Sinh viên báo chí với kịch nói

0:00 / 0:00
0:00
TP - Giữa rất nhiều loại hình nghệ thuật, sân chơi đặc sắc, các bạn sinh viên báo chí đã chọn trải nghiệm bộ môn kịch nói để phát triển và lưu giữ nét đẹp của loại hình nghệ thuật truyền thống này, đồng thời cũng trau dồi bản thân những kỹ năng cần thiết cho công việc tương lai.

Khởi nguồn đam mê

Đó là những bạn trẻ đang sinh hoạt trong Câu lạc bộ (CLB) Kịch khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TPHCM. Ban đầu CLB chỉ là sân chơi của các bạn trẻ không chuyên, nhưng với niềm yêu thích kịch nói, các thành viên đã lập ra dự án Sân khấu Kịch báo chí Nhân văn với mục tiêu lan tỏa loại hình nghệ thuật này đến với nhiều bạn trẻ. Hiện tại, CLB tập hợp khoảng 50 bạn sinh viên yêu mến bộ môn này.

Sinh viên báo chí với kịch nói  ảnh 1

Một phân cảnh trong vở diễn “Buồn hết đêm nay”

Nói về sự ra đời của CLB, Đức Huy (cựu sinh viên khoa BC&TT) cho biết trong một lần sinh viên khoa về Bình Phước tham gia chiến dịch Xuân tình nguyện, chàng cán bộ Đoàn và các bạn tự tập một số tiết mục kịch để diễn cho bà con xem. Dần dà, với niềm yêu thích kịch nói, các bạn đã quyết định thành lập câu lạc bộ để có một “mái nhà chung” cùng nhau phát huy niềm yêu thích.

Nhiều năm nay, mặc dù đã ra trường và bận rộn với công việc bên ngoài, chàng đạo diễn nhiệt tâm của CLB vẫn luôn gắn bó, đồng hành cùng các thế hệ đàn em sáng tạo những vở diễn đậm đà hơi thở cuộc sống.

Đa số các vở diễn của CLB đều do Huy viết kịch bản và làm đạo diễn. “Mặt trời soi kiếp rong chơi” năm 2018 là vở đầu tiên CLB ra mắt với ý nghĩ chỉ thử nghiệm cho một mùa diễn - một suất diễn chứ chưa xác định làm lâu dài. Thế nhưng, nhờ sự ủng hộ của khán giả, cả những lời tán dương lẫn đóng góp, phê bình cùng niềm hạnh phúc của ekip khi cùng nhau tạo nên tác phẩm sân khấu đã là động lực để tác giả trẻ này và các cộng sự xây đắp những mùa diễn tiếp theo. Đến nay, Sân khấu Kịch Báo chí Nhân văn đã tổ chức thành công 8 mùa diễn, ra mắt khán giả nhiều vở kịch dài ấn tượng như: Lá hát như mưa, Nằm khóc một mình, Trái tim hóa thạch, Đạo chích và Quốc vương...

“Trẻ hóa” nghệ thuật truyền thống

Sinh viên báo chí với kịch nói  ảnh 2

Các bạn hăng say tập luyện để mang đến vở diễn chất lượng

Ảnh: CLB Kịch

Mới đây, Sân khấu Kịch Báo chí Nhân văn đã ra mắt Mùa diễn 8 với vở kịch “Buồn hết đêm nay”. Đây cũng là vở kịch đầu tiên được lấy bối cảnh nước ngoài. Hồng Hạnh, Phó ban Sản xuất cho hay, vì đều là sinh viên không chuyên làm kịch nên các thành viên tiếp cận với văn hóa nước ngoài chỉ đơn giản là tìm hiểu gián tiếp thông qua mạng xã hội và sách báo. “Điều khó khăn nhất là làm sao để khán giả hình dung được không gian văn hóa, phong cách sống của đất nước Nhật Bản thông qua đạo cụ và cảnh trí trên sân khấu”, cô bạn nói thêm.

Đêm cuối tháng 5 vừa qua, suất diễn đầu tiên của vở đã chính thức ra mắt đông đảo khán giả ngay tại hội trường Văn khoa của nhà trường, nơi các bạn học tập. Say sưa theo dõi tác phẩm này, Khánh An (sinh viên năm 3, Đại học Swinburne Việt Nam) bày tỏ bất ngờ từ nội dung đến khả năng diễn xuất của các diễn viên không chuyên. Theo Khánh An, các bạn sinh viên đã làm cô bất ngờ khi các bạn nhập vai rất hay, thể hiện cảm xúc một cách chuyên nghiệp cứ như thành viên của một đoàn lưu diễn nào đó. “Vở kịch kể một câu chuyện dù ở một đất nước xa xôi nhưng khi xem mình cảm giác nó như đang hiện diện xung quanh mình”, nữ sinh nói thêm.

