Thách thức lớn nhất của sinh viên khi ra trường là làm thế nào để sớm tìm được công việc mơ ước. Và việc đầu tiên bạn cần làm là chuẩn bị hồ sơ xin việc chuẩn chỉnh tạo được sự chú ý của nhà tuyển dụng. Trong đó, thư xin việc là một phần không thể thiếu.
Nhiều người sốc khi bạn trẻ 30 tuổi có mức lương 100 triệu đồng vẫn than "thật nhỏ bé". Cũng có ý kiến cho rằng người này có vấn đề trong quan niệm về giá trị cuộc sống.
Phỏng vấn luôn là quá trình đầy áp lực với sinh viên mới ra trường. Do thiếu kỹ năng giao tiếp trong môi trường chuyên nghiệp nên thường có những phản ứng ngây ngô trước các câu hỏi khó. Tuy nhiên có những lỗi sai mà hầu hết ứng viên đều mắc và dẫn tới không thể thuyết phục được nhà tuyển dụng. Để thành công vượt qua vòng phỏng vấn, sinh viên mới ra trường cần đầu tư thời gian, tâm sức để tìm hiểu những điều nên và không nên ứng xử, về thái độ và cách thể hiện bản thân...
Sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm tìm việc làm thường có tâm lý rụt rè khi trao đổi về mức lương. Bạn sợ nhà tuyển dụng đánh giá là ứng viên coi trọng vật chất, phù phiếm và sợ bị loại. Do đó, khi đối diện với câu hỏi: “Mức lương mong muốn của bạn là gì?”, bạn không biết trả lời như thế nào cho hiệu quả.
Rất nhiều sinh viên mới ra trường cảm thấy thiếu tự tin vì không có kinh nghiệm. Tuy nhiên, đa số nhà tuyển dụng không e ngại sinh viên mới ra trường mà điều họ quan tâm nhất là tư duy, thái độ và kỹ năng mà ứng viên sở hữu. Nếu bạn đang là ứng viên “mới toanh” thì cũng đừng nên quá lo lắng, chỉ cần trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng, thái độ tốt là đã có nhiều cơ hội vào vòng tiếp theo. Nhưng, trước tiên là bạn nên tránh mắc phải 5 lỗi sau đây trong cuộc phỏng vấn.
Bất cứ bạn sinh viên nào mới ra trường cũng đều mong muốn tìm kiếm cho mình một công việc phù hợp. Để có một công việc như thế, điều đầu tiên bạn cần làm là viết một CV xin việc thật ấn tượng và thu hút nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, đây dường như đang là thách thức đặt ra cho các bạn sinh viên vừa mới tốt nghiệp, chưa có kinh nghiệm.
SVVN - Mới đây, Dương Anh Vũ - kỷ lục gia trí nhớ đã có bài viết gây tranh cãi trên mạng xã hội. Theo đó, anh Anh Vũ cho rằng: "Nếu CV xin việc được xem là "một cơ thể với tứ chi đầy đủ" thì phần lớn CV của sinh viên Việt Nam mới ra trường đều bị khuyết tật".
SVVN - Bài so sánh về mức lương của sinh viên vừa tốt nghiệp đại học với nhân viên bưng phở nhanh chóng thu hút đông đảo cư dân mạng quan tâm và có nhiều bình luận trái chiều.
SVVN - Giãn cách xã hội kéo dài khiến không ít bạn sinh viên mới ra trường đau đầu tìm việc làm, tiền tiết kiệm vơi dần và đối diện nguy cơ mất việc làm do nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm mọi mặt.
Không ít sinh viên mới ra trường mất rất nhiều thời gian để biết đâu là kỹ năng làm việc hiệu quả cần thiết. Những kỹ năng này không chỉ giúp bạn tự tin hơn khi tham gia ứng tuyển tại các doanh nghiệp mà còn là một cơ hội rất lớn trong quá trình thích nghi và phát triển lộ trình nghề nghiệp sau này một cách hiệu quả, cụ thể là 5 điều sau đây.
Bạn là sinh viên mới ra trường nhưng vẫn chưa tìm được việc? Đừng quá lo lắng hay nóng vội! Tìm việc là một hành trình dài cần có sự nhẫn nại cộng thêm một chút may mắn. Ngay lúc này, thay vì rầu rĩ và bị động, bạn nên tích cực làm 5 điều sau đây để nắm bắt được cơ hội làm việc tốt nhất trong tương lai gần.
Là người lần đầu tìm việc, có thể bạn sẽ rất thắc mắc về việc viết CV cho sinh viên mới ra trường? Thay vì nghĩ rằng CV chỉ đơn thuần là một danh sách các công việc trước đây và thất vọng vì bạn không có gì để viết, hãy xem nó như một công cụ để tiếp thị bản thân. Nó có thể cho thấy bạn là người cầu tiến, tận tâm, chăm chỉ và nhiệt tình. Nó giúp bạn chứng tỏ với nhà tuyển dụng khả năng học hỏi, và tiềm năng bạn sẽ là một tài sản lớn cho công ty của họ.
Bạn là sinh viên mới ra trường thì sẽ có nhiều thuận lợi như năng lượng dồi dào, được đào tạo chuyên môn bài bản. Nhưng bạn cũng đối diện nhiều thách thức trong công cuộc tìm việc, có phần “lép vế” so với các anh chị giàu kinh nghiệm.
Một bước ngoặt quan trọng của sinh viên sau khi tốt nghiệp là tìm việc làm. Không chỉ quan tâm đến vị trí công việc, các sinh viên ngày nay còn chú ý đến các yếu tố khác như văn hóa tổ chức, mức lương xứng đáng và địa điểm làm việc.
Những gì diễn ra ở môi trường làm việc thường rất khác so với môi trường giảng đường, điều này khiến sinh viên mới tốt nghiệp sẽ gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình tìm kiếm việc làm phù hợp.
Hiện có khá nhiều doanh nghiệp tuyển dụng đòi hỏi ứng viên phải có kinh nghiệm làm việc nhưng không vì thế mà sinh viên mới ra trường sẽ bị mất lợi thế cạnh tranh khi đi xin việc. Hãy cùng điểm tên những lợi thế đó của sinh viên mới ra trường nhé!