SVVN - Phát biểu sau phần chất vấn của các đại biểu "Quốc hội trẻ em" về chủ đề: “Phòng, chống bạo lực học đường”, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn truyền thông điệp mạnh mẽ: “Chúng ta phải thống nhất, khẳng định một cách dứt khoát rằng, trường học hạnh phúc không thể có chỗ cho bạo lực, không có chỗ cho tệ nạn, và những nguy cơ trước tác hại của thuốc lá, chất kích thích”.
SVVN - Theo đại biểu "Quốc hội trẻ em" Đặng Minh Hoàng đến từ Quảng Ninh, mỗi trường cần có một “Phòng tham vấn tâm lý học đường” nhằm giải quyết các vấn đề trong tâm lý, sức khỏe của học sinh, nhất là nạn bạo lực học đường. Đến với Phòng tham vấn tâm lý học đường các bạn học sinh sẽ có không gian riêng tư để bộc bạch, sẻ chia cảm xúc, câu chuyện của mình và được giữ bí mật.
SVVN - "Ba thập kỷ trước, mối đe dọa lớn nhất với các em là rượu, thuốc lá, mang thai, các chất gây nghiện... nhưng ngày nay là sự lo lắng, trầm cảm, tự hại bản thân và các rối loạn tâm thần khác. Hiện tượng trầm cảm của học sinh ngày càng có diễn biến phức tạp, thậm chí, có những em vì vượt quá sức chịu đựng của bản thân đã dẫn tới nhiều hệ lụy đáng tiếc khác”.
SVVN - Hơn 2.000 học sinh đã được các chuyên gia tâm lý học đường, chuyên gia tuyển sinh gỡ rối trong áp lực học tập và cuộc sống, từ đó có suy nghĩ tích cực hơn, dễ dàng định hướng cho tương lai bản thân.
SVVN - Thành tích thi chuyển cấp không tốt khiến em phải vào Trung tâm Giáo dục thường xuyên (TT GDTX) học, trong khi anh họ đậu vào trường công tốp trên khiến em luôn bị so sánh và đối xử phân biệt. Việc so sánh làm em rất áp lực và suy nghĩ rất nhiều…
SVVN - Trước chi phí học tập hiện nay rất cao, chuyên gia khuyên các bạn học sinh cần cân nhắc, sở hữu tấm bằng gắn với ngành học yêu thích với chi phí thấp nhất và sớm "lấy lại" số vốn đã đầu tư.
SVVN - Áp lực vì các bạn có điểm số cao, học giỏi hơn mình; hoạt động hay chơi thể thao cũng hơn mình, em Minh Huy (học sinh lớp 10 Trường THPT Tân Bình, quận Tân Phú, TPHCM) gặp stress và nhiều lần muốn thoát ra nhưng không được.
SVVN - “Trên thực tế chúng ta cũng có những thắc mắc rằng mình có đang suy nghĩ quá mức hay không? Và “hội chứng overthinking” đem lại những khó khăn gì? Đây không phải câu hỏi riêng cho các bạn học sinh THPT mà còn là câu hỏi chung cho nhiều người trẻ”, ThS Tâm lý Phan Thị Mai Quyên nói.
SVVN - Học sinh THPT ở độ tuổi nhạy cảm, dễ tổn thương và gặp khó khăn khi định hướng nghề nghiệp cũng như chịu nhiều áp lực từ học tập, thi cử. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chưa được phát hiện và hỗ trợ tư vấn, điều trị kịp thời.
SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.
SVVN - Chuyên gia giáo dục Nguyễn Vinh Quang cho rằng, đứng trước lựa chọn ngành nghề, để biết có phù hợp với mình hay không, bạn trẻ cần cân nhắc xem trong cuộc sống có thấy thoải mái, đam mê và có thể dành nhiều thời gian cho ngành nghề đó hay không.
SVVN - Chỉ vì một dòng trạng thái vu vơ được đăng tải trên Facebook sau khi gặp vấn đề với gia đình, Y. đã bị công kích nặng nề qua những lời bình luận trên mạng. Hoang mang, Y. đã phải cầu cứu chuyên gia tâm lý.
SVVN - TS. xã hội học Phạm Thị Thúy cho rằng việc tư vấn tâm lý không chỉ cần với học sinh, mà phụ huynh và giáo viên cũng có những vấn đề tâm lý cần được lắng nghe, chia sẻ và giúp đỡ.
