Giáo dục nghề nghiệp sẽ đi về đâu?

SVVN - Khi hàng loạt trường đại học đang đua nhau xét tuyển bằng học bạ, nhiều luồng dư luận lo lắng trường cao đẳng, trung cấp sẽ cạn kiệt nguồn tuyển. Tuy nhiên, năm 2021, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội đặt ra mục tiêu tuyển sinh 2,5 triệu người.

Tuyển sinh 2,5 triệu người

Năm 2021, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội đặt ra mục tiêu tạo chuyển biến mạnh mẽ về số lượng, cơ cấu, chất lượng và hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp, nhất là đào tạo chất lượng cao theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp cho thị trường lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động. Phấn đấu tuyển sinh 2,5 triệu người. Trong đó, cao đẳng: 260.000 người; trung cấp: 340.000 người, sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác: 1,9 triệu người.

Để đạt được chỉ tiêu trên, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như: Tập trung hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế, đổi mới cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp và phải đi trước một bước; Tăng cường công tác tuyển sinh và đào tạo, chú trọng đào tạo lại, đào tạo chất lượng cao, đào tạo theo chương trình chuyển giao từ nước ngoài; Tiếp tục thực hiện sắp xếp, tổ chức lại cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo tinh thần Nghị quyết 19-NQ/TW, tập trung sắp xếp lại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp ngoài việc đào tạo, bồi dưỡng thì làm cánh tay nối dài của các cơ sở đào tạo; Tăng cường quản lý, đảm bảo chất lượng trong quá trình đào tạo và sau đào tạo; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp; Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, thị trường lao động và việc làm bền vững…

Theo TS Nguyễn Đắc Hưng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đào tạo dạy nghề, Ban Tuyên giáo Trung ương, Nghị quyết 29, Nghị quyết 19 của Trung ương đã đặt ra yêu cầu sắp xếp lại hệ thống các cơ quan hành chính sự nghiệp, trong đó có giáo dục nghề nghiệp. Việc sắp xếp cơ cấu lại hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo đó là một nội dung quan trọng và cần ưu tiên triển khai.

Giáo dục nghề nghiệp sẽ đi về đâu? ảnh 1 Năm 2021, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội đặt ra mục tiêu tuyển sinh 2,5 triệu người.

Trong bối cảnh thực hiện chủ trương gắn kết giáo dục nghề nghiệp gắn chặt với nhu cầu doanh nghiệp thì vấn đề đặt ra là nhu cầu xã hội với ngành nghề rất nhanh, nhiều ngành nghề chưa có đào tạo. Nhiều trường phát triển năng động đã phải xây dựng chương trình đào tạo riêng. Giáo dục nghề nghiệp phải xem lại chuẩn kỹ năng nghề. Không thể giữ tư duy cũ, cung cấp cái chúng ta có chứ không phải những cái doanh nghiệp cần.

Trong khi đó, ông Đăng Minh Sự, Trưởng phòng Giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động - Thương binh - Xã hội TP. HCM, trong năm 2021, để công tác tuyển sinh thuận lợi hơn nữa, trên cơ sở xác định nhu cầu của doanh nghiệp, các trường nghề nên chủ động ký kết chương trình đào tạo song hành với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh hướng nghiệp, tuyên truyền về ngành nghề, việc làm tại các trường THCS và THPT, đồng thời tiếp tục nâng cao chất lượng, liên kết với doanh nghiệp để đảm bảo đầu ra.

Đẩy mạnh hướng nghiệp

Ông Nguyễn Thế Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Công Thương kiến nghị Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đề xuất với các cơ quan chức năng tăng nguồn kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Qua đó, tăng chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tiến tới nâng cao chất lượng hàng hóa nhằm quảng bá sản phẩm tiểu thủ công mỹ nghệ.

Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội Lê Tấn Dũng đề nghị Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tiếp tục tham mưu xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo động lực cho giáo dục nghề nghiệp phát triển. Xây dựng, trình Ban Bí thư Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về huy động nguồn lực xã hội đổi mới, phát triển giáo dục nghề nghiệp trong tình hình mới, trong đó tập trung tham mưu chỉ đạo về đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề theo hướng chất lượng cao.

Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với thị trường lao động theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp, các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 617-NQ/BCSĐ ngày 28/12/2018 của Ban cán sự đảng Bộ về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2021 và định hướng đến năm 2030.

Về tuyển sinh, đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, phân luồng, liên thông đào tạo nhằm phát triển quy mô đào tạo; tăng cường đào tạo thường xuyên và đào tạo lại cho người lao động. Tập trung xây dựng và triển khai thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030. Hoàn thành quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo hướng mở, thúc đẩy xã hội hóa, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào giáo dục nghề nghiệp; phấn đấu đến năm 2025, số cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập chiếm 40%. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp... Thực hiện đào tạo đặt hàng theo đầu ra; tăng cường kiểm định, hậu kiểm theo hướng trả chi phí theo đầu ra; sớm chấm dứt việc đăng ký, giao chỉ tiêu hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Chú ý kết nối cung cầu lao động, hạn chế tối đa tình trạng đào tạo không gắn với cung cầu của thị trường lao động.

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cần chú ý việc đào tạo nghề lao động nông thôn. Phối hợp với ngành dệt may, giày da thực hiện thí điểm đào tạo và đào tạo lại từ nguồn Quỹ bảo hiểm thất nghiệp giao cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo. Phối hợp với Bộ GD - ĐT tham mưu sớm ban hành quy định khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông và hướng dẫn việc dạy học, cấp giấy chứng nhận đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Phải chuyển đổi số

Theo dự thảo khung đề án chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đặt ra tầm nhìn đến năm 2030 toàn bộ hệ thống giáo dục nghề nghiệp như một quốc gia thu nhỏ, toàn bộ hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo viên, học viên sẽ chuyển lên môi trường số.

Đến năm 2030, hoạt động giáo dục nghề nghiệp Việt Nam đạt trình độ các nước ASEAN – 4. Cụ thể, đến năm 2030, 100% dịch vụ công liên quan đến hoạt động giáo dục nghề nghiệp là dịch vụ trực tuyến mức độ 4, được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.

Khoảng 600 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (chiếm 30%) phải thực hiện chuyển đổi số hoàn toàn. Đặc biệt, 100% các trường nghề triển khai nền tảng dạy nghề trực tuyến.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

SVVN - Bộ GD-ĐT vừa ban hành kế hoạch số 299/KH-BGDĐT về việc tổ chức Hội nghị tập huấn quy chế và nghiệp vụ tổ chức Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2024. Từ 24/4 đến 28/4, Bộ sẽ tổ chức cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi. Thí sinh sẽ đăng ký dự thi chính thức từ 2/5 đến 17h ngày 10/5.
Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

SVVN - “Giá trị con người không nằm ở điểm số, nhưng nó giúp con đường đi sau này dễ dàng hơn, nếu các bạn có mục tiêu và hoạch định được con đường đi của mình”, ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM chia sẻ tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", sáng 8/4, tại trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Q. Tân Bình, TP. HCM).
Ông bố của chủ nhân hàng loạt học bổng các trường Đại học uy tín ở Mỹ chia sẻ về kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ hiệu quả

Ông bố của chủ nhân hàng loạt học bổng các trường Đại học uy tín ở Mỹ chia sẻ về kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ hiệu quả

SVVN - Nguyễn Chúc Khanh, học sinh lớp 12D2 Trường THPT Việt Đức, Hà Nội vừa được nhận thư báo trúng tuyển và học bổng vào nhiều trường Đại học nổi tiếng ở Mỹ như: Đại học California, Irvine; Đại học Arizona; Đại học Tulsa; Đại học Washington; Đại học George Manson … trong đó Đại học Tulsa đã đồng ý cấp học bổng Presidential Scholarship trị giá 6 tỷ đồng. Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Việt Khôi là phụ huynh của bạn Nguyễn Chúc Khanh.