Tái tạo từ bộ xương lâu đời nhất Na Uy hé lộ nhiều bất ngờ

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Khoảng 8.300 năm trước, ở thời kỳ đồ đá, một cậu thiếu niên có hộp sọ khác thường và vóc dáng thấp bé có thể đã chạy dọc theo bờ biển đầy đá của Na Uy ngày nay, dừng lại để lấy lại thăng bằng khi cậu nắm chặt cần câu. Một bản tái tạo toàn bộ cơ thể mới của cậu thiếu niên này- có biệt danh là Vistegutten, tiếng Na Uy có nghĩa là "cậu bé đến từ Viste" - đang được trưng bày tại bảo tàng Hå Gamle Prestegard, miền nam Na Uy.
Tái tạo từ bộ xương lâu đời nhất Na Uy hé lộ nhiều bất ngờ ảnh 1

Bộ xương của cậu bé thời đồ đá

Đây là một dự án kéo dài nhiều tháng, nhưng các nhà nghiên cứu đã biết về Vistegutten từ năm 1907, khi các nhà khảo cổ học tìm thấy hài cốt của cậu trong hang động thời kỳ đồ đá giữa, ở Randaberg, dọc theo bờ biển phía tây của Na Uy.

Một vài điều nổi bật về cậu bé 15 tuổi: Cao 1,25 m, thấp hơn so với lứa tuổi, thậm chí theo tiêu chuẩn của thời kỳ đồ đá giữa; một tình trạng được gọi là scaphocephaly có nghĩa là hộp sọ của cậu bé đã hợp nhất quá sớm, buộc đầu phải mọc ra sau thay vì nghiêng sang một bên; và cậu bé có thể đã chết một mình, vì hài cốt của cậu được tìm thấy như thể đang dựa vào tường hang động.

"Hoặc là cậu bé được đặt như thế này sau khi qua đời, hoặc thực sự chết ở vị trí này. Điều này có thể tạo ấn tượng về một cậu bé cô đơn, chờ đợi trong vô vọng bạn bè và gia đình xuất hiện... ", Oscar Nilsson, nghệ sĩ pháp y có trụ sở tại Thụy Điển, người đã tạo ra chân dung cậu bé thời kỳ đồ đá, cho biết.

Tái tạo từ bộ xương lâu đời nhất Na Uy hé lộ nhiều bất ngờ ảnh 2

Hộp sọ của cậu bé thời kỳ đồ đá

Scaphocephaly xảy ra khi đường khâu dọc trên đỉnh hộp sọ hợp nhất quá sớm, khiến hộp sọ có hình dạng gồ ghề. Nhưng "nó không liên quan đến bất kỳ vấn đề phát triển hay thiểu năng trí tuệ nào," Sean Dexter Denham, một nhà xương học tại Bảo tàng Khảo cổ học tại Đại học Stavanger ở Na Uy, người đã giúp phân tích bộ xương , cho biết. Tuy nhiên, những gì còn lại trong hang cho thấy cậu được ăn uống đầy đủ và khỏe mạnh.

Denham cho biết: “Khối lượng lớn xác động vật được tìm thấy tại địa điểm này cũng chứng tỏ nguồn cung cấp thực phẩm dồi dào. Hang sâu khoảng 9 m và rộng 5 m, chứa đầy rác thải nhà bếp; đồ trang trí, chẳng hạn như mặt dây chuyền bằng xương được trang trí; và các công cụ đánh cá, bao gồm lưỡi câu, mũi lao và mũi xương gai, cho thấy rằng những người cổ đại đã sống, làm việc, nấu nướng và ngủ tại địa điểm Viste.

Một phân tích ADN của cậu bé cho thấy màu da, tóc và màu mắt của cậu có thể sẽ gần giống với những phát hiện khác của người Na Uy trong thời kỳ đó, bao gồm mắt nâu, tóc sẫm màu và màu da trung bình.

Việc tái tạo bộ quần áo cho cậu bé thời đồ đá cũng khá công phu. Các nhà khảo cổ học tại Thụy Điển đã phải sử dụng kỹ thuật thuộc da thời tiền sử để may bộ trang phục cho cậu bé như: chiếc áo làm từ da nai sừng tấm, quấn hai tấm da cá hồi quanh eo, chiếc túi ở thắt lưng được may từ da hươu, chiếc vòng cổ được làm từ đốt sống cá hồi, vỏ sò…

Một nhà khảo cổ học tại Bảo tàng Khảo cổ học tại Đại học Stavanger, nói: "Đó là một lời nhắc nhở tuyệt vời rằng, những người trong quá khứ rất giống chúng ta, mặc dù sống trong một thế giới rất khác với thế giới của chúng ta."

Theo Live Science
MỚI - NÓNG