Thái Nguyên ra mắt nhiều ‘địa chỉ tin cậy’ cho phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Mô hình được thành lập với nhiệm vụ truyền thông cho cộng đồng về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình.

Thực hiện nội dung hoạt động của Dự án 8 “Thực hiện Bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em”, tháng 8 vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Thái Nguyên đã thành lập và ra mắt 7 mô hình “Địa chỉ tin cậy” tại các đơn vị thuộc Hội LHPN các huyện: Định Hóa, Đồng Hỷ, Phú Lương. Dự và chỉ đạo hội nghị tại xã Bảo Linh, huyện Định Hóa và xã Yên Trạch, huyện Phú Lương.

Mô hình “Địa chỉ tin cậy” được thành lập và vận hành với sự hỗ trợ từ nguồn kinh phí Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Thái Nguyên ra mắt nhiều ‘địa chỉ tin cậy’ cho phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số ảnh 1

Nhiều mô hình "địa chỉ tin cậy" được thành lập trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Hội LHPN tỉnh Thái Nguyên

Mô hình được thành lập với nhiệm vụ truyền thông cho cộng đồng về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới.

Mô hình “Địa chỉ tin cậy” ra đời sẽ hỗ trợ tại chỗ, kịp thời cho người bị bạo lực về chỗ ở, y tế, thực phẩm; giúp các nạn nhân bị bạo lực ổn định tâm lý và hỗ trợ thông tin pháp lý cho nạn nhân, đồng thời kết nối, chuyển gửi nạn nhân lên tuyến trên; Tổ chức các hoạt động tự giúp nhau trong thành viên mô hình hoặc hỗ trợ cộng đồng. Ban quản lý của các mô hình gồm từ 5-10 thành viên do lãnh đạo UBND xã/Hội phụ nữ xã hoặc lãnh đạo chính quyền thôn/xóm làm trưởng Ban quản lý (theo đặc thù của từng mô hình).

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.