảo đảm an toàn cho bệnh nhân.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Dự án Trung Thu Cùng Bé Vùng Cao của cô bạn 'Bống Chè Bưởi'

Dự án Trung Thu Cùng Bé Vùng Cao của cô bạn 'Bống Chè Bưởi'

SVVN - “Bống Chè Bưởi” là biệt danh của cô bạn Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc, đang là học sinh lớp 11 tại Hà Nội. Năm 10 tuổi, Bảo Ngọc được nhiều khán giả yêu mến qua chương trình “Mặt trời bé con” với hình ảnh cô bé đến từ Tuyên Quang biết kinh doanh món chè bưởi như người lớn. Đến nay, Bảo Ngọc đã nấu chè và bán chè được gần 9 năm, dự án “Chè bưởi Bống nấu” của cô bạn còn gọi vốn thành công ở chương trình Shark Tank Việt Nam năm 2018.
Kỳ công phục dựng lồng đèn truyền thống trăm tuổi

Kỳ công phục dựng lồng đèn truyền thống trăm tuổi

SVVN - Trong khi nhiều người trẻ chọn con đường đi tìm cái mới, cái hiện đại để nâng cao đời sống tinh thần của người dân, thì vẫn có những người trẻ chọn hướng quay về với những giá trị xưa cũ của dân tộc: Chị Nguyễn Thị Kim Thủy và anh Nguyễn Hoàng Sơn (cựu sinh viên trường ĐH Kiến trúc TP. HCM), đồng sáng lập cửa hàng quà tặng văn hóa Khởi Đăng Tác Khí (KĐTK).
Chàng trai Hải Phòng kiên trì làm nội dung giáo dục trên TikTok: Không có đường tắt trong dạy và học

Chàng trai Hải Phòng kiên trì làm nội dung giáo dục trên TikTok: Không có đường tắt trong dạy và học

SVVN - Tốt nghiệp trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, Đặng Quốc Dũng (sinh năm 2000) hiện đang học Thạc sĩ ngành Giảng dạy Ngôn ngữ Anh tại trường Southern New Hampshire. Chàng trai gốc Hải Phòng còn được cộng đồng giáo viên, học sinh biết đến qua kênh TikTok “Dũng Đi Dạy” với những nội dung mang tính giáo dục cao liên quan đến việc dạy và học tiếng Anh.
Hành trình biến ‘giấc mơ nghệ thuật’ trở thành hiện thực của chàng trai từng nặng 100kg

Hành trình biến ‘giấc mơ nghệ thuật’ trở thành hiện thực của chàng trai từng nặng 100kg

SVVN - Từng là nạn nhân của body shaming, bị bạn bè “chê bai, dè bỉu”, chàng trai Nolan với thân hình quá khổ, mang trong mình ước mơ nghệ thuật đã quyết tâm thay đổi, “lột xác” để theo đuổi ước mơ. Bên cạnh đó là những khó khăn vô cùng khác, nhưng cũng không thể “dập tắt” niềm đam mê nghệ thuật của bản thân Nolan.
Áp lực tạo nên kim cương - Hành trình trở mình từ ‘viên ngọc thô’ của nam MC gốc Huế

Áp lực tạo nên kim cương - Hành trình trở mình từ ‘viên ngọc thô’ của nam MC gốc Huế

SVVN - Nguyễn Minh Hiếu - cựu sinh viên điển trai trường ĐH Công nghiệp Hà Nội - là gương mặt MC sự kiện quen thuộc trong cộng đồng MC Hà thành. Ít ai biết rằng, để đạt được những thành công như ngày hôm nay, Minh Hiếu đã phải đối mặt với muôn vàn áp lực, từ đó nỗ lực thay đổi và ghi dấu ấn trong lòng khán giả, trở thành MC/BTV của VTC News.