SVVN - Với mong muốn giúp các bạn học sinh, thầy cô có thêm kiến thức, kỹ năng để vượt qua những áp lực trong dạy và học lẫn trong cuộc sống, lễ ra mắt chương trình “Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học” được tổ chức tại trường THPT Marie Curie (TP.HCM).
SVVN - Bắt tín hiệu "ét-ô-ét" của teen về những bất ổn trong sức khỏe tinh thần, báo Tiền Phong phối hợp cùng AIA Việt Nam, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, Trường ĐH Mở TP.HCM triển khai thực hiện dự án “Hỗ trợ tâm lý học đường - Đưa chuyên gia đến với trường học”. Chiến dịch đã được ra mắt tại điểm trường đầu tiên là THPT Marie Curie, TP.HCM.
SVVN - Trước phiên họp toàn thể Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ I, năm 2023 diễn ra sáng nay (10/9), chiều 9/9, 263 đại biểu trẻ em đã thảo luận sôi nổi tại 8 tổ về 2 chủ đề: “Phòng, chống tai nạn thương tích, bạo lực, xâm hại trẻ em” và “bảo vệ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng”.
SVVN - Lần đầu tiên trong lịch sử có một Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em được tổ chức tại hội trường Diên Hồng, tòa nhà Quốc hội. Các em được đóng vai Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, các bộ trưởng để góp tiếng nói về phòng chống bạo lực, tại nạn thương tích, xâm hại và bảo vệ an toàn cho trẻ trên mạng.
SVVN - Khi đối diện với những trở ngại cuộc sống lẫn học tập, người trẻ thường có xu hướng suy nghĩ quá mức, thái quá (overthinking). Vậy “liều thuốc” nào giúp người trẻ giảm bớt tình trạng suy nghĩ quá mức, tăng cường “vắc xin tinh thần”?
SVVN - Ghi nhận từ Viện tâm thần, Bệnh viện Bạch mai cho thấy số ca đến khám, điều trị vì bạo lực học đường có tăng lên trong thời gian gần đây. Bạo hành không chỉ xảy ra đối với học sinh THPT, THCS mà còn có thể xảy ra đối với học sinh tiểu học, mầm non.
SVVN - Nguyễn Tiến Thọ sinh năm 1995 tại Thành phố Thái Bình. Chàng trai theo học ngành Bảo vệ Thực vật và là người thứ 22 tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam theo truyền thống của gia đình. Thế nhưng Tiến Thọ lại trở thành một người thầy giáo và đang là Trưởng bộ phận Công tác học sinh - Trường tiểu học Phenikaa.
SVVN - Học sinh dân tộc các tỉnh miền núi sẽ được hưởng lợi từ dự án "Phát triển Công tác xã hội và Tư vấn tâm lý trong trường học giai đoạn 2022-2024". Trong đó, đề cao việc xây dựng phòng tư vấn tâm lý học đường, đa dạng hóa hình thức tư vấn cho các em học sinh.
SVVN - Chuyên gia cảnh báo, bắt đầu năm học mới 2022-2023 sau đại dịch COVID-19, nhiều học sinh đối mặt nguy cơ trầm cảm, tự tử. Nhiều em nói rằng, đang phải học thêm rất nhiều và mất dần kết nối với cha mẹ.
SVVN - "Áp lực thi cử" là cụm từ quen thuộc năm nào cũng được nhắc tới nhưng nhiều người xem đây là những tâm lý bình thường mà bỏ qua những biểu hiện bệnh lý.
SVVN - Diễn đàn "Điều em muốn nói" diễn ra vào sáng 17/5 - cũng là thời điểm học sinh chuẩn bị đối mặt với các kỳ thi chuyển cấp. Đây là "cánh cửa" mở ra để teen bày tỏ nỗi lòng giấu kín. Qua đó, cha mẹ, thầy cô, các nhà quản lý cùng thấu hiểu, có cái nhìn thực tế trọn vẹn, sâu sắc hơn để đồng hành cùng các bạn học sinh trong chặng đường sắp tới.
SVVN - Rất nhiều những câu chuyện của bạn trẻ gặp phải các vấn đề tâm lý đã được chia sẻ tại buổi tọa đàm “Làm thế nào thoát khỏi nguy cơ rối loạn tâm lý học đường do ảnh hưởng COVID-19” do báo Tiền Phong tổ chức, sáng 4/3, tại trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, Q. 4, TP. HCM.
Body-shaming là sự xấu hổ khi bị chế nhạo ngoại hình, là sự chán ghét cơ thể, miệt thị bản thân khi bị chê bai ngoại hình. Và đáng lo ngại khi nhiều học sinh THPT tại TP.HCM rơi vào tình trạng này.