Sinh viên nợ học phí kỳ cũ vẫn được đăng ký môn của học kỳ mới

0:00 / 0:00
0:00
Sinh viên nợ học phí kỳ cũ vẫn được đăng ký môn của học kỳ mới
SVVN - Tác động từ dịch COVID-19 khiến năm học mới tại nhiều trường ĐH tại TP. HCM đã bắt đầu nhưng nhiều sinh viên vẫn còn loay hoay với học phí. Nhiều trường ĐH đã thực hiện chính sách chia sẻ khó khăn, cho phép đăng ký môn học mới dù nợ học phí kỳ cũ.

Trường ĐH Hoa Sen cho biết, trong năm học 2021 - 2022, mức học phí chính quy dành cho tân sinh viên niên khóa 2021 sẽ không thay đổi trong suốt khóa học chính khóa. Trường cũng hỗ trợ phụ huynh vay vốn ngân hàng với lãi suất 0% trong 12 tháng để đóng học phí năm học 2021 - 2022 và đóng học phí thành 2 lần với những trường hợp khó khăn. Sinh viên đóng 50% học phí và các khoản phí khác tại thời điểm làm hồ sơ nhập học, 50% còn lại đóng trước ngày 30/11/2021.

ThS Trịnh Hữu Chung - Phó Hiệu trưởng trường ĐH Gia Định cho biết, ngoài chính sách miễn học phí học kỳ I cho sinh viên có kết quả điểm thi cao, trường cũng giảm 15% học phí cho sinh viên đóng một lần, hỗ trợ vay ngân hàng lãi suất 0%. Trường miễn học phí cho thí sinh trúng tuyển bằng phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT với mức điểm từ 20 trở lên. Ngoài ra, trường cũng hỗ trợ sinh viên ra trường sớm bằng cách đào tạo 8 học kỳ trong vòng 3 năm. Sinh viên vừa học lý thuyết tại trường vừa học thực hành, thực tế tại doanh nghiệp.

Sinh viên nợ học phí kỳ cũ vẫn được đăng ký môn của học kỳ mới ảnh 1

SV các trường thuộc ĐHQG TP. HCM khó khăn vì dịch cũng được hỗ trợ học phí trong năm học mới.

Theo quy định của nhiều trường ĐH, sau khi kết thúc học kỳ cũ sinh viên chỉ được được đăng ký môn học trong học kỳ kế tiếp nếu đã hoàn thành đóng học phí của kỳ cũ. Tuy nhiên, trước khó khăn vì tác động của dịch bệnh, nhiều trường đã linh động thay đổi quy định nhằm chia sẻ với các gia đình sinh viên.

Tại trường ĐH Nông Lâm TP. HCM, trường đồng ý cho sinh viên đang nợ học phí học kỳ trước vẫn được đăng ký môn học trong học kỳ kế tiếp. TS Trần Đình Lý – Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Việc cho sinh viên nợ học phí là cách chia sẻ với người học. Nếu không cho nợ, các bạn sẽ không đăng ký được môn học, chậm mất một học kỳ, thời gian học kéo dài. Trường cũng đồng ý kéo dài thời gian đào tạo cho các khóa để đảm bảo quyền lợi cho sinh viên”.

Tại trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM, PGS. TS Nguyễn Trường Thịnh – Phụ trách trường cho biết trường đã có văn bản về mức thu học phí nhằm chia sẻ với phụ huynh và sinh viên để giảm bớt gánh nặng tài chính do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Ngoài giữ nguyên mức thu học phí năm học 2021/2022 không thay đổi so với năm học trước, trường dành 5% nguồn thu để miễn giảm học phí, trong đó giảm 3% học phí với tất cả các bậc và hệ đào tạo và 2% để hỗ trợ sinh viên khó khăn”.

Theo nhà trường, trong bối cảnh toàn xã hội bị ảnh hưởng, đời sống trở nên khó khăn thì việc chia sẻ với gia đình sinh viên là trách nhiệm. Sinh viên khó khăn học phí sẽ không phải bảo lưu kết quả học tập hoặc nghỉ học. Đối với sinh viên tham gia học các lợp trực tuyến trên UTExMOOC của trường sẽ được giảm 50% học phí so với học phí các môn học.

Trường cũng cho sinh viên nợ học phí học kỳ được đăng ký và học học kỳ này. Trong đó, có khoảng 300 sinh viên khó khăn đã nợ học phí hai học kỳ cũng được đăng ký môn và học học kỳ I năm học này.

Sinh viên nợ học phí kỳ cũ vẫn được đăng ký môn của học kỳ mới ảnh 2

SV trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐHQG TP. HCM) nhận hỗ trợ của trường khi TP thực hiện giãn cách xã hội.

