Sinh viên lo lắng khi tới giảng đường vì dịch COVID-19

SVVN - Nhiều sinh viên không thể nào yên tâm học tập vì trường đang có nhiều ca F1, F2 và cả BN1342 đi học trước đó. Trong khi, lãnh đạo các trường nói rằng, theo HCDC và Bộ Y tế thì trường có thể triển khai học bình thường, chú trọng hơn các biện pháp phòng chống dịch để đảm bảo an toàn cho sinh viên.

Nhiều sinh viên của các trường đại học tại TP. HCM đang tỏ ra bất an khi phải đi học tại những trường đáng có các F1, F2. Một sinh viên trường ĐH Công nghệ TP. HCM nói rằng, hiện tại sinh viên nhiều trường đại học đã nghỉ học để phòng, chống dịch COVID-19. Sau tuần nghỉ đầu tiên, sinh viên trường ĐH Tôn Đức Thắng tiếp tục nghỉ thêm một tuần nữa để đảm bảo an toàn nhưng không hiểu sao, trường ĐH Công nghệ TP. HCM vẫn không có thông báo cho sinh viên nghỉ học trong khi tình hình dịch đang rất căng thẳng. “Tụi mình không thể nào yên tâm đi học. Hơn thế nữa, ba mẹ cũng rất lo mỗi khi thấy mình đi học”, nam sinh viên này nói.

Đáng nói là theo thông tin từ Sở Y tế TP. HCM, BN1342 đến trường ĐH Công nghệ TP. HCM đi học khi vẫn đang trong thời gian cách ly theo quy định. Vì vậy, toàn bộ 35 người trong lớp có mặt BN1342, bao gồm giảng viên và sinh viên lập tức phải đưa đi cách ly sau khi BN1342 khai báo. Ngoài việc cho sinh viên nghỉ học, nhà trường phối hợp cùng Trung tâm Y tế quận Bình Thạnh cũng triển khai hàng loạt hình thức tiêu độc, khử trùng ở phòng học và khu vực xung quanh, cũng như tổng vệ sinh toàn bộ khuôn viên trường, đồng thời tuân theo các hướng dẫn từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. HCM (HCDC).

Sinh viên lo lắng khi tới giảng đường vì dịch COVID-19 ảnh 1 Sinh viên trường ĐH Công nghệ TP. HCM rửa tay trước khi vào lớp học.

Tuy nhiên, nếu tính từ ngày 1/12, khi các giảng viên và sinh viên được đưa đi cách ly thì đến lúc này chưa hết thời gian 14 ngày. Giảng viên và sinh viên trong lớp học có BN1342 vẫn đang cách ly trong khi sinh viên bắt đầu quay trở lại trường học.

Tương tự, trường ĐH Quốc tế, ĐHQG TP. HCM cũng là nơi có một sinh viên khoa Điện tử viễn thông thuộc diện F1 của BN 1347. Dù có nhiều biện pháp phòng, chống dịch, các sinh viên của trường này đã nêu thắc mắc: “Trường đã có ca F1, vì sao không cho sinh viên nghỉ học? Nếu lây lan thì ai chịu trách nhiệm?”. 

Theo TS Trần Tiến Khoa, Hiệu trưởng trường ĐH Quốc tế, sinh viên diện F1 của trường đã được xét nghiệm cho kết quả âm tính nhưng vẫn đang cách ly tập trung. Những sinh viên cùng lớp và người có tiếp xúc với sinh viên này đều đã được cho nghỉ và cách ly tại nhà. Trường thực hiện các biện pháp an toàn phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. HCM, việc cách ly cũng phải đúng đối tượng.

Trường sẽ chuyển sang học online trong hai tuần tới. Theo kế hoạch, đợt thi giữa kỳ của sinh viên khóa 2020 tại trường này sẽ diễn ra vào tuần sau, nhưng trường đã quyết định dời lại. Việc học online trong hai tuần tới cũng áp dụng chủ yếu với các môn lý thuyết và sinh viên vẫn phải học phần thực hành trong điều kiện thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng dịch theo quy định.

Trong khi đó, ThS Nguyễn Thị Xuân Dung, Phó Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh Truyền thông, trường ĐH Công nghệ TP. HCM cho biết, theo thông tin từ HCDC, các trường hợp F1 trong lớp học hiện tại đều âm tính sau 2 lần xét nghiệm. Các trường hợp F2 cũng đang tự cách ly tại nhà và tự theo dõi sức khỏe đến hết 14 ngày.

Cũng theo bà Dung, các trường hợp F1 này cách ly tính từ ngày 1/12 nên đến hiện tại chưa được ra ngoài và tiếp tục cách ly tập trung. Tuy nhiên, thời gian BN1342 có mặt tại lớp học là ngày 22/11. Theo hướng dẫn của HCDC và Bộ Y tế thì trường có thể triển khai học bình thường, chú trọng hơn các biện pháp phòng chống dịch để đảm bảo an toàn cho sinh viên.
MỚI - NÓNG
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Nếu thí sinh trượt thì dự thi năm 2025 thế nào?
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Nếu thí sinh trượt thì dự thi năm 2025 thế nào?
SVVN - Trong họp báo chiều 29/11, công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, nhiều vấn đề được phóng viên các cơ quan báo chí đặt ra: Nếu từ năm 2025 thi theo phương án mới thì thí sinh trượt tốt nghiệp năm học 2023 - 2024 sẽ thế nào? Phương án này, môn Ngoại ngữ sẽ không còn là môn bắt buộc, liệu có làm giảm chất lượng môn Ngoại ngữ? Liệu học sinh có được thi hơn 4 môn như quy định?...

Có thể bạn quan tâm

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội chính thức trở thành thành viên liên kết của AUN-QA

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội chính thức trở thành thành viên liên kết của AUN-QA

SVVN - Thành lập vào năm 1966, với mục tiêu trở thành một trong những trường đại học hàng đầu khu vực Đông Nam Á, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội luôn đặt chất lượng lên hàng đầu trong mọi hoạt động, chú trọng công tác kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn trong nước, khu vực và quốc tế. Mới đây, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội đã trở thành thành viên liên kết của mạng lưới đảm bảo chất lượng (AUN-QA) với sự nhất trí cao của các thành viên trong Hội đồng AUN-QA.
Tăng cường kiến thức về khởi nghiệp cho sinh viên qua ‘Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số’

Tăng cường kiến thức về khởi nghiệp cho sinh viên qua ‘Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số’

SVVN - Ngày 28/11/2023, trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP. HCM) tổ chức khai mạc “Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số 2023”. Tuần lễ tạo môi trường và không gian tìm hiểu, giao lưu, quảng bá các dự án đang được nhà trường ươm tạo, các dự án khởi nghiệp thành công của cựu sinh viên và các đề tài nghiên cứu tiêu biểu của sinh viên trường.