Sinh viên đưa cách phòng chống COVID-19 vào game

SVVN - Korona Board Game (trò chơi chiến thuật Korona) là ý tưởng của 2 sinh viên Võ Đức Minh (trường ĐH KHTN, ĐHQG TP. HCM) và Nguyễn Anh Kiệt (trường ĐH Cần Thơ) về cách phòng chống dịch bệnh. Ý tưởng xuất phát từ đầu năm nay, khi Việt Nam có những ca nhiễm COVID-19 đầu tiên và sau đó là giai đoạn giãn cách xã hội.

Vừa học, vừa chơi

Cụ thể, Korona Board Game là trò chơi chiến thuật dựa trên cách phòng chống bệnh toàn cầu. Người chơi làm đủ 5 cách phòng bệnh khác nhau để sống sót. Đồng thời, người chơi phải đề phòng các trường hợp dễ lây nhiễm, giật bài hay hoán đổi của người khác.

Trò chơi được hai sinh viên trên tạo ra trong thời gian giãn cách tại nhà vì COVID-19. Phải làm thế nào để giáo dục cho các em nhỏ, học sinh cách phòng tránh lây truyền bệnh một cách dễ hiểu, dễ nhớ là câu hỏi đặt ra với Minh và Kiệt.

Nói về lý do thực hiện ý tưởng, Minh cho biết, cần phải tìm hiểu, nắm rõ xu hướng chơi của các em học sinh rồi từ đó lồng ghép vào trò chơi. Đó cũng là lý do vì sao "board game" được chọn. Korona Board Game dành cho độ tuổi từ 6 đến 12 tuổi, mỗi lần chơi từ 2 đến 6 người, gồm 54 lá bài mang thông điệp về phòng tránh COVID-19. Trong đó có 35 lá bài chứa 5 nhóm thông điệp về phòng chống virus như: Không chạm mặt, tránh nơi đồng người, ăn uống an toàn, mang khẩu trang và rửa tay.

Các lá bài còn lại là thông điệp cảnh báo những hành vi có thể lây bệnh như xem phim rạp, uống chung chai, bắt tay, gãi mũi... Đây là những lá bài dùng để loại trừ hoặc lấy lá bài từ người khác nhằm tăng sự tương tác với người chơi. Khi người chơi có trong tay đủ 5 lá bài khác nhau về phòng chống virus xem như chiến thắng.

Từ tháng 5/2020 đến nay, nhóm sinh viên này đã bán được gần 300 bộ, với giá 130.000 đồng/bộ. Hiện nhóm đang nâng cấp ứng dụng trên điện thoại, máy tính để dễ tiếp cận người chơi hơn. 

“Nhóm mong muốn đưa sản phẩm này ra khắp Việt Nam và vươn ra thế giới. Hiện tại, nhóm đang tiến hành nâng cấp bộ game gây thú vị hơn với người chơi và tiến hành kiểm định sản phẩm để chuẩn bị tung ra các nhà sách trên toàn quốc”, Võ Đức Minh cho biết. Kiệt tiết lộ thêm, thời gian tới, khi dịch bệnh ổn hơn,  nhóm sẽ phát triển trò chơi học tiếng Anh. 

Sinh viên đưa cách phòng chống COVID-19 vào game ảnh 1

Tại vòng Chung kết Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp - CiC 2020 đã diễn ra tại Khu Công nghệ Phần mềm ĐHQG TP. HCM, với sự tham gia của 12 dự án, Ban Tổ chức đã trao giải Nhất cho ý tưởng về bộ bài Korona.

Mới đây, tại vòng Chung kết Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp - CiC 2020 đã diễn ra tại Khu Công nghệ Phần mềm ĐHQG TP. HCM với sự tham gia của 12 dự án, Ban Tổ chức đã trao giải Nhất cho ý tưởng về bộ bài Korona. Ngoài ra, Minh và Kiệt còn gây ấn tượng với phần thuyết trình bằng tiếng Anh lưu loát cùng khả năng phản biện tốt trước câu hỏi của Ban Giám khảo.

