Hiệu trưởng trường đại học: Nghề nguy hiểm

SVVN - Hàng loạt trường đại học ngoài công lập liên tục thay hiệu trưởng trong thời gian gần đây khiến giảng viên, sinh viên đặt câu hỏi, chức danh này có còn an toàn. Trong khi đó, bản thân các hiệu trưởng cho rằng, những xung đột trong cách quản lý, bị áp chỉ tiêu tuyển sinh khiến nghề giáo không còn trân quý.

Đua nhau nghỉ

Hội đồng trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã ban hành quyết định số 21-QĐ/HĐT về việc TS Trần Ái Cầm giữ chức vụ Hiệu trưởng trường ĐH Nguyễn Tất Thành. TS Trần Ái Cầm, sinh ngày 14/12/1975, tốt nghiệp trường ĐH Luật TP. HCM, học thạc sĩ Quản trị Kinh doanh và Tiến sĩ ngành Kinh tế và Quản lý Quốc dân. Bắt đầu công tác tại trường ĐH Nguyễn Tất Thành từ năm 2008, TS Trần Ái Cầm phụ trách Trưởng bộ môn Thư ký Văn phòng Khoa Quản trị Kinh doanh, sau đó được bổ nhiệm làm Phó phòng Quản lý đào tạo.

Hiệu trưởng trường đại học: Nghề nguy hiểm ảnh 1 TS Trần Ái Cầm, người vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ Hiệu trưởng trường ĐH Nguyễn Tất Thành.

Ngày 11/5/2009, TS Trần Ái Cầm được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Đào tạo. Từ ngày 1/9/2010, cô được bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng. Từ ngày 2/3/2017, TS. Trần Ái Cầm được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng thường  trực. Ngày 26/6/2020, TS Trần Ái Cầm được bầu vào Ủy viên Hội đồng trường trường ĐH Nguyễn Tất Thành…

Trước đó, vì lý do sức khỏe, PGS. TS Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Hiệu trưởng nhà trường đã viết đơn xin từ nhiệm các chức vụ tại trường ĐH Nguyễn Tất Thành. PGS. TS Nguyễn Mạnh Hùng là một trong những người đặt nền móng cho sự ra đời ngôi trường mang tên Bác thời thanh niên. Đi lên từ con số 0, PGS. TS Nguyễn Mạnh Hùng đã góp phần tạo ra một trường ĐH Nguyễn Tất Thành với nhiều thành tích vượt trội. Cụ thể, từ một trung tâm dạy nghề đào tạo cho công nhân ngành may trở thành một trường đại học đa ngành đa bậc học, là nơi học tập của 20.000 sinh viên thuộc 5 khối ngành đào tạo Sức khỏe, Kinh tế, Kỹ thuật Công nghệ, Xã hội Nhân văn, Nghệ thuật.

PGS. TS Đỗ Văn Xê cũng chính thức rời vị trí Hiệu trưởng trường ĐH Hùng Vương TP. HCM và chuyển sang làm nhiệm vụ khác ít áp lực hơn vì lý do sức khỏe. Hội đồng trường trường ĐH Hùng Vương TP. HCM đã đồng ý miễn nhiệm chức vụ Hiệu trưởng của ông Đỗ Văn Xê, sau khi ông có nguyện vọng này.

Hội đồng trường ĐH Hùng Vương TP. HCM đã bổ nhiệm TS Nguyễn Kim Quang, nguyên Phó Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP. HCM, làm quyền Hiệu trưởng; đồng thời bổ nhiệm TS Nguyễn Thành Mỹ làm Phó Hiệu trưởng.

PGS. TS Nguyễn Ngọc Điện, nguyên Hiệu phó trường ĐH Kinh tế Luật, ĐHQG TP. HCM được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường ĐH Hoa Sen thay cho GS Mai Hồng Quỳ. Đây là lần thứ 3 trong 2 năm qua, trường ĐH Hoa Sen thay Hiệu trưởng. Ông Điện, 61 tuổi, quê Vĩnh Long, tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Luật tại Đại học Paris II (Pháp) và Tiến sĩ Luật tại Đại học Panthéon - Assas Paris II. Trên cương vị mới, ông Điện cho biết sẽ phát triển đại học với các ngành có lợi thế gồm Kinh tế - Quản lý, Ngôn ngữ, Du lịch - khách sạn, Nghệ thuật và mở thêm ngành Luật.

