“Tể tướng Lưu gù Việt Nam” sắp lên sân khấu

Hội thảo về Lê Đại Cang ở Hà Nội.
Hội thảo về Lê Đại Cang ở Hà Nội.
TP - Ngày 16/12, hội thảo “Lê Đại Cang với bắc thành Hà Nội” đã công bố hai tác phẩm sân khấu và một trường ca về nhân vật truyền kỳ này.

Lê Đại Cang (1771 - 1847) quê gốc ở Bình Định nhưng có gần 20 làm quan tại Hà Nội.

Đây là một nhân vật lịch sử có cuộc đời thăng trầm “lên voi xuống chó”, tương tự Tể tướng Lưu gù. Lê Đại Cang từng làm đến chức Tổng đốc, nhưng cũng có hai lần bị giáng làm lính khiêng võng. Khi có công, mới được phục chức.

Từ năm 1828, ông được điều phụ trách Nha đê chính Bắc Thành, trực tiếp chỉ đạo đắp hệ thống đê công mới ở Bắc thành với 18 công trình lớn, hơn 1.000 công trình nhỏ. Câu nói nổi tiếng của Lê Đại Cang thời kỳ này cũng đã được ghi vào sử sách: “Đê tồn Cang tại, đê hoại Cang vong”.

Ông cũng từng được cử làm chủ khảo khoa thi hương ở trường thi Hà Nội. Trong số hơn 20 người đỗ cử nhân ở trường thi này có Cao Bá Quát được Lê Đại Cang chọn đỗ thứ hai nhưng sau bị triều đình đánh rớt.

Các nhà sử học đánh giá: những năm tháng ở Hà Nội là khoảng thời gian tươi đẹp nhất trong cuộc đời vị đại quan quê Bình Định nhưng là rể của Hà Nội như anh hùng dân tộc Quang Trung.

Tổng thời gian làm quan của Lê Đại Cang là 41 năm, kéo dài suốt cả ba triều vua Nguyễn: vua Gia Long, vua Minh Mạng và vua Thiệu Trị. Triều đình nhà Nguyễn lúc đó có 6 Bộ, ông đều kinh qua và có những đóng góp rất to lớn, phong phú trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, hành pháp, giáo dục, ngoại giao.

Khi hưu quan, Lê Đại Cang chỉ mang theo về một thanh đại đao và chiếc đòn khênh võng. Con cháu ông được dặn rằng: ba đời sau, làm nghề gì cũng được, trừ làm… quan.

Tuy vậy, cũng như nhiều nhân vật cự phách triều Nguyễn khác, Lê Đại Cang hầu như ít được nhắc đến hoặc nhắc đến rất sơ sài trong sử sách.

Sau một số hội thảo “chiêu tuyết” cho Lê Đại Cang, nhiều nhà văn, nhà thơ đã lấy cuộc đời ông làm cảm hứng sáng tác.

Nhà thơ Thanh Thảo đã hoàn thành và cho công bố trường ca “Người khiêng võng” (NXB Hội nhà văn, 2016). Bản trường ca được đánh giá cao trên văn đàn, được đề cử Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam nhưng nhà thơ Thanh Thảo xin rút vì bản thân ông là Chủ tịch hội đồng Thơ. Ngoài ra, hai kịch bản sân khấu về Lê Đại Cang cũng được công bố. Kịch bản tuồng “Hoạn lộ” của tác giả Nguyễn Sĩ Chức đã được tặng giải nhì kịch bản xuất sắc của Hội Nghệ sĩ Sân khấu VN năm 2016, được Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, TP Đà Nẵng nhận dàn dựng. Một kịch bản tuồng khác: “Quan khiêng võng” của tác giả Văn Trọng Hùng sẽ được Nhà hát tuồng Đào Tấn quê hương Lê Đại Cang đưa lên sân khấu trong năm 2018.

Tên Lê Đại Cang đã được đặt tên đường ở TP Quy Nhơn, một số thị trấn thị xã ở Bình Định và TP Châu Đốc, An Giang.

