Tăng cường tuyên truyền về bình đẳng giới trong các trường dân tộc nội trú và bán trú

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Trong văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 đối với giáo dục dân tộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo 100% học sinh các trường, lớp bán trú và dân tộc nội trú phải được tuyên truyền kỹ năng sống, về giới và bình đẳng giới với nội dung và thời lượng phù hợp với lứa tuổi.

Cụ thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản hướng dẫn các sở Giáo dục và Đào tạo; các trường dự bị đại học; Trường Hữu Nghị 80, Trường Hữu Nghị T78, Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc về thực hiện nhiệm vụ năm học 2023-2024 đối với giáo dục dân tộc.

Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) yêu cầu tiếp tục thực hiện Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS giai đoạn 2018 - 2025”.

Bảo đảm mục tiêu 100% các trường, lớp bán trú và dân tộc nội trú được tuyên truyền kỹ năng sống, về giới và bình đẳng giới với nội dung và thời lượng phù hợp với lứa tuổi. Chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục; thực hiện hiệu quả công tác tư vấn tâm lý, công tác xã hội cho học sinh; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và địa phương trong quản lý, giáo dục học sinh, đặc biệt quan tâm đến đối tượng học sinh bán trú nhỏ tuổi sớm xa gia đình; tăng cường an ninh, an toàn trường học.

Tăng cường tuyên truyền về bình đẳng giới trong các trường dân tộc nội trú và bán trú ảnh 1
Các em học sinh trường Tiểu học Bó Kiếng (Sơn La). Ảnh: Dương Triều

Theo Bộ GD&ĐT, các các trường, lớp bán trú và dân tộc nội trú cần tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù đối với các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú.

Trong những năm học trước, công tác giáo dục về giới và bình đẳng giới tại các trường phổ thông nói chung, trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Trong đó, học sinh đã tiếp cận được những kiến thức pháp luật về bình đẳng giới, góp phần từng bước giúp các em hiểu rõ hơn vai trò, trách nhiệm của bản thân, gia đình và xã hội trong bình đẳng giới, đặc biệt là bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số. Từ sự chuyển biến trong nhận thức sẽ dẫn đến những chuyển biến trong hành động của các em về bình đẳng giới.

Cùng với đó, Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu các trường chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục; thực hiện hiệu quả công tác tư vấn tâm lý, công tác xã hội cho học sinh; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và địa phương trong quản lý, giáo dục học sinh, đặc biệt quan tâm đến đối tượng học sinh bán trú nhỏ tuổi sớm xa gia đình; tăng cường an ninh, an toàn trường học.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

TPO - Tại buổi Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình do Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa phối hợp tổ chức, nhiều tiểu phẩm đặc sắc, nhiều sáng kiến hay, nhiểu hoạt động thu hút.., đã giúp hội viên, phụ nữ và nhân dân nhận thức rõ hơn trách nhiệm tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới.