Liên kết đào tạo chui với nước ngoài sẽ bị phạt lên tới 100 triệu đồng

SVVN - Liên kết giáo dục hoặc liên kết đào tạo khi chưa có văn bản phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền, thực hiện tự chủ liên kết đào tạo khi chưa đáp ứng điều kiện theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng.

Theo quy định mới tại Nghị định 04 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, từ ngày 10/3/2021, hành vi tuyển học sinh Việt Nam học chương trình giáo dục của nước ngoài tại cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn 50% tổng số học sinh học chương trình giáo dục của nước ngoài tại cơ sở giáo dục sẽ bị phạt tiền từ 30-60 triệu đồng.

Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác đủ điều kiện được phép hoạt động giáo dục hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được đối với hành vi vi phạm.

Liên kết đào tạo chui với nước ngoài sẽ bị phạt lên tới 100 triệu đồng ảnh 1

Liên kết đào tạo chui với nước ngoài sẽ bị phạt lên tới 100 triệu đồng.

Liên quan đến vi phạm quy định về thực hiện liên kết giáo dục, liên kết đào tạo với nước ngoài, sẽ phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Không đảm bảo một trong các điều kiện thực hiện liên kết giáo dục, liên kết đào tạo; Gian lận để được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thực hiện liên kết giáo dục, liên kết đào tạo.

Phạt tiền từ 40 - 60 triệu đồng đối với hành vi tổ chức giảng dạy chương trình liên kết giáo dục, liên kết đào tạo không đúng nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động liên kết giáo dục, liên kết đào tạo từ 6 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm.

Phạt tiền từ 60 - 80 triệu đồng đối với hành vi liên kết giáo dục, liên kết đào tạo khi đã hết thời hạn quy định trong quyết định phê duyệt, quyết định gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết nhưng không được gia hạn, điều chỉnh.

Phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Liên kết giáo dục hoặc liên kết đào tạo khi chưa có văn bản phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền; Thực hiện tự chủ liên kết đào tạo khi chưa đáp ứng điều kiện theo quy định.

Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác đủ điều kiện được phép hoạt động giáo dục hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được đối với hành vi vi phạm quy định.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

SVVN - Bộ GD-ĐT vừa ban hành kế hoạch số 299/KH-BGDĐT về việc tổ chức Hội nghị tập huấn quy chế và nghiệp vụ tổ chức Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2024. Từ 24/4 đến 28/4, Bộ sẽ tổ chức cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi. Thí sinh sẽ đăng ký dự thi chính thức từ 2/5 đến 17h ngày 10/5.
Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

SVVN - “Giá trị con người không nằm ở điểm số, nhưng nó giúp con đường đi sau này dễ dàng hơn, nếu các bạn có mục tiêu và hoạch định được con đường đi của mình”, ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM chia sẻ tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", sáng 8/4, tại trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Q. Tân Bình, TP. HCM).