Sinh viên ĐH Lạc Hồng sáng chế máy trợ thở

Mô hình máy trợ thở do nhóm sinh viên Khoa Cơ điện - điện tử Trường đại học Lạc Hồng nghiên cứu và chế tạo.
Mô hình máy trợ thở do nhóm sinh viên Khoa Cơ điện - điện tử Trường đại học Lạc Hồng nghiên cứu và chế tạo.
TPO - Một nhóm sinh viên Khoa Cơ điện - điện tử, trường ĐH Lạc Hồng do học viên cao học Trần Trọng Đức hướng dẫn đã nghiên cứu, chế tạo máy trợ thở tự động.

Ngoài học viên cao học Trần Trọng Đức làm hướng dẫn, các thành viên khác của nhóm gồm các sinh viên Nguyễn Phan Xuân Khương, Trần Minh Tú Tú.

Chia sẻ về sản phẩm của nhóm, học viên Trần Trọng Đức cho biết bản thiết kế được dựa trên mã nguồn mở của máy trợ thở MIT; được cải tiến phù hợp với vật liệu và thiết bị có sẵn nhằm giúp nhóm có thể tự gia công và hoàn thiện nhanh sản phẩm.

Mục đích nghiên cứu của nhóm là để phục vụ, hỗ trợ trong trường hợp xấu nhất diễn ra của đại dich COVID-19 tại Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung; Số lượng máy không đủ để dùng và bệnh nhân phải cách ly nên không thể bóp bằng tay cho từng người vì không đủ số lượng bác sĩ, y tá để làm việc đó. Vì vậy nhóm lên ý tưởng sáng chế sản phẩm này phòng cho trường hợp khi cần thiết nhóm sẽ sản xuất số lượng lớn.

Trần Trọng Đức cho hay các thành viên trong nhóm đều thích làm công việc này không chỉ vì đam mê của riêng cá nhân, mà còn làm vì lợi ích chung của cộng đồng. “Something is best than nothing” (làm gì đó tốt còn hơn là không làm gì), trong khi việc này nằm trong khả năng của nhóm.

Học viên Trần Trọng Đức cũng cho hay đây là phiên bản thử nghiệm cơ bản nhóm nghiên cứu rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong lĩnh vực hô hấp để có thể nâng cấp sản phẩm nhằm dự phòng cho các tình huống xấu có thể xảy ra tại Đồng Nai.

Theo Đức, tính năng nổi bật nhất của sản phẩm máy trợ thở do nhóm nghiên cứu, sáng chế đó là máy có thể thay đổi được tốc độ bóp bóng để phù hợp với nhu cầu về nhịp thở của bệnh nhân; Phát âm thanh và đèn báo hiệu khi máy hoạt động bình thường hoặc có sự cố để bác sĩ và điều dưỡng có thể hỗ trợ người bệnh kịp thời;

Khi mất điện hệ thống sẽ chuyển sang sử dụng pin dự phòng và tự động sạc lại pin khi có điện trở lại; pin dự phòng có thể hoạt động được khoảng 1h để đảm bảo đủ thời gian khắc phục các sự cố về điện.

Máy cũng đang được nhóm của Đức nghiên cứu để cải tiến làm sao cho tự động với nhịp thở của bệnh nhân. Sản phẩm ra đời trong bối cảnh đặc biệt nên nhóm của Đức gặp khá nhiều khó khăn. Trong đó, khó khăn nhất là nguồn linh kiện và thiết bị do cả nước thực hiện giãn cách xã hội.

Khi giải quyết được linh kiện phù hợp cho việc thiết kế máy, nhóm lại phải tìm hiểu qua cơ chế bóp, và phải bóp như thế nào cho đúng. Để hoàn thiện, máy cần chuyên môn của nhiều ngành khác nhau, nên nhóm phải tự tìm hiểu qua mạng và nhờ sự giúp đỡ của một số người quen làm về lĩnh vực y tế.

Với kết cấu khá đơn giản, máy trợ thở do các sinh viên trường ĐH Lạc Hồng sáng chế có thể sản xuất nhanh, đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường hiện nay.

Máy hoạt động dựa vào cơ cấu CAM kết hợp với bánh răng truyền động tạo ra lực ép lặp đi lặp lại theo chu kỳ. Máy có thể cài đặt tần số hoạt động, điều chỉnh được lưu lượng khí cho phù hợp với từng người.

Với kết cấu khá đơn giản, máy trợ thở do các sinh viên trường ĐH Lạc Hồng sáng chế có thể sản xuất nhanh, đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường hiện nay.

Ngoài làm máy trợ thở, trong thời gian cả nước chung tay chống dịch Covid-19, trường ĐH Lạc Hồng đã có nhiều nghiên cứu, sáng chế hữu ích như: làm nước rửa tay nano bạc, nước súc miệng nano bạc, buồng khử khuẩn di động.
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.