Sinh viên báo chí với kịch nói  ảnh 3

Các bạn sinh viên tự tay lo liệu đạo cụ, cảnh trí cho mỗi vở diễn

Ảnh: CLB Kịch

Cũng là một khán giả theo dõi vở diễn, ThS. Nguyễn Thị Minh Diệu, giảng viên khoa BC&TT vui mừng, xúc động với sự hóa thân của các bạn trẻ. Cô cho hay, xem các bạn sinh viên đóng nhưng không nghĩ các bạn diễn mà đang sống cuộc đời của các nhân vật. “Mình không nhận ra đó là sinh viên quen thuộc mà chỉ nhìn thấy những nghệ sĩ thực thụ đã sống cạn mình cho vai diễn. Vở kịch dài 3 tiếng đã chạm đến cảm xúc khán giả. Bỏ qua những vụng về của sinh viên không phải trường sân khấu - điện ảnh, thoại hay, mảng miếng tung tẩy đủ duyên, dàn diễn viên lung linh là những điểm cộng thêm cho vở diễn”, nữ giảng viên chia sẻ trên trang cá nhân ngay sau khi theo dõi buổi diễn.

Truyền lửa đam mê

Đa số thành viên CLB đều là sinh viên, các bạn đều phải tự cân bằng thời gian giữa việc học chính khóa, làm thêm và tham gia tập kịch. Trải lòng về thời gian tập luyện vở kịch “Buồn hết đêm nay” mà mình là diễn viên chính, Bích Duy cho hay: “Giai đoạn ấy rất nhiều thử thách vì ngoài việc học và tập kịch, mình vẫn phải đảm bảo công việc cá nhân đúng tiến độ. Buổi sáng và trưa mình cố gắng hoàn tất các công việc cá nhân và việc học, buổi tối trong tuần thường sẽ đi tập kịch. Rất may mắn là các anh chị và bạn bè trong đội luôn hỗ trợ, đồng hành nên mọi thứ vẫn suôn sẻ, không gặp quá nhiều trở ngại”.

Với một số thành viên khác, việc được tham gia vào sân khấu kịch đã giúp bạn có thêm nhiều kỹ năng, trau dồi nhiều kiến thức bổ ích. Gia Bảo khẳng định, nhờ những kỹ năng và trải nghiệm từ môn kịch nói, bạn học được nhiều nhất kỹ năng để thấu hiểu, bày tỏ tình cảm. Ngoài ra, Bảo cũng học được cách điều khiển các biểu cảm trên gương mặt, kỹ năng biên tập, kỹ năng điều chỉnh giọng nói… “Sau nhiều lần tìm hiểu và phân tích tâm lý của nhân vật, mình cũng học được cách thấu hiểu những người xung quanh qua những điều họ làm, những lời họ nói. Hiểu được rằng con người ai cũng có mâu thuẫn nội tâm và nỗi lòng riêng của họ, do đó cần yêu thương và lắng nghe nhiều hơn là chỉ trích hay phản đối”, Gia Bảo tâm sự.

Với Thanh Hương, được sống trong không khí làm việc hăng say của tập thể đồng trang lứa, các bạn đã tự dung hòa, cân đối việc học, việc làm thêm và tham gia mùa diễn. “Nhờ sức trẻ của các thành viên như dám đam mê, dám thử, dám làm đã tiếp thêm rất nhiều ngọn lửa để mình tham gia đội kịch”, Hương nói.

Hoàng Khôi cho biết, sau khi tốt nghiệp bạn vẫn muốn tham gia CLB, có thể ở một vai trò hỗ trợ khác như viết kịch bản, hoặc hướng dẫn cho các em đi sau để truyền lửa đam mê cho thế hệ nối tiếp. “Dù bằng cách nào, mình vẫn muốn đóng góp cho CLB bằng hết cái tâm”, Khôi bộc bạch.