Hồi tháng 12/2018, GS. TS Mai Hồng Quỳ (nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Luật TP. HCM) được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường ĐH Hoa Sen. Người tiền nhiệm của bà Quỳ là PGS. TS Trần Đan Thư (nguyên Trưởng khoa Công nghệ thông tin, trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP. HCM) làm Hiệu trưởng trường ĐH Hoa Sen chỉ 5 tháng, từ tháng 7 đến tháng 11/2018.

Tương tự, trường ĐH Gia Định (GDU) vừa tổ chức Lễ công bố quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng. Theo đó, PGS. TS Võ Trí Hảo, nguyên Giám đốc Ban Đại học, Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng (NHG) sẽ chính thức trở thành tân Hiệu trưởng trường ĐH Gia Định.

PGS. TS Võ Trí Hảo tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Luật tại ĐHQG Hà Nội (2003), Tiến sĩ Luật học tại trường Free University, Berlin, CHLB Đức (2011) và được bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư năm 2015. Ông cũng là Học giả Fulbright Fellow. PGS. TS Võ Trí Hảo có gần 20 năm kinh nghiệm tại vị trí quản lý trong ngành giáo dục và kinh nghiệm hòa giải, tư vấn, tố tụng trong thực tế. Ông chủ trì 2 dự án nghiên cứu cấp Bộ và có hàng trăm bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học, hội thảo quốc tế. Năm 2020, ông gia nhập NHG với vị trí Giám đốc Ban Đại học.

Ngoài ra, trường ĐH Gia Định cũng công bố việc bổ nhiệm ThS. LS Trịnh Hữu Chung, nguyên Phó Giám đốc Ban Đại học NHG làm Phó Hiệu trưởng. ThS. LS Trịnh Hữu Chung là thành viên của Đoàn Luật sư TP. HCM. Ông tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Quản trị Kinh doanh, trường ĐH Nghĩa Thủ (Đài Loan).

Hiệu trưởng trường đại học: Nghề nguy hiểm ảnh 2 PGS. TS Nguyễn Ngọc Điện, nguyên Hiệu phó trường ĐH Kinh tế Luật, ĐHQG TP. HCM được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường ĐH Hoa Sen thay cho GS Mai Hồng Quỳ. Đây là lần thứ 3 trong 2 năm qua, trường ĐH Hoa Sen thay Hiệu trưởng.

ThS.LS Trịnh Hữu Chung từng có 17 năm làm việc tại Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU). Ông cũng từng đảm nhận vị trí Phó Hiệu trưởng nhà trường. Với những thành tích đạt được trong công tác giáo dục, ThS. Trịnh Hữu Chung được tặng thưởng Huân chương lao động hạng 3, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Huy chương vì thế hệ trẻ, Huy hiệu TP. HCM... Ông còn được tặng thưởng nhiều Bằng khen của Bộ GD - ĐT, Bộ Công an và UBND các tỉnh thành.

Trường ĐH Ngoại ngữ Tin học TP. HCM cũng đã có Hiệu trưởng mới là TS Nguyễn Anh Tuấn, trước đó là Phó Hiệu trưởng phụ trách nhà trường. TS Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng trường ĐH Phú Xuân (Huế) cũng rời chức vụ Hiệu trưởng trường này. Thay thế ông là tiến sĩ Hồ Thị Hạnh Tiên, trước đó là Phó Hiệu trưởng nhà trường. Từ năm 2014 đến nay, TS Đàm Quang Minh là Hiệu trưởng ở 3 trường đại học khác nhau như FPT, Thành Tây, Phú Xuân.

Vì sao?

Phát biểu tại lễ công bố Quyết định bổ nhiệm, PGS. TS Võ Trí Hảo, tân Hiệu trưởng trường ĐH Gia Định cho biết: “GDU hiện có nhiều tiềm năng phát triển. Học phí của GDU hiện đang hấp dẫn nhất thị trường và đây sẽ là thế mạnh để thu hút sinh viên cũng như tạo điều kiện để GDU trở thành trường đại học đại chúng được yêu thích và lựa chọn nhiều nhất”. Ông nhấn mạnh,  chi phí đào tạo rẻ nhưng chất lượng đào tạo của GDU sẽ luôn đảm bảo, thậm chí vượt trội về nhiều mặt nhờ chiến lược đào tạo theo hướng thực nghiệm, thực hành.

Hiệu trưởng trường đại học: Nghề nguy hiểm ảnh 3 Chỉ tiêu tuyển sinh, sự xung khắc trong cách điều hành trường được cho là nguyên nhân khiến nhiều Hiệu trưởng phải ra đi.