Tính thương mại hóa cao

Ý tưởng khởi nghiệp – CiC là cuộc thi của ĐHQG TP. HCM được tổ chức định kỳ mỗi năm 1 lần nhằm lan tỏa và truyền cảm hứng tư duy khởi nghiệp, nâng cao kỹ năng, kiến thức, tạo môi trường trải nghiệm khởi nghiệp cho sinh viên trên toàn quốc.

Năm nay, dù ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng cuộc thi vẫn thu hút hơn 250 dự án, với 700 thí sinh tham dự, từ 84 trường đại học, cao đẳng trên khắp cả nước, tiếp cận hơn 600.000 sinh viên.

Một số ý tưởng xuất sắc có thể kể tới như EmoCat - bộ phần mềm dò sát mức hài lòng của khách hàng online và trực diện; GoGo - một nền tảng cung cấp giải pháp công nghệ hỗ trợ thông tin du lịch tự túc thông qua việc cá nhân hóa thông tin khách hàng, đáp ứng nhu cầu nâng cao trải nghiệm và tăng tính xác thực nhờ đánh giá cộng đồng; Túi sinh học – COFA được làm từ phế phẩm cây bắp, góp phần thay thế được túi nhựa và giải quyết được dư lượng mùa vụ…

Thông qua các vòng thi, các nhóm sẽ nắm được quá trình phát triển, các giai đoạn và cách thức để một ý tưởng khởi nghiệp trở thành một dự án kinh doanh. Bên cạnh đó, các nhóm dự thi còn được tham gia những hoạt động ngoài lề cuộc thi bao gồm các hội thảo và tập huấn chuyên môn mang tính thực tiễn cao.

TS Trương Minh Huy Vũ, Giám đốc khu Công nghệ phần mềm ĐHQG TP. HCM (ITP) cho rằng, những dự án trong cuộc thi mang tính khả thi và khả năng thương mại hóa tương đối. Trong chiến lược của ĐHQG TP. HCM, khởi nghiệp là một trong yếu tố không thể thiếu. Cuộc thi CiC là những ý tưởng nhỏ nhưng sẽ hình thành nên những nền tảng vững chắc.

Ông Vũ cho biết thêm, cuộc thi cũng tạo cơ hội cho thí sinh, nhóm dự án kết nối, xây dựng mối quan hệ xã hội với các doanh nhân khởi nghiệp thành công, các nhà chuyên môn, mentor và các nhà đầu tư. Sau cuộc thi, Ban Tổ chức sẽ hỗ trợ các dự án tiềm năng gọi vốn đầu tư, tham gia các chương trình ươm tạo, tăng tốc khởi nghiệp của ITP và các đối tác quốc tế.

Cũng trong khuôn khổ chương trình, CiC tổ chức triển lãm các dự án, sản phẩm, giải pháp nghiên cứu khoa học công nghệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo “Startup & Innovation Day 2020”. Triển lãm nhằm trưng bày, giới thiệu các dự án, sản phẩm, giải pháp nghiên cứu khoa học công nghệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo…
MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

SVVN - Bộ GD-ĐT vừa ban hành kế hoạch số 299/KH-BGDĐT về việc tổ chức Hội nghị tập huấn quy chế và nghiệp vụ tổ chức Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2024. Từ 24/4 đến 28/4, Bộ sẽ tổ chức cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi. Thí sinh sẽ đăng ký dự thi chính thức từ 2/5 đến 17h ngày 10/5.
Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

SVVN - “Giá trị con người không nằm ở điểm số, nhưng nó giúp con đường đi sau này dễ dàng hơn, nếu các bạn có mục tiêu và hoạch định được con đường đi của mình”, ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM chia sẻ tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", sáng 8/4, tại trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Q. Tân Bình, TP. HCM).