Thăm nơi cố Tổng Bí thư Trần Phú để lại di huấn 'Hãy giữ vững ý chí chiến đấu'

Thăm nơi cố Tổng Bí thư Trần Phú để lại di huấn 'Hãy giữ vững ý chí chiến đấu'
TPO - Di tích Trại giam bệnh viện Chợ Quán (quận 5, TPHCM) là nơi cố Tổng Bí thư Trần Phú để lại lời di huấn: “Hãy giữ vững ý chí chiến đấu”. Những ngày này, nhiều người dân TPHCM thường xuyên tới thăm khu di tích đặc biệt này để dâng hương tưởng nhớ Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản.

Bệnh viện Chợ Quán (nay là Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TPHCM) là bệnh viện lâu đời nhất ở Sài Gòn, được xây dựng xong vào năm 1864. Bệnh viện chuyên điều trị các loại bệnh truyền nhiễm và bệnh tâm thần. Trong bệnh viện có khu trại giam để điều trị và xét hỏi các tù nhân. 

Năm 1931, đồng chí Trần Phú – Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương nay là Đảng Cộng sản Việt Nam đã bị thực dân Pháp giam giữ và trút hơi thở cuối cùng tại nơi đây.

Thăm nơi cố Tổng Bí thư Trần Phú để lại di huấn 'Hãy giữ vững ý chí chiến đấu' ảnh 1

Khu trại giam được bảo tồn gần như nguyên vẹn

Thăm nơi cố Tổng Bí thư Trần Phú để lại di huấn 'Hãy giữ vững ý chí chiến đấu' ảnh 2

Nơi đây cố Tổng Bí thư Trần Phú và nhiều nhà cách mạng tiền bối đã bị giam giữ tra khảo

Thăm nơi cố Tổng Bí thư Trần Phú để lại di huấn 'Hãy giữ vững ý chí chiến đấu' ảnh 3

Trại giam nằm trong bệnh viên là một hình thức giam giữ tàn khốc của thực dân Pháp.

Ngày 18/4/1931, đồng chí Trần Phú đã bị bắt tại nhà số 66 đường Champagne (nay là đường Lý Chính Thắng) – cơ quan ấn loát của Đảng. Ngày 26/8/1931, thực dân Pháp đưa ông đến trại giam trong bệnh viện Chợ Quán để điều trị bệnh. Tại đây, ông mang số tù 518431.
Thăm nơi cố Tổng Bí thư Trần Phú để lại di huấn 'Hãy giữ vững ý chí chiến đấu' ảnh 4 Khu trại giam nam, nơi cố Tổng Bí thư Trần Phú bị giam giữ trong căn phòng có 20 tù nhân.
Thăm nơi cố Tổng Bí thư Trần Phú để lại di huấn 'Hãy giữ vững ý chí chiến đấu' ảnh 5 Một phòng giam nữ 
Nằm chung phòng với đồng chí Trần Phú có đồng chí Nguyễn Văn Nhung, đồng chí Châu Văn Sanh (đã hy sinh), ông Hương quản Bồ ở Hóc Môn.
 Ngày 5/9/1931, do bị tra tấn dã man và mặc bệnh lao, sức khỏe đồng chí Trần Phú nguy kịch.
Theo tư liệu của khu di tích: "Ngày 6/9/1931, là ngày Chủ nhật, phòng cách ly không đóng cửa, đồng chí Nhung sang thăm, thấy đồng chí Trần Phú quá yếu, đồng chí đã kêu y tá đến cấp cứu, nhưng họ không biết. Biết đồng chí Trần Phú không qua khỏi, đồng chí Nhung ghé sát tai đồng chí Trần Phú hỏi: “Thứ Hai địch đưa tôi về khám, đồng chí có nhắn nhủ gì không?”. Dồn hết sức còn lại, đồng chí Trần Phú nói: “Hãy giữ vững ý chí chiến đấu”.
Đến 5 giờ chiều, y tá vào thay ca. Theo đề nghị của các đồng chí trong trại giam, y tá cho khiêng đồng chí Trần Phú qua trại giam cá nhân để tiện việc chăm sóc. Vì không có cáng, nên đồng chí Nhung, Hương quản Bồ và một người khác đã khiêng đồng chí bằng tay, chưa đến phòng cá nhân thì đồng chí Trần Phú tắt thở".
Thăm nơi cố Tổng Bí thư Trần Phú để lại di huấn 'Hãy giữ vững ý chí chiến đấu' ảnh 6 Tư liệu trưng bày trong di tích trại giam 
Thăm nơi cố Tổng Bí thư Trần Phú để lại di huấn 'Hãy giữ vững ý chí chiến đấu' ảnh 7 Tượng cố Tổng Bí thư Trần Phú tại di tích
Khu trại giam trong bệnh viện Chợ Quán đã được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử theo quyết định số 1288-VH/QĐ ngày 16/11/1988. Khu trại giam trong bệnh viện Chợ Quán được mở cửa để đón khách tham quan trong nhiều năm qua.
Vào thời điểm cuối tháng 8/2020, dịch bệnh COVID-19 nên khu di tích không mở cửa đón khách nhưng rất nhiều người dân từ các tỉnh thành khi tới TPHCM đã ghé thăm, thắp hương cho người Tổng bí thư đầu tiên. 
Thăm nơi cố Tổng Bí thư Trần Phú để lại di huấn 'Hãy giữ vững ý chí chiến đấu' ảnh 8

Du khách từ Thành phố Vinh, Nghệ An tới thắp hương cố Tổng Bí thư Trần Phú dịp Quốc khánh 2/9/2020

Thăm nơi cố Tổng Bí thư Trần Phú để lại di huấn 'Hãy giữ vững ý chí chiến đấu' ảnh 9

Hàng ngày, đặc biệt là các ngày lễ, Tết có rất đông người dân tới dâng hương tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Trần Phú tại Khu di tích trại giam Chợ Quán, quận 5, TPHCM, để tri ân sự hy sinh của ông vì sự nghiệp giải pháng dân tộc và như cầu mong cho quốc thái dân an. 

MỚI - NÓNG