Chàng sinh viên “Siêu trí tuệ Việt Nam”

SVVN - Lâm Nhựt Thịnh (19 tuổi), sinh viên trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TP. HCM) trở thành thành viên biệt đội "Siêu trí tuệ Việt Nam" mùa 2 một cách đầy ấn tượng. Thịnh vượt qua thử thách bịt mắt giải Sudoku lập phương và tự gia tăng độ khó cho mình so với yêu cầu mà chương trình đặt ra.

Thịnh cho biết, sau khi xem chương trình Siêu trí tuệ Việt Nam mùa đầu tiên, Thịnh đã cảm thấy rất phấn khích và bị thu hút bởi sự hấp dẫn cũng như tính chất nhân văn, tốt đẹp mà chương trình mang lại. Từ đó, Thịnh ấp ủ quyết định tham gia Siêu trí tuệ Việt Nam.

Lựa chọn thử thách bịt mắt giải Sudoku lập phương, Nhựt Thịnh đạt được 135 điểm cho phần thi của mình. Và điều đáng nói là Thịnh đã mạo hiểm "nâng cấp" độ khó từ dữ kiện ban đầu là 1 số và 1 màu lên 2 số và 2 màu.

Chàng sinh viên “Siêu trí tuệ Việt Nam” ảnh 1 Thịnh đã tự tin gia tăng độ khó cho thử thách của mình và đã vượt qua một các xuất sắc.

Sudoku vốn là một trò chơi về logic và toán học nên việc giải Sudoku sẽ đòi hỏi khả năng logic của người chơi. Thử thách của Thịnh khi tham gia chương trình có thêm yếu tố không nhìn khi giải Sudoku, ngoài ra Thịnh còn giải trên một khối lập phương chứ không phải mặt phẳng như Sudoku truyền thống. “Ngoài logic mình còn phải luyện tập khả năng ghi nhớ để nắm bắt các dữ kiện đề bài cũng như kiểm soát được tốt hơn quá trình thực hiện thử thách”, Thịnh chia sẻ.

Hiện tại, Thịnh học ngành Công nghệ Tài chính, khoa Tài chính – Ngân hàng, trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TP. HCM). “Đây là một ngành học rất mới đối với các trường đại học tại Việt Nam. Việc chọn học ngành học này ban đầu khiến mình đã suy nghĩ và đắn đo rất nhiều. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu về cơ hội phát triển của ngành học này trong tương lai, mình nhận thấy đây chính là một ngành vô cùng tiềm năng và thú vị. Vì vậy, mình đã quyết định chọn theo học chuyên ngành này”, Thịnh cho biết.

Chàng sinh viên “Siêu trí tuệ Việt Nam” ảnh 2 Tích cực học tập, sắp xếp được thời gian rảnh là Thịnh lại tham gia các hoạt động tình nguyện.

Trải qua 2 vòng thi “Siêu trí tuệ Việt Nam”, Thịnh đã rút ra cho mình rất nhiều bài học kinh nghiệm quý giá. Đầu tiên là bài học về tâm lý khi bước lên sân khấu. Dù đã chinh chiến ở sân chơi Đường lên đỉnh Olympia 2 năm trước, Thịnh vẫn thấy hơi hồi hộp và có một chút choáng ngợp. “Qua các vòng thi thì tâm lý đó của mình đã phần nào được cải thiện. Một kinh nghiệm khác mà mình rút ra nữa là về sự cẩn thận và quyết đoán trong lối chơi. Chứng kiến các phần thi của các bạn cùng chơi, thực sự mình đã học được bài học bổ ích này và đó sẽ là hành trang để mình cố gắng thi đấu tốt hơn ở các vòng đấu sau của chương trình”, Thịnh bộc bạch.

Chàng sinh viên “Siêu trí tuệ Việt Nam” ảnh 3 Từ nhỏ, Thịnh đã yêu thích Toán học, là học sinh lớp chuyên Toán, trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TP. HCM. Tuy nhiên, Thịnh tự nhận xét bản thân không có duyên với các kỳ thi Toán. Năm 2018, Lâm Nhựt Thịnh dự thi “Đường lên đỉnh Olympia” và đoạt giải Nhất tuần 3, nhất tháng Một.
MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.
Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

SVVN - Nhân Ngày Nước thế giới (22/3) với chủ đề “Leveraging water for peace” - “Nước cho hòa bình”, báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel cùng Tỉnh Đoàn Bến Tre, Tỉnh Đoàn Trà Vinh tổ chức trao tặng hai hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn có công suất sản xuất 12.000 lít nước sạch mỗi ngày.