 GS Hoàng Chương đánh giá: “Lê Đại Cang đặc biệt không chỉ vì sự nghiệp lớn của ông, mà còn vì một nhân cách lớn, một bản lĩnh kẻ sĩ đáng kính. Đó là con người trọn đời coi thường lợi danh, phú quý không thể cám dỗ, nghèo khó không làm thay đổi, uy vũ không thể khuất phục, khi gặp thời, thành công không đắc chí, lúc sa cơ, thất bại không nản lòng, biết đứng dậy từ nơi vấp ngã, luôn ung dung tự tại để thấy vinh trong nhục, thấu phúc trong họa”.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Ngư dân treo cờ mới chuẩn bị đón Tết trên biển. Ảnh: Lệ Thủy

Tết giữa đại dương

TP - Trong khi người người, nhà nhà tất bật chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 với gia đình, thì ở cảng cá Thọ Quang (TP. Đà Nẵng), các ngư dân miền Trung cũng đang tất bật chuẩn bị cho chuyến đi biển dài ngày và đón một cái Tết nữa giữa đại dương.
Về Vĩnh Sơn nghe chuyện làng rắn

Về Vĩnh Sơn nghe chuyện làng rắn

TP - Làng rắn Vĩnh Sơn (xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) gắn liền với truyền thống săn bắt rắn tự nhiên của người dân vào mùa xuân ấm áp. Theo thời gian, nơi đây hình thành làng nghề truyền thống nuôi rắn, mang lại cuộc sống đủ đầy cho người dân.
Thuần hóa 'thủy quái' trên dòng sông chảy ngược

Thuần hóa 'thủy quái' trên dòng sông chảy ngược

TP - Trước đây trên dòng sông chảy ngược có vô số loài cá "khủng". Người dân tộc thiểu số nơi đây có cách săn cá độc đáo, vừa bắt được cá vừa bảo vệ dòng sông đã bao đời gắn bó với họ. Theo thời gian, loài cá này dần khan hiếm. Để bảo tồn loài cá quý, một số người dân tiên phong thuần hóa chúng ở ao hồ nước tĩnh. Bước đầu thành công đã giúp họ tăng thêm thu nhập, góp phần phát triển kinh tế của địa phương.
Nghiệp đoàn trắng đêm

Nghiệp đoàn trắng đêm

TP - Khi phố phường đã chìm vào giấc ngủ, chợ đầu mối Hòa Cường (TP Đà Nẵng) vẫn nhộn nhịp người và xe cộ vào ra. Gần Tết, đoàn xe nông sản khắp nơi đổ về nhiều hơn, đồng nghĩa với những người làm nghề cửu vạn quần quật từ đêm đến sáng giữa tiết trời mưa lạnh. Nghiệp đoàn bốc xếp vận chuyển trắng đêm ở chợ đầu mối dẫu nhọc nhằn, nhưng ai cũng gắng chịu rét để Tết ấm hơn.
Năm Tỵ nói chuyện làm giàu từ rắn

Năm Tỵ nói chuyện làm giàu từ rắn

TP - Lâm Đồng những ngày này, đất đỏ cao nguyên đang khoe sắc xanh của những cánh đồng cà phê. Nhưng ở một góc xã Quảng Trị, một câu chuyện khởi nghiệp mới mẻ lại đang tạo dựng những kỳ tích khác biệt. Đó là câu chuyện của gia đình chị Tô Thị Cúc, người đã thành công với mô hình nuôi rắn ráo trâu, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của cả vùng đất này.
Một số tranh làng Sình

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

TP - Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.
Phụ nữ dân tộc Thái tham gia khua luống

Nhịp điệu ấm no

TP - Đến với các thôn người Thái ở xã vùng biên giới tỉnh Đắk Lắk, những bản hoà tấu chứa đựng tâm hồn, tình cảm và cốt cách của người dân nơi này như níu chân lữ khách. Mảnh đất này luôn đong đầy những kỷ niệm đẹp về tình quân dân biên giới.
Bà Trương Thị Thống, Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất võng gai ở xóm Long Thọ, xã Giai Xuân chia sẻ về cách làm võng gai

Đung đưa nhịp võng gai người Thổ

TP - Từ những cây gai hoang dại mọc trong rừng, với sự sáng tạo cùng bàn tay tài hoa của những người phụ nữ đồng bào Thổ ở Tân Kỳ (Nghệ An) đã tạo nên chiếc võng tinh xảo, đặc sắc. Qua thời gian, nghề đan võng gai nơi đây bị mai một nhưng những người có tâm huyết vẫn giữ nghề, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của quê hương, của đồng bào dân tộc Thổ.
Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

TP - Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.