Sinh viên xoay xở nhưng không quên làm việc có ích trong những ngày mắc kẹt tại Hà Nội

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Từ 24/7/2021, Hà Nội bắt đầu giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ để phòng, chống dịch COVID-19. Điều này đã khiến không ít sinh viên bị mắc kẹt lại Thủ đô. “Muốn về quê cũng không được, ở lại thì khó khăn” là hoàn cảnh chung của nhiều sinh viên hiện nay.

Làm điều có ích trong những ngày bị mắc kẹt

Dịch bệnh COVID-19 là một thách thức lớn đối với sinh viên, song đó cũng là cơ hội để sinh viên học hỏi, trải nghiệm, khám phá bản thân và làm những điều có ích cho xã hội.

Bạn Phạm Thu Trang, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ: “Quê mình ở Ninh Bình, kể từ sau kì nghỉ Tết tới giờ mình vẫn ở lại Hà Nội mà chưa về quê. Một phần do mình đi làm, phần lớn còn lại do mình là một tình nguyện viên của đội tuyên truyền, vận động hiến máu.

Từ ngày có dịch bệnh, cộng thêm với việc nghỉ hè, gần như các bạn tình nguyện viên đều về quê hết, hoạt động hiến máu vẫn diễn ra liên tục nhưng lại không có người túc trực. Quê mình cũng gần, đi lại rất dễ dàng nên mình chọn ở lại Hà Nội để giúp ích cho đội Máu, giúp ích cho xã hội. Hơn nữa, đồng đội của mình còn ở đây rất nhiều, nên ở lại đi trực cùng nhau cũng rất vui.”

Sinh viên xoay xở nhưng không quên làm việc có ích trong những ngày mắc kẹt tại Hà Nội ảnh 1
Sinh viên xoay xở nhưng không quên làm việc có ích trong những ngày mắc kẹt tại Hà Nội ảnh 2

Phạm Thu Trang - sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền rất hăng say với vai trò là tình nguyện viên đội máu trong mùa dịch.

Chia sẻ về việc sinh hoạt, ăn uống trong thời kì giãn cách xã hội, Trang kể: “Mấy khu chợ ở gần nhà mình đều đóng cửa hết, đi xa hơn thì không được vì có chốt chặn nên mình cũng khá khó khăn trong việc đi mua thực phẩm. Vì chỗ mình không có phiếu đi chợ nên mỗi lần ra ngoài mua đồ phải trình bày các loại giấy tờ rất mất thời gian. May mắn thay, đợt vừa rồi Đoàn trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền có hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho sinh viên và mình đã được nhận.

Mình ở lại Hà Nội như vậy, bố mẹ mình rất lo lắng và lúc nào cũng trong trạng thái đợi hết giãn cách là sẽ đưa mình về ngay lập tức. Nhưng mình có gọi điện đều đặn và cập nhập thông tin hàng ngày cho bố mẹ, bố mẹ cũng khá rõ về lối sống cũng như công việc của mình nên giờ cũng thông cảm và đỡ gay gắt hơn.

Mình chỉ muốn ở lại Hà Nội để cống hiến cho đội Máu, trở thành một tình nguyện viên có ích cho xã hội, mang đến những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống. Đó thực sự là một trải nghiệm rất tuyệt vời đối với mình trong mùa dịch này.”

Sinh viên xoay xở được hỗ trợ từ những người xung quanh

Dù Hà Nội đã tạm dừng các hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, nhiều chợ bị phong tỏa, hoạt động giao đồ ăn cũng bị hạn chế khiến cho cuộc sống của nhiều sinh viên vì thế cũng khó khăn hơn trước. Tuy nhiên, sinh viên cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ từ nhà trường, thầy cô và những người xung quanh. Nhiều chủ nhà trọ giảm giá nhà cho sinh viên bị mắc kẹt lại Hà Nội, không những thế còn hỗ trợ việc đi chợ, mua sắm giúp lương thực, thực phẩm.

Sinh viên xoay xở nhưng không quên làm việc có ích trong những ngày mắc kẹt tại Hà Nội ảnh 3

Ủy ban Nhân dân phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho sinh viên khó khăn đang thuê trọ trên địa bàn phường trong mùa dịch.

Chia sẻ về lý do quyết định ở lại thủ đô, bạn Phạm Thanh Chúc, sinh viên năm tư, khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ: “Quê mình ở Hải Dương, đợi này mình lên Hà Nội để thực tập, không ngờ dịch bệnh bùng phát. Đợt thực tập lại chưa kết thúc, mình sợ về quê rồi không nộp được báo cáo nên quyết định ở lại đây.

