Số phận những nhà du hành lên Mặt trăng

Số phận những nhà du hành lên Mặt trăng
Vì sao các nhà du hành vũ trụ Mỹ đặt chân lên Mặt trăng lại lập tức rời bỏ NASA, sống gần như ẩn dật, tránh gặp báo chí? Vì sao phải chờ 40 năm sau, Quốc hội Mỹ mới trao Huy chương vàng cho họ? Vì sao khi bị một người đề nghị mình đặt tay lên Kinh thánh để thề rằng đã lên Mặt trăng, ông Aldrin không thề mà đáp lại bằng một quả đấm?

Số phận những nhà du hành lên Mặt trăng

> Tên lửa Mỹ không đưa người lên Mặt trăng?

Vì sao các nhà du hành vũ trụ Mỹ đặt chân lên Mặt trăng lại lập tức rời bỏ NASA, sống gần như ẩn dật, tránh gặp báo chí? Vì sao phải chờ 40 năm sau, Quốc hội Mỹ mới trao Huy chương vàng cho họ? Vì sao khi bị một người đề nghị mình đặt tay lên Kinh thánh để thề rằng đã lên Mặt trăng, ông Aldrin không thề mà đáp lại bằng một quả đấm?

Các phi hành gia lên Mặt trăng
Các phi hành gia lên Mặt trăng.

Ai cũng biết Iuri Gagarin, sau khi bay lên vũ trụ, trở thành một nhân vật nổi tiếng thế giới. Nhà du hành vũ trụ đầu tiên ấy đã đi thăm rất nhiều quốc gia, ở đâu anh cũng được hoan nghênh và đón tiếp nồng nhiệt; giao lưu cởi mở, trả lời phỏng vấn bất cứ câu hỏi nào. Anh nâng cao uy tín của đất nước nhiều hơn tất cả các tuyên truyền viên chuyên nghiệp cộng lại. Điều đó chứng tỏ, những thành tựu khoa học của Liên Xô được toàn thế giới khâm phục.

Thế nhưng, những nhà du hành Mỹ “đặt bước chân đầu tiên của loài người trên Mặt trăng” thì sao? Họ trở về nhà, cô đơn, bất lực nhìn những việc xảy ra và đầy niềm tâm sự. Phải chăng đó là vì trong thời kỳ chiến tranh lạnh hay vì một lý do nào khác?

Người Mỹ là những bậc thầy về quảng cáo và truyên truyền. Họ luôn nói rằng, Mỹ đã vượt Liên Xô trong cuộc chạy đua lên Mặt trăng. Cả một nền công nghiệp khuếch trương các kỳ tích có một không hai ấy được huy động. Hollywood cho ra hàng loạt phim về những “siêu nhân”, những cứu tinh của nhân loại, những người bảo vệ nền dân chủ…

Theo logic ấy, thì những người lên Mặt trăng phải được lợi dụng triệt để. Hộ phải đưa lên màn hinh vô tuyến hàng năm trời, đi khắp thế giới, tham gia vào những “talk show” không biết mệt, kể lại những câu chuyện mình đã trải qua, những hiểm nguy gặp phải, sự dũng cảm đã thể hiện, lòng tự hào khi cắm là cờ Mỹ trên Mặt trăng, góp một chiếc bánh xe vào bộ máy tuyên truyền của nước Mỹ. Song, dường như hơn ai hết, những nhân vật “anh hùng” ấy biết mình cần làm gì.

Không những làm vẻ vang cho đất nước, họ còn có cơ hội làm giàu cho cá nhân. Ai cũng biết, đối với người Mỹ, thành công bao giờ cũng gắn liền với vinh quang và tiền bạc. Những ngôi sao thể thao và ngôi sao điện ảnh tiếng tăm có khi chỉ một lần đóng clip quảng cáo cũng có thể thu được hàng triệu USD.

Đằng này, những người bay lên Mặt trăng – không nghi ngờ gì nữa – là những “siêu sao”, đồng thời là người đầu tiên giá trị của họ trong quảng cáo còn cao gấp đôi. Ai cũng nghĩ rằng, họ sẽ trở thành triệu phú dễ dàng. Song có đúng như vậy không? Chúng ta hãy xem, số phận những thành viên của phi hành đoàn tàu Apollo 11.

