Sinh viên Việt Nam tranh tài cùng sinh viên Anh, Nga trong CK cuộc đua xe tự hành quốc tế

Sinh viên Việt Nam tranh tài cùng sinh viên Anh, Nga trong CK cuộc đua xe tự hành quốc tế
SVVN - Trận Chung kết "Cuộc đua số" 2018-2019 – cuộc đua xe tự hành quốc tế mùa thứ ba sẽ chính thức diễn ra vào 19h30, ngày 25/5/2019, tại Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao Tây Hồ (Hà Nội), do Tập đoàn FPT phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức.

Đây sẽ là trận tranh tài công nghệ kịch tính, gay cấn giữa các trường đại học hàng đầu Việt Nam: ĐH Công nghệ (ĐHQG Hà Nội), Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Học viện Kỹ thuật Quân sự, ĐH Lạc Hồng, ĐH KHTN (ĐHQG TP. HCM), ĐH Thông tin Liên lạc và ĐH Nha Trang và 2 trường đại học quốc tế là ĐH Greenwich (Anh) và ĐHTH Liên bang Viễn Đông (Nga).

Tiếp nối thành công của hai mùa giải trước, ở mùa thứ ba, FPT tiếp tục tiên phong, lan tỏa những thành tựu công nghệ mới, đặc biệt trong lĩnh vực tự hành đến với giới trẻ Việt Nam để họ được tiếp cận, trải nghiệm sớm nhất những công nghệ tiên tiến của thế giới. Thông qua sân chơi công nghệ mang tầm vóc quốc tế này, FPT mong muốn góp phần xây dựng nguồn nhân lực số chất lượng cao, đáp ứng công cuộc chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu.

Chung kết "Cuộc đua số" 2018 - 2019 – cuộc đua xe tự hành quốc tế sẽ được truyền hình trực tiếp trên VTV2, đồng thời "livestream" trên Fanpage Cuộc đua số và báo điện tử Vnexpress, tối 25/5.

Cuộc đua xe tự hành tốc độ, kịch tính của trí tuệ Việt và quốc tế

Bước vào Chung kết "Cuộc đua số" Mùa 3, các đội thi sẽ phải sáng tạo và ứng dụng các công nghệ xử lý ảnh, trí tuệ nhân tạo (AI) để lập trình cho xe tự định vị tìm đường đi ngắn nhất, di chuyển trên cung đường bất kỳ và vượt qua các chướng ngại vật với tốc độ cao nhất trong điều kiện ánh sáng thay đổi. Chung kết Cuộc đua số hứa hẹn kịch tính, gay cấn với màn đua tốc độ của những chiếc xe tự hành khi mô hình xe chỉ có kích thước bằng 1/7 so với xe thực tế nhưng tốc độ tối đa lên tới 50km/h. Nếu nhân với tỷ lệ thực tế (gấp 7 lần) thì xe tự hành của Cuộc đua số có thể đạt tốc độ tối đa lên tới 350km/h, gần bằng tốc độ cao nhất của xe đua Công thức 1 – khoảng 360 km/h.

Sinh viên Việt Nam tranh tài cùng sinh viên Ang, Nga trong CK cuộc đua xe tự hành quốc tế

Bà Bùi Nguyễn Phương Châu, Giám đốc Truyền thông FPT - Đồng trưởng BTC: "Năm nay, có hai đội thi quốc tế, đây là dịp để các bạn sinh viên Việt Nam biết các bạn đang ở đâu trong bài toán công nghệ này".

Đây không chỉ là sân chơi công nghệ dành cho sinh viên Việt Nam thoả chí chứng tỏ bản lĩnh của mình mà còn là dịp để trí tuệ Việt tranh tài cùng trí tuệ trẻ thế giới trong lĩnh vực công nghệ tự hành – một trong những xu hướng công nghệ mới nhất hiện nay. Nhà vô địch của Cuộc đua số 2018-2019 sẽ nhận được tổng giá trị giải thưởng là 1,2 tỷ đồng (trong đó có 01 chuyến trải nghiệm, tìm hiểu về công nghệ tiên tiến hàng đầu tại Mỹ hoặc Nhật Bản trong thời gian 01 tuần, 15 triệu đồng tiền mặt và 01 suất học bổng Tiến sỹ về Ngành Trí tuệ nhân tạo trị giá 700 triệu đồng dành cho thí sinh xuất sắc nhất).

Truyền cảm hứng và thúc đẩy phong trào nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ mới trong giới trẻ 

Sau 3 mùa tổ chức "Cuộc đua số", từ sân chơi này đã có hàng nghìn bạn trẻ có cơ hội được tiếp cận và thực hành những nền tảng công nghệ mới nhất hiện nay như xử lý ảnh, trí tuệ nhân tạo (AI)… Việc nâng cấp các thách thức, mức độ khó của cuộc tranh tài công nghệ theo từng năm không chỉ giúp các sinh viên có kiến thức cơ bản về công nghệ tự hành tiêu chuẩn mà còn được nâng cao kỹ năng thực hành, chinh phục công nghệ mới, giúp các bạn tự tin làm việc tại các doanh nghiệp công nghệ ngay sau khi ra trường.