Mình ở ký túc xá của trường, ban đầu cũng gặp khó khăn trong việc mua lương thực, thực phẩm nhưng khoa Luật đã hỗ trợ cho mỗi sinh viên 500.000 đồng, ban Quản lý ký túc xá cũng liên hệ được với nhiều nhà hảo tâm, tài trợ mì tôm và rau củ cho sinh viên mắc kẹt lại Hà Nội".

Sinh viên xoay xở nhưng không quên làm việc có ích trong những ngày mắc kẹt tại Hà Nội ảnh 4

Phạm Thanh Chúc - sinh viên năm tư, khoa Luật, trường Đại học Quốc gia Hà Nội.

Thanh Chúc tâm sự thêm: "Ngoài khó khăn trong việc mua thức ăn, việc phải hạn chế tiếp xúc với mọi người, không được ra ngoài khiến cho tâm trạng của mình đi xuống rất nhiều, khó chịu trong người và không điều tiết được cảm xúc. Bố mẹ mình cũng rất lo lắng nhưng không khuyên mình về, mà khuyên mình ở yên ký túc xá, hạn chế ra ngoài và cố gắng ăn uống đủ chất. Mình cũng rất vui vì nhận được sự quan tâm của gia đình, thầy cô trong nhà trường và những người bạn xung quanh.”

Bạn Triệu Thị Quỳnh Mai, sinh viên năm ba, trường Đại học Mở Hà Nội cũng chia sẻ về việc ăn uống trong mùa dịch: “Vì khu vực mình đang ở là quận Hoàng Mai, khi mình định về quê thì ở đây lại có ca F0. Nên thay vì di chuyển, mình lựa chọn ở lại Hà Nội để giữ an toàn cho cả bản thân, gia đình và những người xung quanh.

Ở lại đây thì chắc chắn có nhiều bất tiện, nhưng mình rất may mắn khi được bố mẹ hỗ trợ gửi đồ ăn cho, vì thế việc đi chợ đối với mình không còn là áp lực nữa. Ngoài ra, giảng viên trường Đại học Mở cũng rất quan tâm đến những sinh viên đang mắc kẹt tại Hà Nội chưa về được nhà, nên mình cũng cảm thấy được an ủi rất nhiều."

Sinh viên xoay xở nhưng không quên làm việc có ích trong những ngày mắc kẹt tại Hà Nội ảnh 5

Bạn Triệu Thị Quỳnh Mai - sinh viên năm ba, trường Đại học Mở Hà Nội.

Là một sinh viên năm ba, khoa Sư phạm Ngữ văn, trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, bạn Nguyễn Thị Thuỳ Trang chia sẻ: “Mình đang học tập và phấn đấu để trở thành một nhà giáo trong tương lai, vì thế mình cũng rất vui và xúc động khi được các thầy cô là giảng viên trong trường quan tâm, để ý, hỗ trợ tiền và lương thực, thực phẩm trong những ngày mình bị mắc kẹt ở Hà Nội như thế này.

Khó khăn lớn nhất đối với mình là đã khá lâu rồi mình không được về thăm gia đình. Còn lại tất cả mọi thứ mình đều được gia đình chu cấp, thầy cô quan tâm, giúp đỡ. Việc học trực tuyến cũng không có khó khăn gì đối với mình.

Hiện giờ mình đã đăng kí tiêm vaccine và đang chờ tới lượt. Mình rất mong dịch bệnh mau chóng qua đi để trả lại cuộc sống bình thường cho tất cả mọi người.”