Phi hành đoàn trên tàu Apollo-11 nhiều năm sau
Phi hành đoàn trên tàu Apollo-11 nhiều năm sau.

Amstrong: Điều lạ là Amstrong, người đầu tiên bước lên Mặt trăng lại rời NASA rất nhanh chóng, trở thành giảng viên của Trường đại học và lẩn mình vào bóng tối, rất ít khi xuất hiện trên truyề hình, gần như hoàn toàn tránh mặt các báo chí và sau này đi bán máy tính

Aldrin: Cuộc đời của Aldrin, người thứ hai đặt chân lên Mặt trăng còn khó khăn hơn. Cũng giống như Amstrong, từ Mặt trăng trở về, ông không ở lại NASA nữa. Một thời gian, ông vướng vào bệnh nghiện rượu, bị trầm cảm và kiếm sống bằng cách khi thì đi bán ô tô, lúc lại đi giảng bài, diễn thuyết.

Những con người đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng là những người anh hùng không điển hình của nước Mỹ, trên ý nghĩa anh hùng phải là biểu tượng cho một nước Mỹ phồn vinh, luôn luôn xuất hiện và thu nhập nhiều triệu USD bằng tài năng của mình.

Còn họ có thể coi là những người bất hạnh, phải rời bỏ nghề nghiệp ở lứa tuổi đang phát triển nhất (khoảng 40) và những năm tháng còn lại của cuộc đời sống vô vị ở một nơi nào hẻo lánh đó, cố gắng để khỏi rơi một lần nữa vào tâm điểm chú ý của xã hội.

Collins: Michael Collins, người thứ ba trong êkip Apollo-11, khác với Amstrong và Aldrin, không đặt chân lên Mặt trăng mà ở lại lái con tàu bay vòng quanh, bảo đảm sự tiếp xúc với mođun Mặt trăng và đồng đội. Số phận ông ra sao?

Chắc mọi người đều đoán ngay ra được, ông cũng từ giã NASA, hầu như ngay lập tức vào năm 1969. Sau đó, ông học về kinh doanh và những năm 1980, và lập một công ty riêng.

Một điều lạ lùng nữa là họ không được nước Mỹ tri ân ngay như những người con anh hùng của mình. Mãi đên năm 2009,nghĩa là đúng 40 năm sau ngày cắm cờ Mỹ lên Mặt trăng, họ mới được huy chương vàng của Quốc hội. Phải chăng cần bấy nhiêu năm, thấy mọi việc đều an toàn rồi người ta mới được trao tặng.

Hãy nhớ lại, Iuri Gagarin được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô xủa Xô viết tối cao từ ngày 14 - 4 - 1961. Sau chuyến bay, ông đã đi vòng quanh thế giới,gặp gỡ nhà lãnh đạo các nước, những nhân vật nổi tiếng, những người dân thường, mỗi ngày hàng chục cuộc gặp như vậy.

Nhưng nhà du hành “Mặt trăng” Mỹ luôn luôn tìm các trốn tránh những cái nhìn lạ lẫm. Thật trái ngược với những nhà du hành vũ trụ Liên Xô.

Dù sao đi nữa thì Aldrin, sau khi vượt được những khó khăn trong cuộc sống, cũng bắt đầu trả lời phỏng vấn và tham gia hội thảo về những đề tài vũ trụ. Nhưng không may, ông mắc vào một vụ scandal lớn.

Chẳng là vào năm 2002, khi ông đã ở tuổi 72, một người vốn không tin vào việc lên Mặt trăng là có thực tên là Bart Sibrel yêu cầu ông đặt tay quyển Kinh thánh và thề rằng mình đã từng lên Mặt trăng. Nhà cựu du hành vũ trụ không chịu thề. Sibrel bèn gọi Aldrin là “tên hèn nhát” và “kẻ lừa dối”. Thay vì câu trả lời, Aldrin tống thẳng một quả đấm vào quai hàm đối thủ.

Thật không thể tin được!

Theo Tuấn Hà
VietNamNet

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG