Thanh niên khởi nghiệp - cú hích cho sự phát triển kinh tế hậu COVID-19

SVVN - Bộ trưởng Bộ LĐ - TB - XH Đào Ngọc Dung và Chủ tịch FPT Trương Gia Bình đều nhất trí: Đại dịch COVID-19 đã khiến nền kinh tế tổn thất nặng nề, tình trạng phá sản, thất nghiệp đáng báo động… tuy nhiên, cũng tạo ra một cú hích, thúc đẩy sinh viên khởi nghiệp.

Khởi nghiệp – cơ hội dành cho người trẻ sau khủng hoảng

Tại Lễ phát động cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp 2020 - Startup Kite 2020”, do Cao đẳng FPT Polytechnic đăng cai tổ chức ngày 28/5, ông Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Bộ LĐ - TB - XH chia sẻ: Đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh mẽ đến tất cả các nước trên thế giới. Đối với Việt Nam, COVID-19 đang khiến khoảng 670.000 người rơi vào tình trạng giãn việc, ngưng việc, thiếu việc và thất nghiệp.

Lần đầu tiên, Chính phủ đưa ra gói trợ giúp xã hội kịp thời và có hiệu quả tức thì. Tuy vậy, theo Bộ trưởng, đây cũng chỉ là những giải pháp có tính chất hỗ trợ, gốc rễ lâu dài chính là tạo cho các doanh nghiệp từng bước tái trở lại thị trường. Với ý nghĩa như vậy, Bộ trưởng đánh giá cao ý nghĩa của cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp năm 2020". Qua đó, tiến tới Ngày hội khởi nghiệp quốc gia học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh: “Đại học không phải là con đường duy nhất để lập thân lập nghiệp. Con đường lập thân lập nghiệp tốt nhất của mỗi người là chọn cho mình một ngành học, một lĩnh vực, một ngành nghề, phù hợp để lập thân và thông qua lập thân ấy để kiến quốc”.

Bộ trưởng cho rằng, chưa bao giờ giáo dục nghề nghiệp mạnh như bây giờ. 1954 cơ sở giáo dục nghề nghiệp gắn với thị trường lao động, việc làm, gắn với đầu ra, gắn với dự báo cung cầu nhân lực và cả hợp tác quốc tế. Với nền tảng giáo dục nghề nghiệp ngày càng vững mạnh, việc tổ chức cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp" sẽ tạo điều kiện để học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp thể hiện bản thân, những ý tưởng, sáng kiến dù nhỏ nhưng sẽ là đốm lửa sáng trong tương lai.

Thanh niên khởi nghiệp - cú hích cho sự phát triển kinh tế hậu COVID-19 ảnh 1 Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khuyến khích sinh viên giáo dục nghề nghiệp khởi sự doanh nghiệp của riêng mình.
Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình (đại diện Ban cố vấn cuộc thi "Startup Kite") cho rằng: “Dịch COVID-19 đã khiến thế giới thay đổi. Do đó, học sinh, sinh viên phải đặt mình vào tư thế tạo ra công ăn việc làm cho chính mình, thay vì khái niệm đi xin việc... Các cơ sở giáo dục phải làm sao cho học sinh của chúng ta ra trường phải là những người sáng tạo, nếu không sáng tạo thì robot sẽ thay thế. Trong tương lai, chúng ta sẽ sống chung với robot cho nên nhà trường phải tập trung đào tạo để ra được bạn có tư duy sáng tạo có những kỹ năng mềm mà sẽ đi với các bạn đến suốt cả cuộc đời”.
Thanh niên khởi nghiệp - cú hích cho sự phát triển kinh tế hậu COVID-19 ảnh 2 Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Tập đoàn FPT nhấn mạnh về việc các cơ sở giáo dục cần chủ động khuyến khích sinh viên khởi nghiệp.

Trách nhiệm của các đơn vị nghề giáo dục nghề nghiệp

Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” của Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ trách nhiệm của đơn vị giáo dục trong việc thúc đẩy phong trào khởi nghiệp của người trẻ.

Trước hết, nhà trường cần trang bị cho sinh viên những kiến thức thực tế, những kỹ năng mềm, tăng cường tiếp xúc doanh nghiệp. Thứ hai, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần chú trọng công tác tư tưởng, truyền thông cho sinh viên. Thứ ba, cần biến mỗi cơ sở giáo dục nghề nghiệp là một môi trường khởi nghiệp, có cán bộ tư vấn, hình thành những câu lạc bộ khởi nghiệp hoặc trung tâm khởi nghiệp; xây dựng chương trình kết nối với các doanh nghiệp, các tổ chức thanh niên để tạo ra những sân chơi khởi nghiệp, vườn ươm khởi nghiệp…

Theo ông Vũ Chí Thành, Hiệu trưởng Cao đẳng FPT Polytechnic, trong suốt 10 năm thành lập, FPT Polytechnic đã có những tấm gương sinh viên khởi nghiệp. Điều này này bắt nguồn từ chính triết lý “Thực học - Thực nghiệp" của nhà trường. Sinh viên học tập theo phương pháp học tập tích hợp, hơn 70% thời lượng học là thực hành. Sinh viên học những gì doanh nghiệp cần, học qua dự án, thầy cô chính là những chuyên gia dẫn dắt, tham quan - phỏng vấn với doanh nghiệp… Việc tiếp cận thực tế, tiếp xúc doanh nghiệp chính là môi trường để những ý tưởng khởi nghiệp ra đời, rút ngắn khoảng cách từ ý tưởng đến thực tế.

Thanh niên khởi nghiệp - cú hích cho sự phát triển kinh tế hậu COVID-19 ảnh 3 Sinh viên Cao đẳng FPT Polytechnic được đào tạo môn khởi sự doanh nghiệp ngay khi còn đang theo học tại trường.

Để thúc đẩy sinh viên khởi nghiệp, mỗi cơ sở đào tạo cần giúp sinh viên hiểu và nắm được những kiến thức cơ bản về vấn đề này. “Nhiều sinh viên FPT Polytechnic đã thành công trong việc khởi nghiệp. Nhà trường cũng đưa vào chương trình đào tạo chính khóa bộ môn Khởi sự doanh nghiệp và các bạn sinh viên được học về luật kinh tế, quản lý tài sản, lập kế hoạch kinh doanh… đây là những nền tảng giúp sinh viên triển khai những dự án khởi nghiệp, chinh phục cơ hội nghề nghiệp của bản thân", ông Vũ Chí Thành cho biết.

Hưởng ứng cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp 2020", Cao đẳng FPT Polytechnic là đơn vị đăng cai tổ chức lễ phát động và sẵn sàng kêu gọi sinh viên gửi hồ sơ tham dự cuộc thi, tư vấn hỗ trợ sinh viên hoàn thiện dự án để dự thi.

Đây sẽ là cơ hội để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và tự tạo việc làm của học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; kích thích óc sáng tạo, tư duy năng động, truyền nguồn cảm hứng kinh doanh; thúc đẩy việc ứng dụng kiến thức, kỹ năng được trang bị trong nhà trường vào cuộc sống; đồng thời kết nối các dự án có tính khả thi cao với các nhà đầu tư.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

SVVN - Bộ GD-ĐT vừa ban hành kế hoạch số 299/KH-BGDĐT về việc tổ chức Hội nghị tập huấn quy chế và nghiệp vụ tổ chức Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2024. Từ 24/4 đến 28/4, Bộ sẽ tổ chức cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi. Thí sinh sẽ đăng ký dự thi chính thức từ 2/5 đến 17h ngày 10/5.
Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

SVVN - “Giá trị con người không nằm ở điểm số, nhưng nó giúp con đường đi sau này dễ dàng hơn, nếu các bạn có mục tiêu và hoạch định được con đường đi của mình”, ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM chia sẻ tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", sáng 8/4, tại trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Q. Tân Bình, TP. HCM).
Ông bố của chủ nhân hàng loạt học bổng các trường Đại học uy tín ở Mỹ chia sẻ về kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ hiệu quả

Ông bố của chủ nhân hàng loạt học bổng các trường Đại học uy tín ở Mỹ chia sẻ về kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ hiệu quả

SVVN - Nguyễn Chúc Khanh, học sinh lớp 12D2 Trường THPT Việt Đức, Hà Nội vừa được nhận thư báo trúng tuyển và học bổng vào nhiều trường Đại học nổi tiếng ở Mỹ như: Đại học California, Irvine; Đại học Arizona; Đại học Tulsa; Đại học Washington; Đại học George Manson … trong đó Đại học Tulsa đã đồng ý cấp học bổng Presidential Scholarship trị giá 6 tỷ đồng. Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Việt Khôi là phụ huynh của bạn Nguyễn Chúc Khanh.