Sinh viên các tỉnh theo học tại Hà Nội lựa chọn hình thức đón Tết nào giữa lúc dịch bùng phát?

SVVN - Cả nước đang gồng mình lên "chống dịch" để có thể hưởng một cái Tết Tân Sửu 2021 trọn vẹn, và sinh viên, học sinh năm nay cũng sẽ đón Tết theo một cách khác biệt so với mọi năm, đặc biệt là các bạn sinh viên quê ở Hải Dương, Quảng Ninh hoặc đang theo học tại trường ĐH FPT.

Hiện tại, Hà Nội đang thực hiện cách ly khu vực xuất hiện các ca nghi nhiễm. Học sinh, sinh viên đang sinh sống và học tập tại đây đều mang tâm trạng lo lắng có thể sẽ không thể về quê đón Tết cùng gia đình, đặc biệt là các bạn quê tại Quảng Ninh, Hải Dương và đang theo học tại trường ĐH FPT.

Chuẩn bị sẵn tâm lý có thể sẽ phải đón Tết tại Hà Nội

Minh Thư (trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội, quê Hải Dương) chia sẻ: “Hiện tại, mình cảm thấy hoang mang và rất lo cho tình hình người thân ở quê. Nếu không thể về quê Tết này thì đây sẽ là lần đầu tiên mình phải đón Tết xa nhà, không được ở cạnh người thân và thậm chí phải ở trọ một mình do phải hạn chế đi ra ngoài. Nếu tình hình Hải Dương ổn định trở lại nhưng dịch lại bùng phát mạnh ở Hà Nội thì mình cũng sẽ không về để bảo đảm an toàn cho bản thân và gia đình".

Nguyên Dung (quê Quảng Ninh) bày tỏ: “Mình rất ít khi được về nhà do bận học và tham gia các hoạt động tình nguyện của trường. Vì thế, mình luôn mong đến Tết để được về quê. Thế mà bỗng nhiên dịch tái bùng phát, dập tan sự háo hức và kế hoạch sum họp của mình. Nếu thật sự không thể về quê đón Tết, chắc mình sẽ thấy tủi thân và nhớ bố mẹ lắm. Đón Tết ở Hà Nội như thế nào nhỉ? Mình nghĩ rằng, với tình hình này thì không nên đi chơi và cũng hạn chế ra đường, chắc mình sẽ chỉ quanh quẩn chỗ trọ, xem phim, ngủ và gọi điện về cho bố mẹ...”.

Sinh viên các tỉnh theo học tại Hà Nội lựa chọn hình thức đón Tết nào giữa lúc dịch bùng phát? ảnh 1 Ga Hà Nội năm nay khác với mọi năm, vốn thường rất đông đúc, bởi đây là thời điểm các bạn sinh viên, học sinh, những người xa quê "rục rịch" chuẩn bị về quê đón Tết.

Hầu hết các bạn học sinh, sinh viên đều cảm thấy buồn nếu không thể trở về quê đoàn tụ cùng người thân trong dịp Tết và lo lắng cho tình hình sức khỏe của gia đình, nếu ở gần vùng dịch. Nhưng Quang Tiệp (quê tại Hải Dương) lại có quan điểm khác: “Phải xa nhà trong dịp Tết thì chắc chắn mình sẽ buồn rồi, tuy nhiên, đây cũng là một trải nghiệm thú vị. Ở ký túc xá, mình có thể đón Tết cùng anh em, bạn bè. Giờ công nghệ phát triển nên mình vẫn có thể trò chuyện qua video call. Mình mong mọi người cùng hạn chế đi lại để giữ an toàn cho bản thân và giảm thiểu khả năng lây lan trên diện rộng”.

Trước diễn biến bất lợi của dịch COVID-19, nhiều trường đại học đã cho sinh viên hoãn thi, nghỉ Tết sớm, tránh nguy cơ lây lan và có thể kiểm soát dịch tốt hơn. Sinh viên quê ở các khu vực không phải "điểm nóng" đều nhanh chóng tìm cách về nhà sớm. Tuy nhiên, việc này có thể lam tăng nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng, do số lượng hành khách di chuyển trên các phương tiệm công cộng rất lớn. Rất may là chính quyền đã kịp thời có các biện pháp như kiểm soát số lượng hành khách trên mỗi chuyến xe, tăng số lượng chuyến để đáp ứng tối đa nhu cầu về quê của người dân và yêu cầu các bến xe, ga tàu thực hiện nghiêm túc quy định này.
Diệu Linh (trường ĐH Luật Hà Nội, quê Nghệ An) cho biết: “Trường mình cho sinh viên nghỉ Tết sớm và có chính sách hỗ trợ đối với những bạn không thể về quê dịp này. Mình lựa chọn đi xe khách và cũng sợ đông đúc thì không an toàn nhưng trước khi lên xe, ai cũng được đo thân nhiệt, rửa tay và yêu cầu đeo khẩu trang trong suốt hành trình nên mình khá yên tâm. Các xe cũng không có tình trạng chở quá số lượng hay nâng giá vé".
Chọn lựa phương tiện là tàu hỏa, Nguyệt Hà (trường ĐH Hà Nội) chia sẻ: “Mình đã đặt vé tàu về Hà Tĩnh từ trước, lúc bùng dịch, lo sẽ không được đi. Nhưng may mắn là không bị cấm, được về nhà, thấy yên tâm hơn. Kể cả nếu phải tự cách ly thì mình vẫn vui vẻ, chỉ cần được ăn Tết cùng gia đình”.
M. T. (trường ĐH FPT) thì cho biết: "Mình ở trọ cách khu bạn sinh viên bị nhiễm chỉ 200m, vừa về nhà buổi sáng, chiều được thông báo tự cách ly ở nhà. Có mấy đứa bạn mình không kịp về, thế là phải cách ly tại nơi trọ đến qua Tết luôn!".
Sinh viên các tỉnh theo học tại Hà Nội lựa chọn hình thức đón Tết nào giữa lúc dịch bùng phát? ảnh 2 Bên cạnh đó, cũng có một bộ phận sinh viên lựa chọn đi làm thêm vào Tết để kiếm thêm thu nhập chứ không về quê cùng gia đình.
Sinh viên các tỉnh theo học tại Hà Nội lựa chọn hình thức đón Tết nào giữa lúc dịch bùng phát? ảnh 3 Các hệ thống cửa hàng tiện lợi hoạt động xuyên Tết phục vụ nhu cầu của người dân.

Dù hiện tại dịch bệnh đang diễn biến khó lường nhưng điều đó cũng không ngăn được không khí Tết tràn ngập khắp các phố phường Hà Nội.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.
Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

SVVN - Nhân Ngày Nước thế giới (22/3) với chủ đề “Leveraging water for peace” - “Nước cho hòa bình”, báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel cùng Tỉnh Đoàn Bến Tre, Tỉnh Đoàn Trà Vinh tổ chức trao tặng hai hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn có công suất sản xuất 12.000 lít nước sạch mỗi ngày.