Sự thật không thể ngờ về thần dược rễ đinh lăng 'bổ hơn sâm'

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
TPO - Rễ đinh lăng lâu năm không có tác dụng chữa bách bệnh như nhiều người đồn đoán. Ngoài ra, do chứa nhiều saponin (chất có thể làm vỡ hồng cầu) nên không được dùng với liều lượng cao, sẽ gây ra hiện tượng say, mệt mỏi, choáng váng, nôn mửa, tiêu chảy.
Theo các chuyên gia, rễ đinh lăng được đánh giá cao trong việc bồi bổ sức khỏe và trị bệnh. Theo nghiên cứu của GS. Ngô Ứng Long (học viện Quân y), rễ đinh lăng chứa rất nhiều chất saponin giống như ở nhân sâm, các vitamin B1, B2, B6, C và 20 acid amin cần thiết cho cơ thể. Còn theo TS. Nguyễn Thị Kim Hương (trung tâm sâm và dược liệu TPHCM), rễ đinh lăng có thể tăng cường thể lực, kích thích các hoạt động của não bộ, giải tỏa lo âu, mệt mỏi, chống oxy hóa, bảo vệ gan, kích thích miễn dịch. Trong rễ đinh lăng có chứa nhiều saponin có tác dụng gần như nhân sâm, nhiều sinh tố B1. Tuy nhiên, do thành phần saponin có nhiều trong rễ đinh lăng, chất này có thể làm vỡ hồng cầu. Vì vậy cần lưu ý khi sử dụng đinh lăng không được dùng với liều lượng cao, sẽ gây ra hiện tượng say và kèm theo cảm giác mệt mỏi, choáng váng, nôn mửa, tiêu chảy. Ngoài ra, rễ đinh lăng lâu năm không có tác dụng chữa bách bệnh như nhiều người đồn đoán, thời điểm dùng tốt nhất là cây được trồng từ 5 đến 10 năm tuổi. Vì, theo nguyên lý tự nhiên, những cây quá lâu năm có thể không còn tốt bởi các chất trong rễ cây đã bị lão hóa, không còn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nữa.
Sự thật không thể ngờ về thần dược rễ đinh lăng 'bổ hơn sâm' ảnh 1 Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao, vì sẽ bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy. Đặc biệt, khi sử dụng rễ đinh lăng phải dùng những cây đã có từ 3 – 5 tuổi trở lên. Ảnh minh hoạ: Internet
Do thành phần Saponin có nhiều trong rễ đinh lăng, chất này có tính huyết tán sẽ làm vỡ hồng cầu, vì vậy chỉ dùng khi cần thiết và phải dùng đúng liều và đúng cách. Loài cây này còn chứa chất Ancaloit, khi dùng nhiều sẽ dẫn đến hoa mắt chóng mặt.

Do vậy, sử dụng đinh lăng làm thuốc chỉ nên dùng đúng liều lượng (Ví dụ: Rễ đinh lăng mỗi lần dùng chỉ từ 10 -20g rễ đã sao khô, sấy khô là đủ).

Sau đây là một số lời khuyên của bác sĩ y học cổ truyền:

- Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao, vì sẽ bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy. Đặc biệt, khi sử dụng rễ đinh lăng phải dùng những cây đã có từ 3 – 5 tuổi trở lên.

- Người bị bệnh gan không nên sử dụng cây đinh lăng.

- Phụ nữ mang thai cũng không nên sử dụng.

- Người bệnh khi sử dụng cây đinh lăng cần hỏi ý kiến của thầy thuốc.

MỚI - NÓNG
Thủ lĩnh đoàn tâm huyết, giữ hồn văn hóa dân tộc Thái
Thủ lĩnh đoàn tâm huyết, giữ hồn văn hóa dân tộc Thái
TPO - Luôn trăn trở bồi đắp những giá trị sống tốt đẹp cho giới trẻ, anh Lãnh Văn Mùi (SN 1990) - Bí thư Đoàn xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, Nghệ An đã dành nhiều tâm huyết, triển khai các hoạt động nhằm lan tỏa tình yêu với văn hóa dân tộc. Anh vừa được Tỉnh Đoàn Nghệ An tuyên dương đảng viên trẻ xuất sắc năm 2024.
Lý do Thanh Hóa thu hút khách du lịch
Lý do Thanh Hóa thu hút khách du lịch
TP - Ông Phạm Nguyên Hồng - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa - cho biết, ngay từ đầu năm, ngành du lịch Thanh Hóa đã đổi mới và hoàn thiện 3 dòng sản phẩm chủ lực của tỉnh gồm du lịch biển, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái cộng đồng.
Sông Sài Gòn đoạn trung tâm TPHCM Ảnh: Phục Lễ
Phong vị Sài Gòn
TP - Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới? Ngay những người hàng ngày hàng giờ sống ở thành phố này đã và đang tự hỏi Sài Gòn có gì lôi cuốn người tại chỗ và khách phương xa?