Tại trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐHQG TP. HCM), học kỳ I năm học 2021/2022, trường cho phép gần 2500 sinh viên gia hạn học phí học kỳ 1 năm học 2021 – 2022 với tổng giá trị hơn 30 tỉ đồng. Sinh viên phải hoàn thành học phí trước ngày 30/9/2021.

PGS. TS Nguyễn Hoàng Tú Anh - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Dịch bệnh đang ngày càng diễn biến phức tạp, cả thế giới đang gồng mình chống dịch, đất nước ta cũng đối mặt với làn sóng thứ 4 vô vàn những khó khăn, thầy và trò của trường cũng không đứng ngoài điều này”.

“Việc hỗ trợ học phí phần nào giúp cho sinh viên có thể an tâm việc học tập, giảm bớt gánh nặng cho gia đình. Bên cạnh đó, thông điệp nhân văn và giá trị sâu sắc về truyền thống “lá lành đùm lá rách” mà chúng tôi muốn giáo dục cho sinh viên về tinh thần tương thân, tương ái, chia sẻ yêu thương”, TS Nguyễn Tấn Trần Minh Khang - Phó Hiệu trưởng chia sẻ.

Ban giám hiệu trường đã họp đột xuất và quyết định nâng mức hỗ trợ lên 10%, tương ứng với 8 tỉ đồng vào Quỹ UIT Anti-COVID-19 của trường, nâng tổng mức học bổng của Qũy thành 9 tỉ đồng. Trường dành 8 tỉ đồng từ Quỹ để hỗ trợ giảm đến 100% học phí/ học kỳ cho sinh viên gặp hoàn cảnh khó khăn.

Nhiều trường như ĐH Công nghiệp TP. HCM, ĐH Văn Hiến, ĐH Tài chính Marketing... cũng triển khai cho sinh viên “nợ học phí” kỳ cũ. Cá biệt như trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn, trường có chính sách miễn học phí học lại, cho nợ học phí 6 tháng với sinh viên là F0.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tuyển sinh năm 2025: Đảm bảo công bằng, minh bạch cho thí sinh

Tuyển sinh năm 2025: Đảm bảo công bằng, minh bạch cho thí sinh

SVVN - Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Hoàng Minh Sơn vừa chủ trì tọa đàm góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học và cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Tọa đàm thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia giáo dục, lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng và các sở GD - ĐT.
Nhìn lại các ngành học mới năm 2024: Cơ hội việc làm rộng mở, mức lương hấp dẫn

Nhìn lại các ngành học mới năm 2024: Cơ hội việc làm rộng mở, mức lương hấp dẫn

SVVN - Trong bối cảnh thị trường lao động toàn cầu thay đổi nhanh chóng, năm 2024 đánh dấu sự ra đời của nhiều ngành học mới tại các trường đại học Việt Nam. Những ngành này không chỉ đón đầu xu thế phát triển công nghệ và hội nhập quốc tế mà còn hứa hẹn mang lại mức lương cao và cơ hội nghề nghiệp rộng mở.
TS Phan Tấn Lực và hành trình truyền cảm hứng từ nghiên cứu khởi sự kinh doanh xã hội

TS Phan Tấn Lực và hành trình truyền cảm hứng từ nghiên cứu khởi sự kinh doanh xã hội

SVVN - Giải thưởng 'Khuê Văn Các' mới đây đã tôn vinh những nhà khoa học trẻ có những đóng góp xuất sắc cho sự phát triển của xã hội. Trong đó, TS Phan Tấn Lực gây ấn tượng với nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Không chỉ là một công trình khoa học, nghiên cứu của anh còn là nguồn cảm hứng, khơi dậy khát vọng xây dựng một tương lai bền vững, nơi lợi ích xã hội và kinh tế luôn được kết nối chặt chẽ.
ThS Nguyễn Hữu Hoàng: Nghiên cứu chuyển đổi số giúp người cao tuổi Việt Nam thích ứng

ThS Nguyễn Hữu Hoàng: Nghiên cứu chuyển đổi số giúp người cao tuổi Việt Nam thích ứng

SVVN - ThS Nguyễn Hữu Hoàng - nghiên cứu sinh tại ĐH Xã hội Quốc gia Nga đã dành tâm huyết khám phá hành trình thích ứng xã hội của người cao tuổi Việt Nam trước làn sóng chuyển đổi số, đóng góp khung lý thuyết mới và đề xuất những giải pháp thực tiễn nhằm kết nối thế hệ và xây dựng một xã hội bao trùm hơn trong thời đại công nghệ.