Sinh viên bối rối khi trường đổi phương thức học đột ngột

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Số ca nhiễm tăng lên đúng thời điểm các trường đại học đón sinh viên trở lại đã khiến nhiều trường đại học trên địa bàn TP. Hà Nội và TP. HCM đã phải thông báo tạm hoãn lịch học trực tiếp, chuyển sang học trực tuyến. Điều này khiến sinh viên cảm thấy hụt hẫng, gặp không ít khó khăn trong ngày đầu trở lại.

Biến khó khăn thành cơ hội

Võ Nguyễn Trà My (Học viện Ngoại giao Việt Nam) nhận được thông báo quay trở lại trường học trực tiếp vào ngày 14/2, nhưng vì là tân sinh viên nên Trà My đã quyết định lên sớm hơn lịch học trước vài ngày để chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ. Ban đầu, Trà My rất hào hứng với việc được học trực tiếp, thế nhưng hiện tại, vì tình hình dịch bệnh phức tạp trường của Trà My đã có quyết định thay đổi lịch học sang ngày 14/3, điều này gây ra cho Trà My khá nhiều bối rối. “Mình thật sự rất buồn và hụt hẫng. Thành thật mà nói, mình đã rất hào hứng khi được đi học trực tiếp, vừa được gặp các bạn, vừa tập trung tinh thần khi học tại lớp. Hơn nữa, Học viện mình cũng vừa xây lại nên cơ sở vật chất rất tốt, nếu sinh viên không thể đến trường thì thật đáng tiếc”, Trà My bày tỏ.

Sinh viên bối rối khi trường đổi phương thức học đột ngột ảnh 1

Dù đã thay đổi lịch học nhưng My vẫn quyết định ở lại KTX để làm việc và học thêm những kỹ năng khác.

Dù nhà trường đã thay đổi lịch học trực tiếp nhưng hiện tại Trà My vẫn quyết định ở lại Ký túc xá tiếp tại Hà Nội và tìm kiếm nhiều cơ hội việc làm cũng như trau dồi một số kỹ năng mềm khác trong thời gian này. Trà My cũng cho biết, khu vực cô đang sinh sống đang là vùng vàng, tuy tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng mọi người ở đây đa phần đã được tiêm đủ vắc xin và tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch nên cô cảm thấy rất an tâm khi ở lại.

Giống với Trà My, Nguyễn Đình Thuận cũng là tân sinh viên của trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Trường của Thuận thông báo quay lại học trực tiếp từ đầu tháng Hai. Sau khoảng thời gian dài học trực tuyến, Thuận đã rất mong chờ việc được đến ngôi trường yêu thích của mình để học trực tiếp, tuy nhiên, khi đó, Thuận cũng gặp không ít khó khăn, nhất là việc tìm nhà trọ, vì thời điểm đó có rất nhiều trường cũng học trực tiếp trở lại nên việc tìm nhà trọ có giá cả và chất lượng hợp lý là điều cực kỳ gian nan với Thuận.

Sinh viên bối rối khi trường đổi phương thức học đột ngột ảnh 2

Thuận khá bối rối vì nhà trường lại thay đổi lịch học.

Khi nhận được thông báo của nhà trường về việc dời lịch học trực tiếp sang ngày 28/3, Thuận cho biết, cậu không gặp quá nhiều khó khăn nhưng vì thông báo này khá bất ngờ nên Thuận cũng có đôi chút bối rối. “Nếu nhà trường ra thông báo này sớm hơn thì có lẽ sẽ giúp mình cũng như nhiều bạn sinh viên khác thuận tiện hơn rất nhiều. Thứ nhất là mình đã tìm và đặt cọc phòng trọ rồi, nên nếu trở về nhà lúc này thì mình sẽ không lấy lại được số tiền đó, ngoài ra các vật dụng cá nhân cũng như phương tiện di chuyển mình cũng đều mang lên Hà Nội, nếu giờ quay về nhà thì cũng khá bất tiện”, Thuận chia sẻ thêm.

Ở không được, về không xong

Là sinh viên năm thứ hai, Nguyễn Thị Thanh Thảo (trường ĐH Sư phạm TP. HCM) không còn quá bỡ ngỡ trước những khó khăn, tuy nhiên, có nhiều trường hợp xảy đến bất ngờ cũng khiến cô vô cùng bối rối. Thanh Thảo cho biết: “Vì trường thông báo lịch học trực tiếp ngày 28/2 nên mình đã từ Phú Yên lên thành phố trước 10 ngày, thế nhưng sau đó, vì tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến khó lường nên nhà trường lại tiếp tục dời lịch học”.

Cũng theo Thanh Thảo, việc thuê trọ không hề dễ dàng, vì sinh viên các trường khác cũng đang “rục rịch” trở lại, nhưng rất may, cô được một người bạn giới thiệu nên cũng không quá khó khăn. Việc cô cảm thấy lo lắng nhất lúc này là những khoản chi tiêu của mình: việc ăn uống, xe cộ đi lại, tiền trọ...

Sinh viên bối rối khi trường đổi phương thức học đột ngột ảnh 3

Việc Thảo cảm thấy lo lắng nhất lúc này là những khoản chi tiêu của mình.

Cũng theo Thanh Thảo, hiện tại đang có rất nhiều ca F0 cách ly tại Ký túc xá của trường. Cô cảm thấy khá hụt hẫng khi đã sẵn sàng đến trường học trực tiếp, được gặp lại bạn bè, thầy cô, nhưng vì tình hình chung nên Thanh Thảo phải chấp nhận, nếu trong hai tuần nữa, trường tiếp tục cho học trực tuyến, chắc cô sẽ lại trở về quê.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Tấn Phong - sinh viên xuất sắc nhất Trường Đại học Xây dựng Hà Nội 2024 nhận thưởng 150 triệu đồng

Nguyễn Tấn Phong - sinh viên xuất sắc nhất Trường Đại học Xây dựng Hà Nội 2024 nhận thưởng 150 triệu đồng

SVVN - Tối 28/11 tại Hà Nội, giải thưởng cao nhất CSC Award 2024 'Vì thế hệ tương lai' do Quỹ Hỗ trợ Sinh viên tài năng ngành Xây dựng (FSC) phối hợp với Trường Đại học Xây dựng tổ chức được trao cho sinh viên Nguyễn Tấn Phong (lớp 66XF khoa Xây dựng dân dụng & Công nghiệp). Tấn Phong giành giải thưởng CSC Award sau 2 lần được đề cử liên tiếp, sở hữu nhiều thành tích xuất sắc trong học tập và nghiên cứu khoa học.
TS Ngô Khắc Hoàng – nhà khoa học trẻ vươn tầm quốc tế với những dấu ấn công nghệ nổi bật

TS Ngô Khắc Hoàng – nhà khoa học trẻ vươn tầm quốc tế với những dấu ấn công nghệ nổi bật

SVVN - Trong danh sách 10 gương mặt trẻ xuất sắc nhận Giải thưởng ‘Quả Cầu Vàng’ năm 2024, TS Ngô Khắc Hoàng gây ấn tượng mạnh với cộng đồng khoa học Việt Nam và quốc tế. Ở tuổi 33, anh đã sở hữu bảng thành tích vượt trội, với các công trình nghiên cứu được ứng dụng thực tiễn và ghi nhận qua nhiều giải thưởng uy tín.
Giải thưởng Loa Thành 2024: Tôn vinh 66 đồ án xuất sắc ngành Xây dựng và Kiến trúc

Giải thưởng Loa Thành 2024: Tôn vinh 66 đồ án xuất sắc ngành Xây dựng và Kiến trúc

SVVN - Những ý tưởng sáng tạo đột phá, những đồ án mang đậm tính nhân văn và giá trị thực tiễn đã được vinh danh tại Lễ trao giải Loa Thành 2024 – sự kiện danh giá tôn vinh tài năng trẻ ngành Xây dựng và Kiến trúc. Hai giải Nhất thuộc về những đề tài độc đáo từ trường ĐH Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh, tiếp tục khẳng định vị thế của thế hệ kiến trúc sư, kỹ sư tương lai Việt Nam.
Tiến sĩ trẻ với đam mê nghiên cứu khoa học và hành trình mang tri thức trở về Việt Nam

Tiến sĩ trẻ với đam mê nghiên cứu khoa học và hành trình mang tri thức trở về Việt Nam

SVVN - Từ niềm đam mê công nghệ nhen nhóm khi còn là sinh viên năm thứ hai tại trường ĐH Công nghệ (ĐHQG Hà Nội), TS Nguyễn Văn Sơn đã trải qua hành trình nghiên cứu khoa học đầy thử thách nhưng cũng vô cùng ý nghĩa. Hiện là giảng viên tại khoa Công nghệ thông tin, anh chứng tỏ bản thân không chỉ là một nhà nghiên cứu xuất sắc mà còn là người truyền cảm hứng mạnh mẽ cho thế hệ trẻ.
Hành trình cống hiến của những người thầy mở ra tương lai cho các thế hệ sinh viên

Hành trình cống hiến của những người thầy mở ra tương lai cho các thế hệ sinh viên

SVVN - Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), không chỉ là dịp để tôn vinh những thầy cô giáo, mà còn là cơ hội để chia sẻ những câu chuyện đầy cảm xúc về hành trình cống hiến không mệt mỏi của các thầy cô. Những người thầy ấy không chỉ dạy kiến thức, mà còn truyền cảm hứng, vun đắp niềm tin và mở ra tương lai cho các thế hệ sinh viên.
Người truyền lửa đam mê ngành Kỹ thuật Ô tô tại trường ĐH Thủy lợi

Người truyền lửa đam mê ngành Kỹ thuật Ô tô tại trường ĐH Thủy lợi

SVVN - Giữa những giảng đường đầy ắp tiếng máy móc và ánh mắt chăm chú của sinh viên, hình ảnh ThS Đặng Ngọc Duyên – người thầy trẻ nhưng giàu nhiệt huyết – đã trở nên quen thuộc. Với vai trò là giảng viên bộ môn Kỹ thuật Ô tô (khoa Cơ khí, trường ĐH Thủy lợi), thầy Duyên là một tấm gương sáng về sự tận tâm trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và dẫn dắt phong trào thanh niên.