5 điều sinh viên mới ra trường nên làm khi chưa tìm được việc

5 điều sinh viên mới ra trường nên làm khi chưa tìm được việc
Bạn là sinh viên mới ra trường nhưng vẫn chưa tìm được việc? Đừng quá lo lắng hay nóng vội! Tìm việc là một hành trình dài cần có sự nhẫn nại cộng thêm một chút may mắn. Ngay lúc này, thay vì rầu rĩ và bị động, bạn nên tích cực làm 5 điều sau đây để nắm bắt được cơ hội làm việc tốt nhất trong tương lai gần.

Học thêm ngôn ngữ hoặc kỹ năng mới

Nếu bạn tốt nghiệp xong mà vẫn chưa tìm được việc làm, hãy tận dụng khoảng thời gian “thảnh thơi” quý giá này để trau dồi thêm ngôn ngữ hoặc kỹ năng mới. Trên thực tế, khi đã bước vào guồng quay công việc, bạn rất khó học hỏi thêm nhiều điều mới. Vì vậy chưa tìm được việc làm vừa là thách thức vừa là cơ hội để bạn “nâng cấp” bản thân. Điều này không chỉ giúp ích cho công việc trong tương lai mà còn khiến bạn quyết tâm cố gắng, ngăn bản thân rơi vào “hố sâu” của những suy nghĩ tiêu cực.

Vấn đề là, bạn nên học cái gì? Để trả lời câu hỏi này bạn cần hình dung về công việc mong muốn trong tương lai. Công việc ấy sẽ đòi hỏi bạn cần có ưu thế gì? Chẳng hạn, nếu bạn muốn trở thành một chuyên viên sale thì nên học thêm các ngoại ngữ phổ biến khác (tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn…) thay vì chỉ có vốn liếng về tiếng Anh. Biết càng nhiều ngoại ngữ, bạn càng có lợi thế hơn các đối thủ cạnh tranh vị trí việc làm, dù bạn tìm việc làm tại Long An, TPHCM hay bất cứ nơi nào khác.

Tối ưu hóa hồ sơ ứng tuyển

Hồ sơ ứng tuyển càng bám sát yêu cầu tuyển dụng thì càng có cơ hội được lựa chọn. Đôi khi cùng một vị trí công việc nhưng ở mỗi công ty sẽ đưa ra yêu cầu khác nhau. Do đó, trước khi nộp đơn ứng tuyển, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng về yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với vị trí công việc. Sau đó bạn dựa trên yêu cầu để chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển cho phù hợp. Nên nhớ hồ sơ ứng tuyển của bạn cần được cập nhật và tương ứng với yêu cầu của mỗi công ty. Bạn không nên đem một chiếc CV “cứng nhắc” để rải sang nhiều công ty khác nhau. Đối với những hồ sơ ứng tuyển loại này, các nhà tuyển dụng thường đánh giá là thiếu chuyên nghiệp và tỉ lệ được chọn không cao.

Hồ sơ ứng tuyển ngoài việc khớp với yêu cầu của nhà tuyển dụng còn cần phải “chất”. “Chất” ở đây nghĩa là thông tin rõ ràng, ngắn gọn nhưng có giá trị. Hãy liệt kê cụ thể và ngắn gọn những thành tích cũng như ưu điểm nổi trội của bạn. Ngoài ra, sau khi hoàn thành các khóa học thêm kỹ năng và ngoại ngữ như ở mục trên, bạn cũng nên cập nhật vào hồ sơ để tăng thêm sức hấp dẫn trong mắt nhà tuyển dụng.

