Khách mời

Tác giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh: Viết sách là cách đánh bóng hình ảnh cá nhân của tác giả?

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Cùng trò chuyện với tác giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh về xu hướng các tác giả trẻ "tay ngang" xuất bản sách ngày càng nhiều hiện nay. Anh Nguyễn Tuấn Anh đang là Trưởng ban Sinh Viên, báo Tiền Phong, chuyên gia tư vấn xuất bản sách nhiều kinh nghiệm, tác giả sách “6 bước tự xuất bản một cuốn sách”.
Tác giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh: Viết sách là cách đánh bóng hình ảnh cá nhân của tác giả? ảnh 1

Tác giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh là Trưởng ban Sinh Viên, báo Tiền Phong, chuyên gia tư vấn xuất bản sách nhiều kinh nghiệm, tác giả sách “6 bước tự xuất bản một cuốn sách”. Ảnh: Thái Thuận Hải.

Thành tựu và những khó khăn

Thưa tác giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh, anh đánh giá thế nào về đóng góp của các tác giả “tay ngang”?

Tác giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh: Tôi chưa có số liệu thống kê chính xác là số lượng sách của các tác giả Việt Nam không phải là những người viết sách chuyên nghiệp (mình tạm gọi là “tay ngang”) hiện chiếm bao nhiêu phần trong trong tổng số sách được phát hành mỗi năm. Nhưng theo quan sát của cá nhân tôi thì tỉ lệ này có thể khá cao. Và sách của các tác giả tay ngang góp phần làm thị trường sách của các tác giả trong nước thêm sôi động và đa dạng hơn.

Tôi có chú ý những đầu sách bán chạy của các tác giả trong nước thì thấy đa phần những cuốn sách bán chạy nhất hiện nay tại nhiều nhà sách truyền thống và các sàn thương mại điện tử lại là của các tác giả tay ngang. Ví dụ các bạn sinh viên đang rất thích đọc 2 cuốn sách: Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu (Rosie Nguyễn) và Cảm xúc là kẻ thù số một của thành công (TS Lê Thẩm Dương). Cả 2 tác giả đều không phải là những người viết sách chuyên nghiệp ở thời điểm cuốn sách được xuất bản.

Các tác giả tự xuất bản thường gặp khó khăn ở khâu nào nhất?

Tác giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh: Tôi có viết một cuốn sách có tên là 6 bước tự xuất bản một cuốn sách để giúp bạn đọc có thể tự xuất bản một cuốn sách cho bản thân mình hoặc người thân.

Thông thường có 6 bước để xuất bản một cuốn sách là: Chuẩn bị bản thảo/ Viết nội dung; Xin giấy phép xuất bản; Thiết kế trình bày; In; Phát hành; Truyền thông. Tuỳ tình hình có thể phải 7-8 bước hoặc chỉ cần 4-5 bước thôi. Trong 6 bước tôi vừa nói thì quan trọng nhất vẫn là bước đầu tiên: Chuẩn bị bản thảo. Nếu đã có bản thảo tốt rồi thì 5 khâu còn lại khá đơn giản. Trên thực tế, rất nhiều người không hoàn thiện được bản thảo của mình. Chúng ta cứ hình dung là để xuất bản 1 cuốn sách khoảng 200 trang khổ bình thường là 13x20 cm thì cần khoảng 60.000 từ, tức là gấp khoảng 60 lần mình viết một bài báo hay bài đăng Facebook có độ dài 1.000 từ.

Tác giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh: Viết sách là cách đánh bóng hình ảnh cá nhân của tác giả? ảnh 2

Tác giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh cùng MC Hoài Anh trong chương trình Không gian Văn hóa Nghệ thuật (Đài truyền hình Việt Nam) bàn về chủ đề xu hướng tự xuất bản sách của các tác giả "tay ngang". Ảnh: Thảo Trần.

Lời khuyên của anh cho các tác giả muốn tự xuất bản sách?

Tác giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh: Phải xác định rõ mục đích viết sách của mình là gì. Nếu mục đích chưa rõ ràng thì chưa nên viết sách, chưa nên xuất bản. Tiếp đến phải xác định viết được sách là cả một hành trình chứ không đơn giản. Do đó phải có một kế hoạch thật cụ thể, rõ ràng. Sau đó chỉ viết những cái mình giỏi nhất và bạn đọc cần chứ không phải viết tất cả những gì mình có nhưng bạn đọc lại không cần.

Điều cuối cùng, nếu có điều kiện về tài chính thì nên tìm một dịch vụ hoặc người tư vấn xuất bản sách giàu kinh nghiệm, không nên tin vào những quảng cáo trên mạng.

Thời gian để tự xuất bản được một cuốn sách là bao lâu?

