Trở về quê hương để khởi nghiệp với lĩnh vực chế biến gia vị truyền thống
SVVN - Nhiều năm sau khi nhập về những đặc sản nông, lâm nghiệp ở khắp các vùng miền trong cả nước để khởi nghiệp với chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch. Năm 2019, Lê Minh Cương mở rộng sản xuất sang lĩnh vực chế biến sản phẩm gia vị truyền thống.
Dự án lá chuối Việt vô địch cuộc thi “Khởi nghiệp Nông nghiệp Đổi mới sáng tạo 2020“
Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo từ “Chuyển đổi số Nông nghiệp”
Khởi nghiệp từ sản phẩm truyền thống để bảo vệ văn hóa của người Dao
Những kinh nghiệm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp được sẻ chia
48 dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn tranh tài tại Bán kết (phía Nam)
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành du lịch tại Singapore, chàng trai trẻ Lê Minh Cương, ở TP. Thanh Hóa quyết định trở về quê hương để thực hiện ước mơ kinh doanh và chế biến nông sản sạch. Được gia đình ủng hộ, năm 2016, Cương khởi nghiệp bằng việc xây dựng chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch mang thương hiệu HC Farm.

Thực hiện đúng tiêu chí kinh doanh thực phẩm "sạch từ tâm", HC Farm đã nhập về những đặc sản nông, lâm nghiệp ở khắp các vùng miền trong cả nước và đều có truy xuất nguồn gốc, bảo đảm tiêu chuẩn VietGAP. Đến nay, HC Farm đã có hơn 2.000 khách hàng truyền thống trong tỉnh và hơn 300 khách hàng tỉnh ngoài.
Năm 2019, Lê Minh Cương tiếp tục nghiên cứu, mở rộng sản xuất sang lĩnh vực chế biến sản phẩm gia vị truyền thống. Tháng 3/2020, Công ty do Giám đốc trẻ Lê Minh Cương làm chủ đã được thành lập, với ngành nghề sản xuất gia vị thương hiệu Phúc Lộc Thọ bằng nguồn nguyên liệu nông sản quê hương Thanh Hóa.

Chia sẻ về quá trình thử nghiệm công nghệ mới trong các sản phẩm khởi nghiệp truyền thống Lê Minh Cương cho biết: Trong 4 năm, mình liên tục đi tìm một sản phẩm truyền thống có khả năng đổi mới và trở thành đặc sản mới của địa phương. Năm 2019, nhận thấy ớt là nguyên liệu địa phương phổ biến và có chất lượng rất tốt, nhưng chế biến sâu chưa có. Đồng thời, phương pháp tương ớt lên men truyền thống ở quê còn ít người làm do tương ớt công nghiệp tràn lan. Do vậy mình dành một năm nghiên cứu để đổi mới hương vị nhưng vẫn giữ phương pháp ông cha.
Để chủ động được nguồn nguyên liệu sạch, tuân thủ quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, Cương đã tìm hiểu các vùng trồng ớt nguyên liệu, thực hiện ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm ớt sạch cho nông dân ở hai huyện Thạch Thành và Thiệu Hóa.

Lê Minh Cương chia sẻ: Con đường khởi nghiệp chưa bao giờ “trải hoa hồng”. Nhưng, chính những khó khăn, thậm chí thất bại ở một vài thời điểm trong quá trình khởi nghiệp đã giúp tôi trưởng thành hơn. Với quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương và những tín hiệu tốt từ mô hình sản xuất, Lê Minh Cương có tham vọng thử nghiệm sản xuất giống ớt mới để cung cấp cho các vùng nguyên liệu, phát triển sản phẩm tương xì dầu, mật mía của xứ Thanh, phấn đấu đưa sản phẩm thương hiệu Phúc Lộc Thọ xuất khẩu ra nước ngoài.
Điểm nổi bật đó là Tương ớt sử dụng đến 90% nguyên liệu địa phương, áp dụng khoa học công nghệ để bảo quản được lâu, duy trì hương vị và ko phụ gia vô cơ. Quá trình thực hiện thì khó khăn là ớt là cây mùa Đông, mùa Hè lại rất ít. Cho nên Cương đang nghiên cứu giống ớt mùa Hè. Hiện tại mô hình đã hoạt động và bước đầu có lãi.
Mặc dù chỉ mới chính thức đưa ra thị trường hơn 7 tháng nhưng tương ớt, tương cà thương hiệu Phúc Lộc Thọ đã có mặt ở 42 tỉnh, thành phố trên cả nước. Đồng thời, đơn vị đã hỗ trợ thu mua được ớt từ 1 xã với diện tích hơn 3ha.
Cùng chuyên mục

The Flob – Ban nhạc của “Hội bạn thân”

Cô sinh viên xinh đẹp biến điểm yếu của bản thân thành điểm mạnh

Trưởng thành từ những khó khăn

Lộ diện Top 3 Chung kết miền Bắc cuộc thi “Thử thách sáng tạo xã hội Việt Nam”

Bảng vàng thành tích của những “Sinh viên 5 tốt” ngành Công an

Chàng trai chăn gà được mời diễn trong phim điện ảnh Cậu Vàng

Vô địch SV-League 2020, đội trường ĐH Cần Thơ được “bầu Hải” thưởng đậm