MỚI - NÓNG
Nhà trọ sinh viên: Đừng để ‘hộp diêm’ trở thành ‘bẫy lửa’
Nhà trọ sinh viên: Đừng để ‘hộp diêm’ trở thành ‘bẫy lửa’
SVVN - Với mong muốn tìm được nhà trọ vừa rẻ nhưng vẫn riêng tư, nhiều nhà trọ “hộp diêm” trở thành lựa chọn “lý tưởng” của các bạn sinh viên. Tuy nhiên, nhà trọ hộp diêm lại tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và tài sản người ở. Theo Thạc sĩ (Th.S)/ Kỹ sư xây dựng Lê Hữu Cương, chính sự chủ quan và chạy theo lợi nhuận của chủ trọ trong thiết kế và xây dựng đã góp phần làm gia tăng rủi ro về an toàn.
Tiến sĩ, chuyên gia Tâm lý Nguyễn Thị Thu Hiền: ‘Bạn không cần phải hoàn hảo để được yêu thích và chấp nhận’
Tiến sĩ, chuyên gia Tâm lý Nguyễn Thị Thu Hiền: ‘Bạn không cần phải hoàn hảo để được yêu thích và chấp nhận’
SVVN - Trong thời đại mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, nhiều bạn trẻ bị cuốn vào áp lực phải luôn hoàn hảo từ ngoại hình lẫn thành công để nhận được sự công nhận từ người khác. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ, chuyên gia Tâm lý Nguyễn Thị Thu Hiền, sự ám ảnh với hình ảnh hoàn hảo không chỉ tạo ra áp lực vô hình mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của giới trẻ. 
Gặp gỡ 'nàng Pu' ngoài đời thực: Nữ sinh Mường kiên cường vượt lên hoàn cảnh
Gặp gỡ 'nàng Pu' ngoài đời thực: Nữ sinh Mường kiên cường vượt lên hoàn cảnh
SVVN - Sinh ra tại thôn Nậm Giang 2, một trong những thôn đặc biệt khó khăn của xã Nậm Chạc (Bát Xát, Lào Cai), Phùng Thị Thúy – cô sinh viên năm 3 ngành Quản lý hoạt động tư tưởng - văn hóa của Học viện Báo chí và Tuyên truyền – đã và đang từng bước chinh phục con đường ước mơ với ý chí và nghị lực phi thường.

Có thể bạn quan tâm

Hành trình chinh phục ước mơ trở thành MC và biên tập viên đa nhiệm của nữ GenZ tài năng

Hành trình chinh phục ước mơ trở thành MC và biên tập viên đa nhiệm của nữ GenZ tài năng

SVVN - Hoàng Hồng Hạnh (sinh năm 2001) là MC trẻ dẫn dắt nhiều chương trình trên các đài truyền hình. Cô gây ấn tượng với phong cách dẫn tự nhiên, cuốn hút và giàu năng lượng. Tốt nghiệp loại Giỏi ngành Luật Kinh tế tại Đại học Luật Hà Nội, Hạnh còn tích cực hoạt động Đoàn và được kết nạp Đảng năm 2022. Hiện cô là chuyên viên truyền thông tại Đại học Quốc gia Hà Nội, đồng thời theo học Thạc sĩ Quản lý Báo chí Truyền thông, hướng tới trở thành MC song ngữ và biên tập viên đa nhiệm.
Thử thách bản thân để đối diện với nỗi sợ hãi

Thử thách bản thân để đối diện với nỗi sợ hãi

SVVN - Ricmin Hoang đang là một người mẫu trẻ tại Việt Nam. Với sự quyết tâm và lòng đam mê, không ngừng tìm kiếm thử thách mới trong sự nghiệp nghệ thuật, Ricmin Hoang mong muốn không chỉ chứng minh tài năng của bản thân, mà còn đối mặt với những nỗi sợ đã đeo bám suốt nhiều năm qua.
Nhà trọ không đảm bảo an toàn PCCC sắp phải dừng hoạt động: Sinh viên và chủ trọ ứng phó ra sao?

Nhà trọ không đảm bảo an toàn PCCC sắp phải dừng hoạt động: Sinh viên và chủ trọ ứng phó ra sao?

SVVN - Từ ngày 1/4, theo Chỉ thị 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC), những nhà trọ không đảm bảo an toàn PCCC sẽ phải dừng hoạt động sau ngày 30/3/2025. Trước thông tin này, nhiều sinh viên bày tỏ sự lo lắng, tìm thêm phương án khi đang thuê trọ trên địa bàn TP. HCM.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Cơ hội và trải nghiệm ‘đặc thù’ của sinh viên Học viện Ngoại giao

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Cơ hội và trải nghiệm ‘đặc thù’ của sinh viên Học viện Ngoại giao

SVVN - Vinh dự là đơn vị tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 (AFF 2025), Học viện Ngoại giao có ưu thế với nhiều sinh viên trẻ đầy năng động, nhiệt huyết và có kỹ năng công tác ngoại giao tốt. Chính vì vậy, đây vừa là một nguồn nhân lực tiềm năng hỗ trợ Diễn đàn diễn ra suôn sẻ, vừa là cơ hội để các bạn sinh viên Ngoại giao được đóng góp cho hoạt động đối ngoại của đất nước.