Tại sao chúng ta cứ luôn muốn thứ gì đó, và muốn phải có nó ngay lập tức?

Tại sao chúng ta cứ luôn muốn thứ gì đó, và muốn phải có nó ngay lập tức?
SVVN - Trong cuộc sống luôn bận rộn và vội vàng thì biết chờ đợi kiên nhẫn càng trở thành một đức tính đáng quý và hiếm có.

Bạn có để ý thấy rằng, rất nhiều người trong số chúng ta không chỉ muốn có thứ này hoặc thứ kia, mà chúng ta còn muốn có những thứ đó NGAY BÂY GIỜ? Tôi đọc thấy rằng, tổng thời gian trung bình trong cả cuộc đời mà một người Mỹ dành để xem quảng cáo trên truyền hình là đúng một năm. Và trong những mẩu quảng cáo đó, người ta được nghe đi nghe lại rằng, mình có thể có được bất kỳ thứ gì (hoặc một thứ cụ thể gì đó) mà mình muốn, có được một cách rất dễ dàng, và có thể có được NGAY BÂY GIỜ.

Với thứ gì cũng vậy, ban đầu chúng ta muốn có. Rồi chúng ta tìm cách để có. Thế rồi chúng ta lại tự hỏi tại sao ban đầu mình muốn có nó. Và rồi chúng ta lại tìm cách để nó có (hoặc có thứ khác) thêm lần nữa.

Các quảng cáo đều nói rằng chúng ta có thể dễ dàng có (mua) được thứ gì đó ngay lập tức.

Các quảng cáo đều nói rằng chúng ta có thể dễ dàng có (mua) được thứ gì đó ngay lập tức

Ngân hàng First National Bank ở một thành phố miền Trung Tây nước Mỹ từng đưa ra một bảng quảng cáo với câu khẩu hiệu: "Những khoản vay khiến cho cuộc sống dễ dàng hơn, lúc BAN ĐẦU" (Loans make life easier, at FIRST). Thực ra, đây là một cách chơi chữ, họ cũng có thể dịch là "Những khoản vay khiến cho cuộc sống dễ dàng hơn, tại [ngân hàng] FIRST". Tuy nhiên, hiểu theo nghĩa bóng cũng hoàn toàn đúng: đúng là ban đầu thì những khoản vay khiến cho cuộc sống "có vẻ" dễ dàng, thuận tiện hơn. Nhưng rồi sau đó…

Tôi từng nói chuyện với chị tôi khi chị ấy sắp kết hôn. Chị ấy kể rằng một người họ hàng đã tặng chị ấy món quà cưới sớm: là phiếu đăng ký một khóa học về quản lý tài chính cá nhân. Trong khóa học này, chị ấy sẽ được học cách kiên nhẫn, cách chờ đợi, cách kiềm chế, học cách tiết kiệm tiền dần dần để có được những gì mình muốn. Chị ấy nói, tuy đây là một món quà "khác với truyền thống", nhưng chị ấy rất thích, và biết rằng một ngày nào đó, chị ấy sẽ nghĩ lại về món quà này với sự trân trọng và biết ơn thực sự.

Chúng ta đều nên học cách quản lý tiền bạc, càng sớm càng tốt.

Chúng ta đều nên học cách quản lý tiền bạc, càng sớm càng tốt

Ngoài ra, còn có một nghiên cứu rất nổi tiếng về trẻ em, những chiếc kẹo dẻo và "phần thưởng được trì hoãn". Các nhà nghiên cứu thấy rằng, một số em nhỏ có thể chờ đợi phần thưởng bằng cách để dành kẹo dẻo đến một thời điểm nhất định, và những em này thì về sau dễ thành công hơn, hạnh phúc hơn và dễ thích nghi hơn trong cuộc sống. Chúng ta đều cảm thấy tốt hơn khi chúng ta kiểm soát được những mong muốn, và đặc biệt là những hành vi của mình.