Liên hoan phim tài liệu của sinh viên báo chí

Với mục đích giới thiệu các tác phẩm phim tài liệu của sinh viên, đồng thời tạo cơ hội học hỏi, giao lưu cho sinh viên các lớp, khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học KHXH&NV TPHCM tổ chức Liên hoan Phim tài liệu sinh viên lần thứ nhất – năm 2024, với sự tham gia của gần 20 tác phẩm là phim tài liệu của các sinh viên năm 3 trong khoa. Đây là những sản phẩm từ quá trình học tập bộ môn Phim tài liệu. Ở đó, các nhóm sinh viên đều tự tìm kiếm đề tài, lập kế hoạch sản xuất, tổ chức quay phim và hậu kỳ để cho ra tác phẩm hoàn chỉnh. Dự kiến đêm Chung kết sẽ diễn ra ngày 29/6 tới.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Ngư dân treo cờ mới chuẩn bị đón Tết trên biển. Ảnh: Lệ Thủy

Tết giữa đại dương

TP - Trong khi người người, nhà nhà tất bật chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 với gia đình, thì ở cảng cá Thọ Quang (TP. Đà Nẵng), các ngư dân miền Trung cũng đang tất bật chuẩn bị cho chuyến đi biển dài ngày và đón một cái Tết nữa giữa đại dương.
Về Vĩnh Sơn nghe chuyện làng rắn

Về Vĩnh Sơn nghe chuyện làng rắn

TP - Làng rắn Vĩnh Sơn (xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) gắn liền với truyền thống săn bắt rắn tự nhiên của người dân vào mùa xuân ấm áp. Theo thời gian, nơi đây hình thành làng nghề truyền thống nuôi rắn, mang lại cuộc sống đủ đầy cho người dân.
Thuần hóa 'thủy quái' trên dòng sông chảy ngược

Thuần hóa 'thủy quái' trên dòng sông chảy ngược

TP - Trước đây trên dòng sông chảy ngược có vô số loài cá "khủng". Người dân tộc thiểu số nơi đây có cách săn cá độc đáo, vừa bắt được cá vừa bảo vệ dòng sông đã bao đời gắn bó với họ. Theo thời gian, loài cá này dần khan hiếm. Để bảo tồn loài cá quý, một số người dân tiên phong thuần hóa chúng ở ao hồ nước tĩnh. Bước đầu thành công đã giúp họ tăng thêm thu nhập, góp phần phát triển kinh tế của địa phương.
Nghiệp đoàn trắng đêm

Nghiệp đoàn trắng đêm

TP - Khi phố phường đã chìm vào giấc ngủ, chợ đầu mối Hòa Cường (TP Đà Nẵng) vẫn nhộn nhịp người và xe cộ vào ra. Gần Tết, đoàn xe nông sản khắp nơi đổ về nhiều hơn, đồng nghĩa với những người làm nghề cửu vạn quần quật từ đêm đến sáng giữa tiết trời mưa lạnh. Nghiệp đoàn bốc xếp vận chuyển trắng đêm ở chợ đầu mối dẫu nhọc nhằn, nhưng ai cũng gắng chịu rét để Tết ấm hơn.
Năm Tỵ nói chuyện làm giàu từ rắn

Năm Tỵ nói chuyện làm giàu từ rắn

TP - Lâm Đồng những ngày này, đất đỏ cao nguyên đang khoe sắc xanh của những cánh đồng cà phê. Nhưng ở một góc xã Quảng Trị, một câu chuyện khởi nghiệp mới mẻ lại đang tạo dựng những kỳ tích khác biệt. Đó là câu chuyện của gia đình chị Tô Thị Cúc, người đã thành công với mô hình nuôi rắn ráo trâu, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của cả vùng đất này.
Một số tranh làng Sình

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

TP - Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.
Phụ nữ dân tộc Thái tham gia khua luống

Nhịp điệu ấm no

TP - Đến với các thôn người Thái ở xã vùng biên giới tỉnh Đắk Lắk, những bản hoà tấu chứa đựng tâm hồn, tình cảm và cốt cách của người dân nơi này như níu chân lữ khách. Mảnh đất này luôn đong đầy những kỷ niệm đẹp về tình quân dân biên giới.
Bà Trương Thị Thống, Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất võng gai ở xóm Long Thọ, xã Giai Xuân chia sẻ về cách làm võng gai

Đung đưa nhịp võng gai người Thổ

TP - Từ những cây gai hoang dại mọc trong rừng, với sự sáng tạo cùng bàn tay tài hoa của những người phụ nữ đồng bào Thổ ở Tân Kỳ (Nghệ An) đã tạo nên chiếc võng tinh xảo, đặc sắc. Qua thời gian, nghề đan võng gai nơi đây bị mai một nhưng những người có tâm huyết vẫn giữ nghề, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của quê hương, của đồng bào dân tộc Thổ.
Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

TP - Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.