Tác giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh: Đúng là thời gian để nhà xuất bản hoặc các công ty liên kết xuất bản mua bản quyền bản thảo để xuất bản thường khá dài. Nhiều khi các tác giả tự xuất bản hoặc thuê tư vấn thì sẽ nhanh hơn. Nhưng mà nhanh thì cũng phải đảm bảo thời gian tối thiếu, ví dụ thời gian hoàn thành bản thảo khoảng 20 ngày, thời gian xin giấy phép xuất bản khoảng 10 ngày, thời gian chế bản khoảng 10 ngày, in khoảng 10 ngày, thời gian nộp lưu chiểu khoảng 10 ngày. Như vậy nhanh cũng khoảng 60 ngày (khoảng 2 tháng) mới xong một cuốn sách.

Tự xuất bản sách hay thuê dịch vụ xuất bản? Cái nào lợi về thu hồi vốn?

Tác giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh: Về bản chất tác giả tự xuất bản sách hay thuê dịch vụ tư vấn xuất bản thì đều phải có một khoản đầu tư tài chính ban đầu. Để tự xuất bản được nhanh và tốt nhất thì thường các tác giả cũng tìm đến người tư vấn có kinh nghiệm. Người tư vấn giỏi sẽ biết cách giúp tác giả giảm thiểu về các chi phí sản xuất và tối ưu hoá được lợi nhuận từ cuốn sách.

Nếu bán được bản thảo cho nhà xuất bản hoặc các đơn vị liên kết xuất bản thì các tác giả sẽ được nhận nhuận bút, sách được phát hành là được nhận tiền, nhưng số tiền này này thường không nhiều. Nếu tự xuất bản sách thì tác giả phải có một khoản đầu tư tài chính ban đầu, thường không thu được tiền ngay thời điểm phát hành, nhưng nếu sách bán tốt thì tác giả sẽ lãi nhiều hơn hình thức bán đứt bản quyền tác phẩm nhiều lần. Và quan trọng hơn là việc tự xuất bản sẽ đem lại cho tác giả những trải nghiệm xuất bản rất thú vị.

Những đầu sách nào dễ được cấp phép, đầu sách nào khó được cấp phép?

Tác giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh: Điều 10 của Luật xuất bản năm 2012 đã quy định rất rõ những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản. Những nội dung này thì đương nhiên không xin được cấp Giấy phép xuất bản. (Ví dụ: Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, truỵ lạc...)

Những nội dung không thuộc diện bị cấm ở Điều 10 của Luật xuất bản năm 2012 nhưng có chủ đề gây tranh cãi thường cũng khó được cấp phép.

Sách dễ được cấp phép là sách về kỹ năng mà tác giả là những nhân vật uy tín.

Tác giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh: Viết sách là cách đánh bóng hình ảnh cá nhân của tác giả? ảnh 3
Tác giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh. Ảnh: Thái Thuận Hải.

Viết sách là để làm hình ảnh cá nhân?

Viết sách có phải là cách để làm thương hiệu, quảng bá cho hình ảnh cá nhân?

Tác giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh: Khi đi tư vấn xuất bản sách thì câu hỏi đầu tiên tôi hay hỏi khách hàng là: Mục đích xuất bản sách của anh/chị là gì? Mục đích phải thật cụ thể, thật rõ ràng, chứ không thể chung chung được. Mục đích đầu tiên và quan trọng nhất của xuất bản sách là phải để lại một giá trị gì đó cho cộng đồng, cho xã hội, giúp cộng đồng, xã hội giải quyết một vấn đề gì đó. Khi cuốn sách được cộng đồng, được xã hội đón nhận, mua nhiều thì tác giả sẽ đạt được mục đích số 2 là xây dựng thương hiệu cá nhân. Và mục đích số 3 là đem lại giá trị kinh tế. Khi xuất bản thành công 1 cuốn sách thì tác giả muốn hay không muốn cũng đã đạt được mục đích số 2 và số 3. Như vậy, chúng ta không nên nặng nề với việc các tác giả viết sách để xây dựng thương hiệu cá nhân.

Tôi cũng xin chia sẻ thêm một ý thế này: Tất cả những người làm truyền thông chuyên nghiệp trên thế giới đều hiểu được tầm quan trọng của xuất bản sách: Xuất bản một cuốn sách thành công là cách xây dựng thương hiệu cá nhân đỉnh cao. Nhưng sách cũng là cách phá huỷ thương hiệu cá nhân của tác giả nếu nội dung yếu, có nhiều sai sót về chính tả, thiết kế trình bày không đạt yêu cầu...

