Sinh viên sống xanh cùng chương trình ‘Đổi rác tái chế - Nhận lại cây xanh’

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Mới đây, tại Ký túc xá Khu B (ĐHQG TP. HCM), Ban Quản lý Cụm nhà B.C đã tổ chức chương trình ‘Đổi rác tái chế - Nhận lại cây xanh’. Chương trình nhận được sự hưởng ứng đông đảo từ các bạn sinh viên với thông điệp hạn chế rác thải và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.

Bắt đầu từ tháng Bảy, chương trình ‘Đổi rác tái chế - Nhận lại cây xanh’ đã diễn ra sôi nổi với cách thức tham gia đơn giản. Mỗi sinh viên trong Cụm nhà B.C khi tham gia sẽ đăng ký qua đường link do trưởng tòa nhà cung cấp. Chương trình có 3 đợt đăng ký khác nhau. Đợt 1 diễn ra từ ngày 1/7 đến 15/7, đợt 2 từ 1/9 đến 15/9 và đợt 3 là 1/11 - 15/11.

Sau khi đăng ký xong, sinh viên sẽ thực hiện đổi cây xanh vào các ngày lần lượt với 3 đợt như sau: 23/7, 24/9, 26/11. Hưng Hà (ngành Văn hóa học, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM) tham gia đổi cây xanh vào đợt 1 chia sẻ: “Các bạn sinh viên tham gia buổi đổi cây ngày 23/7 vừa qua vô cùng hào hứng với chương trình lần này. Mình hy vọng sẽ có nhiều hơn những chương trình như thế để các bạn sinh viên có thể chung tay bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng cuộc sống xanh”.

Sinh viên sống xanh cùng chương trình ‘Đổi rác tái chế - Nhận lại cây xanh’ ảnh 1

Nhiều bạn sinh viên đã đến hưởng ứng chương trình. (Ảnh: Trung tâm Quản lý Ký túc xá ĐHQG TP. HCM)

Những loại rác thải tái chế như giấy, chai nhựa, lon, bìa cát tông... là những loại rác phù hợp để các bạn sinh viên mang đến chương trình và trao đổi cây xanh. Tương ứng với mỗi loại rác có một mức giá tiền phù hợp. Với giấy là 4.000 đồng/kg, chai nhựa là 7.000 đồng/kg, lon là 22.000 đồng/kg, bìa cát tông là 3.000 đồng/kg...

Khi đem trao đổi rác, các bạn sinh viên nhận được một trong số các loại cây như: sen đá, xương rồng, móng rồng, ngọc ngân... Với 3 loại cây sen đá, xương rồng, móng rồng, mệnh giá tương ứng là 12.000 đồng/cây, còn cây ngọc ngân có giá là 15.000 đồng/cây. Sinh viên sẽ quy đổi số rác về thành số tiền và dùng số tiền đó để đổi một loại cây mà mình ưa thích.

Sinh viên sống xanh cùng chương trình ‘Đổi rác tái chế - Nhận lại cây xanh’ ảnh 2

Nhiều chậu cây xanh được Ban Tổ chức chuẩn bị để sinh viên có thể 'đổi rác'.

Là một người thích trồng cây xanh trong chính căn phòng của mình, Trần Bích Tuyền (ngành Kế toán, trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG TP. HCM) cảm thấy vô cùng hào hứng với chương trình lần này: “Khi chương trình phát động, mình đã thu gom giấy và sách vở đã cũ lại và chỉ đợi đến ngày để đổi cây xanh. Mình nhận thấy hoạt động này vô cùng ý nghĩa, mình vừa có được cây xanh vừa góp phần bảo vệ môi trường”.

Sinh viên sống xanh cùng chương trình ‘Đổi rác tái chế - Nhận lại cây xanh’ ảnh 3

Những túi rác tái chế được sinh viên mang đến để đổi những chậu cây xanh.

Trong khi đó, Phan Thượng Khải (ngành Báo chí, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM) chia sẻ: “Mình thấy chương trình vô cùng thiết thực, giúp các bạn sinh viên như mình có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường. Mình có chút tiếc nuối khi không tham gia đổi cây ở đợt 1. Trong 2 đợt sắp tới, mình sẽ tham gia để chung tay hưởng ứng vấn đề bảo vệ môi trường”.

Sinh viên sống xanh cùng chương trình ‘Đổi rác tái chế - Nhận lại cây xanh’ ảnh 4

Các bạn trẻ chọn mang về những chậu cây xanh xinh xắn.

Sinh viên sống xanh cùng chương trình ‘Đổi rác tái chế - Nhận lại cây xanh’ ảnh 5

Chương trình ‘Đổi rác tái chế - Nhận lại cây xanh’ đã và đang diễn ra với sự tham gia nhiệt tình của các bạn sinh viên. Chương trình là một mô hình giúp các bạn sinh viên thay đổi thói quen và nhận thức về môi trường, từ đó hình thành một lối sống tích cực, một môi trường xanh - sạch - đẹp.

MỚI - NÓNG
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Nếu thí sinh trượt thì dự thi năm 2025 thế nào?
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Nếu thí sinh trượt thì dự thi năm 2025 thế nào?
SVVN - Trong họp báo chiều 29/11, công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, nhiều vấn đề được phóng viên các cơ quan báo chí đặt ra: Nếu từ năm 2025 thi theo phương án mới thì thí sinh trượt tốt nghiệp năm học 2023 - 2024 sẽ thế nào? Phương án này, môn Ngoại ngữ sẽ không còn là môn bắt buộc, liệu có làm giảm chất lượng môn Ngoại ngữ? Liệu học sinh có được thi hơn 4 môn như quy định?...

Có thể bạn quan tâm

Sinh viên cần có đam mê, lý tưởng để sống một cuộc đời có giá trị

Sinh viên cần có đam mê, lý tưởng để sống một cuộc đời có giá trị

SVVN - Đó là chia sẻ của CEO Nguyễn Thu gửi tới sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trong buổi toạ đàm hướng nghiệp “Thấu hiểu bản thân - Làm chủ tương lai” do báo Tiền Phong, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội và Học viện Life Coach Quốc tế tổ chức. Chị Nguyễn Thu là cựu sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
Những khách mời đặc biệt của Báo Sinh Viên Việt Nam

Những khách mời đặc biệt của Báo Sinh Viên Việt Nam

SVVN - Nhớ lại giai đoạn đầu mới ra mắt, nhiều nhân vật là 'khách mời' của Sinh Viên Việt Nam đã đến trực tiếp trò chuyện và trao đổi với báo: GS Đỗ Nguyên Phương - Bộ trưởng Bộ Y tế, GS. TS Vũ Ngọc Hải - Thứ trưởng Bộ GD - ĐT, GS Phạm Minh Hạc, GS. VS Vũ Tuyên Hoàng, GS. TS Chu Hảo, Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Lê Mã Lương…
'Chàng trai triệu view' Simon Phan gây ấn tượng bởi sự biến hóa trong giọng nói, kể chuyện theo cách độc đáo

'Chàng trai triệu view' Simon Phan gây ấn tượng bởi sự biến hóa trong giọng nói, kể chuyện theo cách độc đáo

SVVN - Sở hữu khả năng truyền đạt nhờ vào giọng thu ấn tượng và tư duy về phim ảnh đa dạng, TikToker Simon Phan nhanh chóng nhận về sự yêu mến từ người hâm mộ. Thừa thắng xông lên, anh chàng liên tục làm mới chính mình, cũng như khẳng định được bản thân qua từng nội dung chất lượng theo thời gian.