Ước mơ nghề giáo của cậu sinh viên dân tộc Tày

SVVN - Ngày La Chiến Thắng nhận được tin trúng tuyển và là thủ khoa đầu vào ngành Giáo dục Tiểu học, khoa Sư phạm, trường ĐH Tây Nguyên cũng là lúc xã nghèo vùng cao nơi Thắng ở lại xôn xao câu chuyện về cậu học trò học giỏi, vươn lên trong nghịch cảnh.  

La Chiến Thắng (dân tộc Tày) sinh ra và lớn lên tại xã Đắk Liêng, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk (một trong số những huyện khó khăn nhất cả nước). Thắng là con út trong gia đình và trên cậu là ba người chị gái. Cũng bởi hủ tục “trọng nam khi nữ” và không coi trọng sự học nên phần lớn những đứa trẻ nơi Thắng ở theo học không học đến nơi đến chốn, thay vào đó ở nhà phụ giúp gia đình, đi làm ăn xa hoặc phải kết hôn sớm... Để có tiền lo cho các con ăn học và chạy tiền thuốc men cho Thắng, bố mẹ Thắng đã phải bươn chải bằng nhiều công việc khác nhau.

Ước mơ nghề giáo của cậu sinh viên dân tộc Tày ảnh 1

La Chiến Thắng (sinh năm 2002).

Từ nhỏ, bị suy dinh dưỡng cấp độ hai, Thắng không chỉ gặp nhiều khó khăn trong việc học mà còn là gánh nặng viện phí, thuốc men đối với bố mẹ. Thắng cho biết, hồi nhỏ Thắng rất áp lực mỗi khi nghĩ đến sức khỏe bản thân và cả định kiến "học hành chi cho nhiều" của người dân xung quanh. 

Thấy bố mẹ lam lũ mưu sinh, ngay từ khi bắt đầu cắp sách đến trường, Thắng đã nỗ lực không ngừng để học tập và luôn là học sinh khá, giỏi trong lớp. Đặc biệt, dù phải phụ giúp ba mẹ làm nông để trang trải cuộc sống nhưng những năm học THPT, Thắng vẫn đạt Học sinh Giỏi ba năm liên tiếp. Cậu học trò vùng cao La Chiến Thắng tâm sự: “Tuy lúc đến lớp cố tỏ ra là một cậu bé đầy nỗ lực nhưng bên trong mình lại thấy tự ti về bản thân vì không được khoẻ mạnh như bạn bè. Cho nên mình không tham gia được nhiều hoạt động của lớp và nhiều khi cảm thấy khó hoà đồng với các bạn. Đến khi bước vào THPT mình mới bắt đầu lấy lại sự tự tin và từ đó việc học cũng khởi sắc lên hẳn”.

Ước mơ nghề giáo của cậu sinh viên dân tộc Tày ảnh 2 Lên môi trường đại học ,Thắng đã làm quen cách học và tích cực tham gia các hoạt động của Hội Sinh viên trường ngay từ khi bước chân vào giảng đường.

Với quyết tâm báo đáp tình yêu thương, sự chăm lo tận tình của bố mẹ và các chị, Chiến Thắng càng nỗ lực để đạt được thành tích cao trong kỳ thi Tốt nghiệp phổ thông quốc gia. Thắng đã đậu vào ngành Giáo dục Tiểu học, khoa Sư phạm, trường ĐH Tây Nguyên với thành tích thủ khoa đầu vào. Điều ý nghĩa hơn, cậu cũng đồng thời là học sinh có điểm thi cao nhất ở trường THPT nơi mình từng theo học. “Chọn học sư phạm phần vì mình muốn nối nghiệp gia đình, đồng thời trở thành người truyền đạt những kiến thức bổ ích để giúp các em học sinh có được một nền tảng kiến thức vững chắc”, Thắng bộc bạch.

Ước mơ nghề giáo của cậu sinh viên dân tộc Tày ảnh 3 Thắng là một trong 85 sinh viên nhận học bổng "Nâng bước thủ khoa 2020". "Học bổng là nguồn động lực to lớn giúp mình vững tin vào con đường phía trước. Mình sẽ nỗ lực hơn nữa để giữ vững được thành tích trong học tập", Thắng chia sẻ.

Chia sẻ về chặng đường tiếp theo với những khó khăn trước mắt, Thắng cho biết đã đặt mục tiêu trong những năm tới sẽ tập trung hết mình vào việc học nhằm giành các suất học bổng mỗi kỳ để có thêm chi phí trang trải cuộc sống và việc học. “Sang năm thứ hai đại học, mình sẽ  đi dạy ở các trung tâm gia sư để có thêm kinh nghiệm dạy học cũng như có thể phụ giúp thêm cho gia đình. Ước mong của mình khi ra trường là muốn trở về quê hương làm nghề giáo để góp một phần nhỏ bé vào công việc trồng người”, Thắng tự tin nói.

“Khó khăn nhất là năm mình học lớp 12 cũng là thời điểm bùng phát dịch COVID-19. Mọi người đều phải học online mà mình lại không có điện thoại hay máy tính để học. Tích góp, tằn tiện mãi bố mẹ mua cho mình một cái điện thoại. Xem đó như một phần thưởng sớm của bố mẹ nên mình quyết tâm hết sức để vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT với điểm số cao nhất có thể”, Thắng chia sẻ.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.
Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

SVVN - Nhân Ngày Nước thế giới (22/3) với chủ đề “Leveraging water for peace” - “Nước cho hòa bình”, báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel cùng Tỉnh Đoàn Bến Tre, Tỉnh Đoàn Trà Vinh tổ chức trao tặng hai hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn có công suất sản xuất 12.000 lít nước sạch mỗi ngày.