Một hình ảnh trong nghiên cứu “phần thưởng được trì hoãn” – một số em nhỏ sẵn sàng chờ đợi để được ăn kẹo dẻo.

Một hình ảnh trong nghiên cứu “phần thưởng được trì hoãn” – một số em nhỏ sẵn sàng chờ đợi để được ăn kẹo dẻo

Việc muốn có thứ gì đó và phải có NGAY LẬP TỨC là cám dỗ mà ai cũng trải qua. Như một người bạn từng viết cho tôi thế này: "Tôi đã học được rằng, mọi thứ trong cuộc đời này đều là phần thưởng trong từng khoảnh khắc. Tôi chỉ không biết cái khoảnh khắc mà nó sẽ xảy ra. Nên tôi chỉ cứ làm những gì cần phải làm trước mắt mình, rồi kiên nhẫn, và chờ đợi khoảnh khắc đó".

Thật là một lời khuyên tuyệt vời! Bây giờ tôi có hai câu hỏi cho bạn:

- Bạn muốn có được điều gì?

- Và bạn có chờ đợi được không?

Khả năng là, nếu bạn có thể trả lời "có" với câu hỏi thứ hai, thì chắc chắn bạn sẽ tìm được sự yên bình và hài lòng hơn nhiều.

MỚI - NÓNG
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Nếu thí sinh trượt thì dự thi năm 2025 thế nào?
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Nếu thí sinh trượt thì dự thi năm 2025 thế nào?
SVVN - Trong họp báo chiều 29/11, công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, nhiều vấn đề được phóng viên các cơ quan báo chí đặt ra: Nếu từ năm 2025 thi theo phương án mới thì thí sinh trượt tốt nghiệp năm học 2023 - 2024 sẽ thế nào? Phương án này, môn Ngoại ngữ sẽ không còn là môn bắt buộc, liệu có làm giảm chất lượng môn Ngoại ngữ? Liệu học sinh có được thi hơn 4 môn như quy định?...

Có thể bạn quan tâm

Lễ phát động chương trình hiến máu ‘Chủ nhật Đỏ 2024’ sẽ diễn ra tại trường ĐH Văn Hiến vào ngày 3/12

Lễ phát động chương trình hiến máu ‘Chủ nhật Đỏ 2024’ sẽ diễn ra tại trường ĐH Văn Hiến vào ngày 3/12

SVVN - Sáng ngày 3/12 tới đây, tại trường ĐH Văn Hiến, sẽ diễn ra Lễ phát động chương trình 'Chủ nhật Đỏ' 2024, với chủ đề “Hiến máu cứu người – sinh mệnh của bạn và tôi”. Chương trình do báo Tiền Phong chủ trì phối hợp với Văn phòng Uỷ ban ATGT Quốc gia và một số đơn vị tổ chức.
Sinh viên cần có đam mê, lý tưởng để sống một cuộc đời có giá trị

Sinh viên cần có đam mê, lý tưởng để sống một cuộc đời có giá trị

SVVN - Đó là chia sẻ của CEO Nguyễn Thu gửi tới sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trong buổi toạ đàm hướng nghiệp “Thấu hiểu bản thân - Làm chủ tương lai” do báo Tiền Phong, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội và Học viện Life Coach Quốc tế tổ chức. Chị Nguyễn Thu là cựu sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
Những khách mời đặc biệt của Báo Sinh Viên Việt Nam

Những khách mời đặc biệt của Báo Sinh Viên Việt Nam

SVVN - Nhớ lại giai đoạn đầu mới ra mắt, nhiều nhân vật là 'khách mời' của Sinh Viên Việt Nam đã đến trực tiếp trò chuyện và trao đổi với báo: GS Đỗ Nguyên Phương - Bộ trưởng Bộ Y tế, GS. TS Vũ Ngọc Hải - Thứ trưởng Bộ GD - ĐT, GS Phạm Minh Hạc, GS. VS Vũ Tuyên Hoàng, GS. TS Chu Hảo, Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Lê Mã Lương…