Thầy giáo trẻ người Séc nói tiếng Việt, dạy tiếng Anh, biết tiếng Nga, Đức, Pháp

SVVN - “Mình tên là Ondrej Slowik, đã sống tại Sài Gòn được hơn 3 năm nhưng đến Việt Nam lâu rồi. Tên tiếng Việt của mình là Nam, vì hồi mới sang mọi người không đọc được Ondrej. Vợ mình người Đà Lạt, tụi mình đã có một bé. Mình đang dạy tại khoa Ngôn ngữ Anh, trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng”, chàng trai 35 tuổi người Séc giới thiệu rành rọt bằng giọng Bắc, khiến người đối diện thích thú.

“Thầy Nam” ở trường ĐH Hồng Bàng

Ondrej luôn gây ấn tượng với sinh viên trường ĐH Hồng Bàng không chỉ đẹp trai, giỏi tiếng Việt, nói được 4 thứ tiếng khác mà còn vì phong cách truyền đạt vui vẻ, hóm hỉnh. Ở đây, sinh viên thường gọi anh là “thầy Nam” thay cho tên “cúng cơm”.

Anh Nam kể về cơ duyên đến với tiếng Việt: "Hồi còn học khoa Tiếng Anh, ĐH Khoa học xã hội Praha, mỗi sinh viên phải chọn học thêm ngoại ngữ phụ. Mẹ mình thấy, chỉ chọn một thì ít quá, nên khuyên học thêm cái gì đó. Mình chọn học tiếng Hàn, nhưng sau thấy không hứng thú nên bỏ, chuyển sang ngành Việt Nam học. Ở Séc, có hơn 100.000 người Việt đang sống tại đây, đa phần gốc ngoài Bắc. Vợ chồng anh hàng xóm của mình cũng là người Việt. Vì vậy, có rất nhiều cơ hội để mình gặp gỡ, trò chuyện, nhờ đó hiểu thêm về văn hóa con người Việt, trình độ tiếng Việt cũng tăng lên”.

Nhờ vốn tiếng Việt tốt, Ondrej còn làm thêm với việc tư vấn cho người Việt tại Séc về luật, phiên dịch, khám chữa bệnh, khai và xin giấy phép lao động, dạy tiếng Séc...

Thầy giáo trẻ người Séc nói tiếng Việt, dạy tiếng Anh, biết tiếng Nga, Đức, Pháp ảnh 1Ondrej Slowik khoe nhận bằng Tiến sĩ tại Universitas Carolina (CH Séc). Ảnh: NV

9 năm trước, Ondrej đến Việt Nam học và thực tập 10 tháng tại ĐHQG Hà Nội. Sau đó, anh xin được học bổng của AIA - Cơ quan Thông tin về học vấn, một đơn vị của Viện Hợp tác quốc tế và tiếp tục ở Việt Nam trong khuôn khổ một dự án nghiên cứu sau đại học.

Học xong, anh thường xuyên qua lại Việt Nam – Séc cho những công việc khác nhau: Học, phiên dịch, dạy tiếng Anh, hướng dẫn viên du lịch. Ngoài tiếng Séc, tiếng Việt, anh nói thành thạo tiếng Anh, Nga và một "kha khá" tiếng Đức, Pháp.

Năm 2017, anh còn “chơi lớn” khi chuyển ngữ thành công tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng sang tiếng Séc và được xuất bản. Anh cũng xây dựng trang Bố Tây không bó tay để chia sẻ về quan điểm sống, góc nhìn, cách chăm sóc con cái ở Việt Nam bằng tiếng Việt. Ước mơ của Nam là viết hẳn một cuốn sách giáo khoa về dạy tiếng Việt cho người Séc.

Thầy giáo trẻ người Séc nói tiếng Việt, dạy tiếng Anh, biết tiếng Nga, Đức, Pháp ảnh 2Bìa sách "Số đỏ" do Ondrej  dịch sang tiếng Séc.

Ondrej bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ “Sự khác nhau giữa phương ngữ miền Nam và miền Bắc” tại ĐH Universitas Carolina (CH Séc). Đây là một đề tài khó ngay cả với người Việt học chuyên ngành. “Chính đề tài rất khó lại khiến mình thích thú. Thật ra, mình chẳng phải chuyên gia ngữ âm học, mình giỏi tiếng Việt vì “khôn” thôi”, Ondrej lém lỉnh.

Học ngoại ngữ phải như học nhạc

Năm 2016, Nam sang Việt Nam sống và làm việc tại Sài Gòn. Ngoài đi dạy tiếng Anh tại ĐH Tôn Đức Thắng, Nam làm rất nhiều việc khác liên quan đến tiếng Việt. Anh cũng được mời tham gia nhiều game show, truyền hình thực tế. Chính nhờ khả năng tiếng Việt, anh chàng còn “cưa đổ” một cô gái xinh đẹp tên Hoàng Mai, bây giờ là vợ anh.

Anh biết cách vận dụng thành ngữ, tục ngữ và cả  “ngôn ngữ @”: “Buồn như con chuồn chuồn”, “chán như con gián”... vào cách nói. Chính sự hài hước và vận dụng hợp ngữ cảnh của Ondra qua những tin nhắn đã chinh phục được Hoàng Mai, vì luôn tạo cho cô sự vui vẻ, cuốn hút, thân thuộc như đang trò chuyện với một chàng trai Việt đích thực. 

Thầy giáo trẻ người Séc nói tiếng Việt, dạy tiếng Anh, biết tiếng Nga, Đức, Pháp ảnh 3Ondrej tham dự một chương trình trên truyền hình.