Còn nhớ, vào ngày 14/11/2018, phát biểu chính thức lần đầu tiên tại buổi lễ khai giảng năm học mới, PGS. TS Đỗ Văn Xê, nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Hùng Vương nói rằng: “Tôi là người may mắn được đi du học ở nhiều nơi, đã làm việc gần 40 năm ở trường ĐH Cần Thơ, trong đó có 15 năm làm Phó Hiệu trưởng. Khi học xong về nước, tôi may mắn được bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng đến 3 nhiệm kỳ nhưng tôi chỉ mới thực hiện khoảng 1/3 điều mình mong muốn vì còn nhiều hạn chế về quyền quyết định. Được mời làm Hiệu trưởng Trường ĐH Hùng Vương TP. HCM là dịp may mắn cuối đời để tôi thực hiện mong muốn một lần nữa, được làm điều mình mơ ước một cách trọn vẹn”.

Tuy nhiên, trong 2 năm ngồi ghế Hiệu trưởng trường ĐH Hùng Vương, dấu ấn lớn nhất mà PGS. TS Đỗ Văn Xê làm được là hoàn chỉnh bộ máy, tạo ra quy trình hoạt động trong nội bộ trường. Tuy nhiên, dấu ấn của nhà trường với xã hội chưa được mạnh mẽ như kỳ vọng.

Một chuyên gia giáo dục nhìn nhận, từ khi các doanh nghiệp sở hữu trường đại học tư thục mời lãnh đạo trường công lập về hưu làm Hiệu trưởng, cho đến nay các Hiệu trưởng này vẫn chưa tạo được nhiều dấu ấn. Lý do chính đến từ cách hoạt động khác biệt giữa hai loại hình trường công và tư khiến các hiệu trưởng chưa thích ứng kịp thời nếu thời gian điều hành quá ngắn. Hơn nữa, sự khác biệt trong tư duy quản lý điều hành nhà trường giữa “ông chủ” trường và người Hiệu trưởng, bị áp chỉ tiêu tuyển sinh khiến nhiều lãnh đạo trường đại học từ chức.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

SVVN - Bộ GD-ĐT vừa ban hành kế hoạch số 299/KH-BGDĐT về việc tổ chức Hội nghị tập huấn quy chế và nghiệp vụ tổ chức Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2024. Từ 24/4 đến 28/4, Bộ sẽ tổ chức cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi. Thí sinh sẽ đăng ký dự thi chính thức từ 2/5 đến 17h ngày 10/5.
Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

SVVN - “Giá trị con người không nằm ở điểm số, nhưng nó giúp con đường đi sau này dễ dàng hơn, nếu các bạn có mục tiêu và hoạch định được con đường đi của mình”, ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM chia sẻ tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", sáng 8/4, tại trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Q. Tân Bình, TP. HCM).
Ông bố của chủ nhân hàng loạt học bổng các trường Đại học uy tín ở Mỹ chia sẻ về kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ hiệu quả

Ông bố của chủ nhân hàng loạt học bổng các trường Đại học uy tín ở Mỹ chia sẻ về kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ hiệu quả

SVVN - Nguyễn Chúc Khanh, học sinh lớp 12D2 Trường THPT Việt Đức, Hà Nội vừa được nhận thư báo trúng tuyển và học bổng vào nhiều trường Đại học nổi tiếng ở Mỹ như: Đại học California, Irvine; Đại học Arizona; Đại học Tulsa; Đại học Washington; Đại học George Manson … trong đó Đại học Tulsa đã đồng ý cấp học bổng Presidential Scholarship trị giá 6 tỷ đồng. Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Việt Khôi là phụ huynh của bạn Nguyễn Chúc Khanh.
Chuyên gia trường quốc tế đưa ra đánh giá về IELTS và tác động của chứng chỉ này đến việc học tiếng Anh ở Việt Nam

Chuyên gia trường quốc tế đưa ra đánh giá về IELTS và tác động của chứng chỉ này đến việc học tiếng Anh ở Việt Nam

SVVN - Ông Stuart Turner và Tiến sĩ Lê Xuân Quỳnh là các chuyên gia đến từ Đại học RMIT Việt Nam đưa ra đánh giá về IELTS và tác động của chứng chỉ này đến việc học ngôn ngữ giữa bối cảnh những cuộc thảo luận đang diễn ra xung quanh việc dùng điểm IELTS cho các kỳ thi tuyển sinh.