Xuất bản một cuốn sách thành công là cách xây dựng thương hiệu cá nhân đỉnh cao. Nhưng sách cũng là cách phá huỷ thương hiệu cá nhân của tác giả nếu nội dung yếu, có nhiều sai sót về chính tả, thiết kế trình bày không đạt yêu cầu...

Tại sao sách của tác giả tay ngang bán tốt hơn sách của các nhà văn trẻ?

Tác giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh: Ở đây theo tôi chúng ta cần phải làm rõ mấy ý. Thứ nhất, sách của tác giả tay ngang bán chạy vừa rồi phần lớn là dòng sách phi hư cấu. Dòng sách này không phải là sở trường của các nhà văn trẻ. Thứ hai, việc sách được bán chạy phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ngoài nội dung thì còn phải kể đến truyền thông, mà nhiều tác giả tay ngang thì làm những việc này tốt hơn các nhà văn trẻ. Ví dụ, có những tác giả tay ngang là chuyên gia đào tạo có cộng đồng hâm mộ hàng triệu người thì việc họ bán được 10 nghìn cuốn sách là chuyện hết sức bình thường.

Phải chăng bạn đọc trẻ đang xa dần sách văn học?

Tác giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh: Tôi nghĩ không phải là bạn đọc trẻ không tìm đến sách văn học nữa, mà là bây giờ họ có thêm nhiều sự lựa chọn. Không chỉ ở Việt Nam, ở nước ngoài cũng gặp tình trạng tương tự như vậy. Sách bây giờ rất đa dạng, đáp ứng hầu hết các nhu cầu đọc sách của bạn đọc. Cách đây khoảng 15-20 năm thì nói đến sách là thường nghĩ đến tiểu thuyết, truyện ngắn, bây giờ thì sách rất đa dạng nên những người cứng tuổi như chúng tôi nhiều khi có cảm tưởng là các bạn trẻ ít tìm đến sách văn học.

Theo anh, liệu có một công thức cho sách best-seller không?

Tác giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh: Được biết tôi từng tư vấn cho một số tác giả tự xuất bản được sách bán chạy. Nhiều người hỏi tôi vậy công thức viết sách best-seller là gì? Tôi quan niệm không ai giỏi tất cả mọi thứ, nhưng chắc chắn ai cũng giỏi nhất một thứ. Và khi họ viết về cái mà họ giỏi nhất và cũng là cái mà cộng đồng, xã hội đang cần thì nhiều khả năng sẽ thành sách best-seller.

Cảm ơn anh.

Tác giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh là người chấp bút, biên soạn sách best-seller cho nhiều nhân vật vật nổi tiếng trong và ngoài nước như: Tiến sĩ Lê Thẩm Dương (Chuyên gia kinh tế, diễn giả hàng đầu Việt Nam), Tiến sĩ Alok Bharadwaj (Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Giám đốc Marketing châu Á, Phó Chủ tịch tập đoàn Canon châu Á)...

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

SVVN - Cánh đồng cỏ lau tại Làng Đại học Thủ Đức đang đua nhau bung nở, rực rỡ một màu trắng muốt, tạo nên một khung cảnh thơ mộng, lãng mạn. Ngay sau khi lan truyền trên mạng xã hội, cánh đồng cỏ lau nhận được sự quan tâm lớn của cư dân mạng, thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh, lưu giữ những khoảnh khắc đẹp.
Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

SVVN - Chương trình nghệ thuật '50 năm Cảnh sát Cơ động - Những chặng đường vinh quang' là một trong những hoạt động văn hóa, nghệ thuật điểm nhấn trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Cơ động (15/4/1974 – 15/4/2024). Chương trình nói về lực lượng Cảnh sát Cơ động từ những ngày đầu mới thành lập, trải qua các giai đoạn trưởng thành, phát triển cho đến hôm nay.
Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

SVVN - Những ngày này, nhiệt độ tại TP. HCM luôn ở mức cao, phổ biến từ 37 - 39 độ C. Thời tiết nắng nóng, ngột ngạt khiến nhiều sinh viên tìm cách “chạy trốn”. Từ che chắn đến “ẩn nấp” ở thư viện, quán cà phê... đều được sinh viên áp dụng để chống chọi với cái nắng khắc nghiệt.
Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

SVVN - Không chỉ là hai trong 8 runner nữ có vinh dự được xếp pen E (Elite) chung với tuyển quốc gia tại "Giải Vô địch Quốc gia và Cự ly dài báo Tiền Phong" (Tiền Phong Marathon - TPM) lần thứ 65, năm 2024, tại Phú Yên, Nguyễn Thị Hưởng và Lê Thị Lai còn được biết đến là hai nữ runner có tiếng trong làng chạy phong trào, cùng nhiều thành tích cao ở các giải chạy lớn, nhỏ.
Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.