Chàng giảng viên người Séc kể: “Lúc học ở Hà Nội, nhiều người bảo muốn giỏi tiếng Việt thì phải đi… ăn thịt chó và tán gái Việt. Mình cũng thử nhưng sau đó không ăn nữa. Còn tán gái thì chắc ở Hà Nội có Hà Đông nên nhiều “sư tử”. Sau đó, mình vào Sài Gòn sống và lấy vợ, vì ở đây không có Hà Đông”.

Anh chàng cũng có thể đi chợ, nấu ăn các món Việt, chăm con thay vợ: “Mình đi chợ không trả giá hay mặc cả nhưng nếu biết bị “chém” thì lần sau không ghé nữa. Mình thường xuyên nói chuyện với các chị hàng, chỉ tội họ hay… chửi bậy quá”.

Từ hơn một năm nay, Ondrej là giảng viên khoa Ngôn ngữ Anh của trường ĐH Hồng Bàng. “Ở giảng đường, mình chủ yếu dùng tiếng Anh để dạy: “Sinh viên phải trả học phí để học tiếng Anh, có giáo viên nước ngoài dạy mà lại dùng tiếng Việt thì… không hay. Mình luôn trao đổi và cả “buôn dưa lê” bằng tiếng Anh. Nhờ vậy, các bạn được trau dồi nhiều hơn. Mình rất thích làm việc cùng sinh viên Việt Nam. Họ vui vẻ, hoạt bát và sành công nghệ, đôi khi các bạn còn giúp mình cập nhật khá nhiều”, anh chia sẻ.

Theo Ondrej, học ngoại ngữ cũng giống như học nhạc. Biết sử dụng một loại thì sẽ học rất nhanh các nhạc cụ khác. Chịu khó rèn luyện, tiếp xúc với người sử dụng tiếng Anh nhiều, không nhất thiết phải là người bản xứ, người Mỹ. Nhất là không sợ sai: "Phải bỏ được nỗi sợ và sự xấu hổ. Với tiếng Đức, Nga, Pháp, mình có thể bỏ ra khoảng 100 giờ để luyện nhưng tiếng Việt cần đến 1.000 giờ. Hi vọng, sinh viên của mình sau khi tốt nghiệp sẽ nói tiếng Anh giỏi hơn mình nói tiếng Việt bây giờ”.

Tiếng Việt nổi tiếng khó, bằng cách nào để người nước ngoài học và nói thành thạo? Chàng giảng viên chia sẻ: “Mình không thấy ngữ pháp tiếng Việt “phong ba bão táp” nhưng phát âm quá khó, vốn từ nhiều, cách sử dụng thành ngữ, tục ngữ vào văn cảnh phức tạp, biến hóa. Tiếng Việt có nhiều giọng địa phương, vì vậy phải chịu khó “va chạm”. Hồi mới qua Hà Nội, khi ăn xong anh chủ quán hỏi “Em lo không?”. Mình tưởng anh ta dọa gì, sau mới biết nhiều người Bắc bị ngọng “l” và “n”. Hay khi vào Sài Gòn, có người bảo mình ốm quá, trong khi mình “khỏe như voi”, thì ra người miền Nam dùng “ốm” để chỉ thể trạng gầy gò”.

Nhờ quãng thời gian làm hướng dẫn viên du lịch cho khách nước ngoài, luôn bắt đầu một tour ở miền Bắc, dọc theo miền Trung vào Nam và kết thúc ở miền Tây, nhờ vậy Ondra tiếp xúc được nhiều giọng điệu, từ các địa phương khác nhau nên bây giờ có thể nghe được giọng nhiều vùng. “Vợ mình người Đà Lạt, vậy mà có lần đi du lịch mình còn giúp… phiên dịch cho cô ấy mấy từ giọng Huế đấy”, Ondrej hóm hỉnh khoe.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

SVVN - Cánh đồng cỏ lau tại Làng Đại học Thủ Đức đang đua nhau bung nở, rực rỡ một màu trắng muốt, tạo nên một khung cảnh thơ mộng, lãng mạn. Ngay sau khi lan truyền trên mạng xã hội, cánh đồng cỏ lau nhận được sự quan tâm lớn của cư dân mạng, thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh, lưu giữ những khoảnh khắc đẹp.
Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

SVVN - Chương trình nghệ thuật '50 năm Cảnh sát Cơ động - Những chặng đường vinh quang' là một trong những hoạt động văn hóa, nghệ thuật điểm nhấn trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Cơ động (15/4/1974 – 15/4/2024). Chương trình nói về lực lượng Cảnh sát Cơ động từ những ngày đầu mới thành lập, trải qua các giai đoạn trưởng thành, phát triển cho đến hôm nay.
Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

SVVN - Những ngày này, nhiệt độ tại TP. HCM luôn ở mức cao, phổ biến từ 37 - 39 độ C. Thời tiết nắng nóng, ngột ngạt khiến nhiều sinh viên tìm cách “chạy trốn”. Từ che chắn đến “ẩn nấp” ở thư viện, quán cà phê... đều được sinh viên áp dụng để chống chọi với cái nắng khắc nghiệt.
Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

SVVN - Không chỉ là hai trong 8 runner nữ có vinh dự được xếp pen E (Elite) chung với tuyển quốc gia tại "Giải Vô địch Quốc gia và Cự ly dài báo Tiền Phong" (Tiền Phong Marathon - TPM) lần thứ 65, năm 2024, tại Phú Yên, Nguyễn Thị Hưởng và Lê Thị Lai còn được biết đến là hai nữ runner có tiếng trong làng chạy phong trào, cùng nhiều thành tích cao ở các giải chạy lớn, nhỏ.
Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.