5 điều sinh viên mới ra trường nên làm khi chưa tìm được việc ảnh 1
 

Đa dạng hóa kênh tìm việc

Việc chỉ chăm chăm tìm việc thông qua một kênh sẽ vô tình giới hạn phạm vi tiếp cận việc làm của bạn. Hiện tại có rất nhiều kênh thông tin để tối ưu hóa quá trình tìm kiếm việc làm như công ty môi giới việc làm, trang web tuyển dụng, người quen giới thiệu… Khi kết hợp tìm kiếm qua nhiều kênh khác nhau, bạn sẽ được gia tăng tần suất tiếp cận công việc và chẳng chóng thì chầy sẽ tìm thấy công việc ưng ý.

Ngưng lý tưởng hóa công việc

Một trong những lý do phổ biến khiến sinh viên mới ra trường không tìm được việc làm chính là lý tưởng hóa công việc. Vừa mới tốt nghiệp và nuôi trong mình hoài bão lớn, nhiều người thường tự đặt ra đòi hỏi rất cao về công việc. Đó phải là công việc tính ổn định, mức lương khá hay công ty lớn… Những suy nghĩ thiếu thực tế sẽ dẫn dắt bạn đến một ngõ cụt: thất nghiệp.

Nếu chưa tìm được việc làm chính thức sau khi tốt nghiệp, bạn đừng ngại “xông pha” và “lăn xả” ở nhiều việc làm khác. Chẳng hạn như cộng tác viên tự do, nhân viên bán thời gian, phụ giúp kinh doanh tại gia… Thậm chí, bạn có thể đăng ký vào một chương trình thực tập nào đó để mài giũa bản thân và tăng kinh nghiệm. Một số công ty vẫn trả lương cho nhân viên thực tập và mở rộng cửa dành cho những thực tập sinh xuất sắc. Dù ở vị trí công việc nào chăng nữa, chỉ cần nỗ lực rèn luyện và trau dồi, bạn chắc chắn sẽ tiến gần hơn đến công việc ao ước.

5 điều sinh viên mới ra trường nên làm khi chưa tìm được việc ảnh 2
 

Trau chuốt hình tượng cá nhân trên mạng xã hội

Với sự phát triển như vũ bão của mạng xã hội, hiện nay rất nhiều nhà tuyển dụng thông qua kênh này để tìm kiếm nhân tài cho công ty. Một số nhà tuyển dụng khác thường xem xét trang cá nhân của ứng viên để đánh giá về thái độ sống cũng như thái độ đối với công việc. Do đó, đừng nghĩ rằng mạng xã hội là thế giới riêng thu nhỏ của bạn. Trái lại, đó là nơi phản chiếu hình ảnh bạn trong mắt mọi người. Vì thế bạn nên dành thời gian trau chuốt hình tượng của mình trên mạng xã hội, xóa bớt những nội dung dễ gây hiểu lầm, cập nhật những thông tin tích cực và có liên quan đến chuyên môn. Bạn cũng đừng ngần ngại chia sẻ nhu cầu tìm việc của mình trên trang cá nhân, những người thân quen biết đến sẽ chung tay giúp đỡ bạn sớm tìm được việc làm.

Tìm việc là một hành trình gian nan và nhiều vất vả. Vì thế không phải sinh viên mới ra trường nào cũng tìm được việc làm ưng ý một cách nhanh chóng. Nếu đã tốt nghiệp và vẫn chưa “săn” được việc, hãy tham khảo 5 điều cần làm ở trên và thử áp dụng nhé.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

SVVN - Bộ GD-ĐT vừa ban hành kế hoạch số 299/KH-BGDĐT về việc tổ chức Hội nghị tập huấn quy chế và nghiệp vụ tổ chức Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2024. Từ 24/4 đến 28/4, Bộ sẽ tổ chức cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi. Thí sinh sẽ đăng ký dự thi chính thức từ 2/5 đến 17h ngày 10/5.
Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

SVVN - “Giá trị con người không nằm ở điểm số, nhưng nó giúp con đường đi sau này dễ dàng hơn, nếu các bạn có mục tiêu và hoạch định được con đường đi của mình”, ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM chia sẻ tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", sáng 8/4, tại trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Q. Tân Bình, TP. HCM).