Giữ tâm lý, tâm thần thế nào trước đại dịch COVID-19?

SVVN - Tiến sĩ tâm lý, bác sĩ tâm thần học Lương Cần Liêm đang giảng dạy tại Đại học Y Paris (Pháp), là chủ tịch Hội khoa học hữu nghị tâm lý tâm thần Pháp- Việt. Trước đại dịch COVID-19, ông đã trả lời phỏng vấn chuyên trang Sinh Viên Việt Nam của báo Tiền Phong.
Giữ tâm lý, tâm thần thế nào trước đại dịch COVID-19? ảnh 1

Tiến sĩ tâm lý, bác sĩ tâm thần học Lương Cần Liêm cũng là người có kiến thức uyên thâm về Đạo Phật và văn hoá Á Đông. Ông là tác giả của hàng chục đầu sách về tâm lý, tâm thần và đạo Phật được phát hành rộng rãi ở Pháp và châu Âu. Hằng năm, ông đều trở về Việt Nam để chủ trì các hội thảo quốc tế. Ảnh: Dương Triều.

Trong tình hình đại dịch như thế này, theo ông cần phải làm gì để có tâm lý, tâm thần ổn định?

TS.BS Lương Cần Liêm: Trong tình hình dịch bệnh như thế này, tâm lý stress và khủng hoảng sợ nạn có thể đưa đến những hành vi không kiềm chế được, nhất là trong hoàn cảnh sống chật vật, buộc phải giảm thu, không giao thiệp với bạn bè, người quen, mất những mốc thời gian quen thuộc hằng ngày … Rồi thêm thuốc lá, thêm rượu bia, thêm nhạc, thêm điện thoại, thêm Internet, thêm đánh bài…

Cho tâm thần ổn định là xác định được các điểm trên, xây dựng niềm tin tưởng là sẽ có ngày ra khỏi đại dịch này bằng những phương pháp riêng và hành vi tập thể được công bố. Chớ tin vào một số tin vịt/dịch (như là một tin chống dịch) đem đến cho chúng ta những giải đáp về cái sợ bằng cách nghĩ rằng có tin thánh – thuốc thánh – mà “người ta” giấu, giữ riêng, không công bố … Tức là phải nắm tình hình về bệnh dưới góc độ khoa học, đây là một bệnh mới nên có phần chưa biết trước được, không giống với dịch SARS trước đây.

Tức là mình phải làm chủ tình hình, không là nạn nhân của tình hình, chấp nhận có một số điểm chưa rõ, chấp nhận mình có thể có lo âu, có sợ chết, nên cách ly là ổn nhất. Cách ly là mình lo cho mình, không phải là mất tự do mà là giảm cơ hội gặp người mang vi-rút mà chính họ cũng không biết.

Quan theo dõi tình hình dịch COVID-19 ở Việt Nam thời gian qua, ông thấy có điều gì đáng lưu tâm nhất?

TS.BS Lương Cần Liêm: Trước tiên là tôi nhớ đến thời điểm SARS trước đây và vấn đề đã được giải quyết ngay lập tức và tận gốc nhờ sự hy sinh quên mình của các đồng nghiệp chúng ta, những y bác sĩ tại Bệnh viện Việt- Pháp lúc đó. Qua đây, tôi lại càng mong muốn Nhà nước tôn vinh “những chiến sỹ y tế thời bình” này.

Giải quyết đại dịch thì đại cương có hai hướng. Về y tế là cách ly. Về y học là ngừa bằng vác-xin và thuốc. Tình hình này là không có/chưa có vác-xin và không có thuốc.

Phải cách ly, tức là hành vi có ý thức tập thể. Tập thể bảo vệ đoàn thể, đoàn thể bảo vệ cá thể trong một bầu không khí tin cậy nhau: Công dân công bằng trước đại dịch, chứ không theo thói quen cho ưu tiên bà con, bạn bè, đồng chí, …

Điều tôi lưu ý nhiều nhất trên cả thế giới là tính ỷ lại, tự tôn và ích kỷ của con người. Báo tin bệnh hay triệu chứng bệnh chính là bảo vệ người sống bên cạnh ta.

Ông có lời nhắn nhủ gì với các bạn sinh viên Việt Nam đang học tập tại nhiều nước trên thế giới?

TS.BS Lương Cần Liêm: Nhiều bạn sinh viên quá sợ hãi nên có tâm lý “xin về nhà (Việt Nam) gấp”, nhớ cha mẹ, nhớ ông bà… Trong trường hợp này tôi nghĩ các em nên theo chỉ thị của trường mình đang học.

Ông có lời khuyên gì với người Việt Nam mình ở trong nước?

TS.BS Lương Cần Liêm: Làm theo y tế là ăn sạch, sống sạch. Có lẽ đây là một cơ hội để mỗi chúng ta có tâm trí trong sạch và đạo đức hơn, tức là lo cho mình là cho người sống bên cạnh mình. Nếu mình chỉ lo cái sạch của mình mà không lo giúp người bên cạnh thì cũng giống như lúc đại dịch này, cái gì cũng có thể sẽ lây và lan truyền nhau. Vi-rút hay những cái khác cũng vậy thôi.

Trân trọng cảm ơn ông.

(TS.BS Lương Cần Liêm đã sống và làm việc tại Pháp từ hơn 50 năm nay. Bài phỏng vấn được thực hiện nguyên văn bằng tiếng Việt)

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.
Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

SVVN - Nhân Ngày Nước thế giới (22/3) với chủ đề “Leveraging water for peace” - “Nước cho hòa bình”, báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel cùng Tỉnh Đoàn Bến Tre, Tỉnh Đoàn Trà Vinh tổ chức trao tặng hai hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn có công suất sản xuất 12.000 lít nước sạch mỗi ngày.