Sinh viên Việt Nam tranh tài cùng sinh viên Ang, Nga trong CK cuộc đua xe tự hành quốc tế

Ông Lê Hồng Việt - Giám đốc công nghệ FPT - Đồng trưởng BTC: "Xe của Weibo và Tesla được chạy nhiều trên đường phố và đường cao tốc ở thung lũng Silicon. Như vậy, các bạn thấy, những gì các thí sinh của Cuộc đua số đang trải nghiệm khá gần với những công nghệ tự hành trên thế giới. Có thể chúng tôi sẽ thu xếp cho các bạn vô địch Cuộc đua số năm nay có được những trải nghiệm thực tế như vậy tại Mỹ". 

Không chỉ là sân chơi công nghệ dành cho sinh viên, "Cuộc đua số" còn truyền cảm hứng cho rất nhiều bạn trẻ tham gia nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các công nghệ mới, đặc biệt trong lĩnh vực tự hành. Đã có nhiều câu lạc bộ nghiên cứu về robot, xe tự hành được hình thành tại các trường đại học (như CLB Xe Tự Hành tại ĐH FPT, CLB Comlap về xe tự hành của ĐH Lạc Hồng…). Một số trường đại học đã mạnh dạn đầu tư trang bị xe mô hình và tổ chức cuộc thi Cuộc đua số ở phạm vi cấp trường, giúp sinh viên nâng cao khả năng học tập, phát triển công nghệ mới như ĐH Thông tin liên lạc...

Sinh viên Việt Nam tranh tài cùng sinh viên Ang, Nga trong CK cuộc đua xe tự hành quốc tế

Ông Đỗ Quốc Khánh - Trưởng ban khoa giáo - Đài truyền hình Việt Nam: "Tôi tin, "Cuộc đua số" càng ngày càng có sự hấp dẫn vì tính chất của thời đại thay đổi và công nghệ đòi hỏi có sự nghiên cứu mạnh mẽ hơn của sinh viên và cuộc thi của chúng ta đáp ứng điều đó".

Ông Lê Hồng Việt, Giám đốc Công nghệ FPT cho biết, mục tiêu của FPT khi tổ chức "Cuộc đua số" không chỉ là tạo sân chơi công nghệ mới cho giới trẻ Việt Nam mà còn tạo ra một môi trường toàn cầu nhằm trang bị những kỹ năng cần thiết cho các bạn trẻ tự tin và sẵn sàng bước vào cuộc Chuyển đổi số đang diễn ra trên thế giới. Các thí sinh tham gia cuộc thi ngoài việc cọ xát với các đội thi đến từ nhiều nước trên thế giới mà còn có cơ hội được trải nghiệm, tìm hiểu về công nghệ mới tại các quốc gia tiên tiến như Mỹ, Nhật… Đó cũng chính là tham vọng của FPT: mang trí tuệ Việt ra biển lớn, ghi dấu ấn Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới.

Sinh viên Việt Nam tranh tài cùng sinh viên Ang, Nga trong CK cuộc đua xe tự hành quốc tế

Đại diện 4 trong số 10 đội thi sẽ tranh tài ở Chung kết.

Tại Việt Nam, FPT là một trong số ít các doanh nghiệp công nghệ đã đầu tư lâu dài, bền bỉ để tạo sân chơi công nghệ cho giới trẻ, qua đó góp phần xây dựng nguồn nhân lực số chất lượng cao cho Việt Nam. Trong suốt 20 năm qua, FPT luôn là doanh nghiệp đi đầu trong việc tổ chức nhiều cuộc thi công nghệ dành cho giới trẻ như: "Trí tuệ Việt Nam" (2000 - 2007), "Mobile Lab" (2008 - 2009), "Mobile Robot Challenge" (2013), "S.M.A.C Challenge" (2014 - 2015), "Cuộc đua số" (từ 2016 đến nay)...

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

AI Deepfake: Cú lừa công nghệ cao

AI Deepfake: Cú lừa công nghệ cao

SVVN - Deepfake - thủ đoạn giả mạo giọng nói và hình ảnh tinh vi - trở thành mối lo ngại của người dùng Internet trên toàn thế giới. Chuyên gia an ninh mạng Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC) cho biết, trong năm vừa qua, deepfake đã giúp các hacker thu về số tiền hàng trăm tỉ đồng.
Top 5 ứng dụng ghi chú trên điện thoại

Top 5 ứng dụng ghi chú trên điện thoại

SVVN - Ghi chú theo cách truyền thống bằng bút và giấy đáp ứng tốt nhu cầu của một số người, nhưng nếu bạn có điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng thì việc sử dụng ứng dụng ghi chú thực sự có thể thay đổi cách bạn thực hiện công việc.